Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn kỹ năng vẽ biểu đồ cơ bản Địa lý lớp 12 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý lớp 12

Bài tập vẽ biểu đồ là một phần quan trọng trong các bài thi kiểm tra cũng như trong các đề thi tốt nghiệp. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sau đây, Download.vn xin giới thiệu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn kỹ năng vẽ biểu đồ cơ bản Địa lý lớp 12.

Với các tài liệu này, sẽ giúp quý thầy cô, các cấp cán bộ quản lý phần nào đạt hiệu quả hơn trong giảng dạy và công tác. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đọc giả cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm
Hướng dẫn kỹ năng vẽ biểu đồ cơ bản Địa lý lớp 12

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1/ Tính cấp thiết của đề tài:

Từ thực tiễn của việc giảng dạy địa lí lớp 12 và thi tốt nghiệp THPT đối với bộ môn ở trong trường THPT Buôn Ma Thuột chính là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này.

2/ Tình hình nghiên cứu:

Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy thực hành - đặc biệt là thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ cho lớp 12 chưa thực sự được chú ý; trong khi đề kiểm tra và đánh giá, kể cả kỳ thi tốt nghiệp THPT đều có phần kiến thức này. Chính vì vậy phần thực hành kỹ năng vẽ trong chương trình địa lí lớp 12 thường không đạt kết qủa cao.

Trong các tài liệu tham khảo, có nhiều tác giả đã đề cập đến những kỹ năng làm bài thực hành, tuy vậy đến nay chưa có một giáo trình chuyên biệt nào giảng dạy riêng cho thực hành kỹ năng địa lí nói chung và việc vẽ biểu đồ nói riêng.

Việc nghiên cứu và thử nghiệm biện pháp hướng dẫn thực hành kỹ năng địa lí vẽ các loại và dạng biểu đồ cơ bản trong các bài tập địa lí lớp 12 có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách.

3/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài:

3.1. Mục đích, đối tượng:

* Mục đích:

- Hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ các loại và dạng biểu đồ địa lí trong chương trình SGK địa lí lớp 12.

- Góp phần nâng cao kết quả học tập, đặc biệt trong các bài kiểm tra chất lượng học kỳ và thi tốt nghiệp THPT của bộ môn Địa lí.

* Đối tượng nghiên cứu:

- Giáo viên trong việc giảng dạy.

- Học sinh trong việc học tập.

3.2. Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu phương pháp dạy thực hành vẽ các loại và dạng biểu đồ.

- Đưa ra những nguyên tắc chung về thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ cơ bản trong chương trình địa lí lớp 12 qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân.

3.3. Phạm vi của đề tài:

- Các bài tập thực hành trong chương trình SGK địa lí lớp 12.

- Giới hạn trong phương pháp dạy học thực hành kỹ năng địa lí: Vẽ các loại và dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình địa lí lớp 12.

3.4. Giá trị sử dụng của đề tài:

- Đề tài có thể ứng dụng hoặc làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy địa lí nói chung và hướng dẫn thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ trong chương trình địa lí lớp 12 nói riêng ở trường THPT Buôn Ma Thuật

- Làm tài liệu tham khảo học tập, ôn luyện thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH-CĐ cho học sinh 12.

4/ Phương pháp nghiên cứu:

- Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy địa lí lớp 12 và chấm thi tốt nghiệp THPT, chấm thi Đại học khối C trong nhiều năm.

- Phương pháp thử nghiệm.

- Các phương pháp có liên quan đế

PHẦN II: NỘI DUNG, KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

1/ Cơ sở của việc lựa chọn đề tài:

1.1. Khái quát về chương trình địa lí lớp 12:

* Bài mở đầu + 4 chương:

- Chương I: 3 tiết (các nguồn lực)

- Chương II: 10 tiết (các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể)

- Chương III: 8 tiết (các vấn đề kinh tế - xã hội trong các vùng)

- Chương IV: 3 tiết (Việt Nam trong mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á)

* Nội dung chương trình chủ yếu là các bài lí thuyết, ở cuối mỗi bài thường có từ 3 - 4 câu hỏi bài tập. Trong đó có khoảng > 50% câu hỏi tái hiện và mở rộng kiến thức, 25% câu hỏi suy luận, < 25% câu hỏi về kỹ năng (trong đó vẽ biểu đồ khoảng 10%)

1.2. Hiện trạng dạy và học địa lí lớp 12:

- Với nội dung và thời lượng như trên thì việc giảng dạy chủ yếu nghiêng về mặt lí thuyết và giảng dạy theo các phương pháp sau:

+ Nêu vấn đề.

+ Thuyết trình.

+ Trực quan.

+ Thảo luận nhóm.

- Vấn đề thực hành vẽ biểu đồ trong chương trình lớp 12 không đề cập đến trong 1 tiết dạy cụ thể nào mà chủ yếu là nằm ở phần bài tập (10 %) . Trong khi kiến thức lí thuyết của các bài họpc rất dài, giáo viên không còn thời gian hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ. Tuy học sinh đã được học ở lớp 11, nhưng lên lớp 12 những kỹ năng đó phần nào đã không còn nắm chắc, trong khi đến thời điểm này về phần thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ đối với học sinh lớp 12 đã phải hoàn thiện (phải vẽ nhanh, đúng, chính xác, đầy đủ và đẹp) .

* Để đảm bảo đạt được kết quả cao trong việc học tập bộ môn, các thầy cô giáo cần phải tự bố trí thời gian nhất định và phù hợp để hướng dẫn học sinh thực hành những kỹ năng cơ bản về vẽ biểu đồ thường gặp trong các bài thi chất lượng học kỳ và thi tốt nghiệp bộ môn. Đồng thời phát huy được khả năng vẽ biểu đồ nói chung và vẽ biểu đồ địa lí nói riêng.

1.3. Khái quát chung về kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí trong chương trình cấp THPT:

* Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một đại lượng (hoặc so sánh động thái phát triển của 2-3 đại lượng) ; so sánh tương quan về độ lớn của 1 đại lượng (hoặc 2-3 đại lượng) ; thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của 1 tổng thể.

* Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên là phải nắm hiểu đặc điểm của từng loại và dạng biểu đồ, sau đó xem xét kĩ bảng số liệu và phần yêu cầu cụ thể của đề bài (có thể nói: đây là 3 căn cứ cơ bản và khoa học để chọn nhanh, đúng loại và dạng biểu đồ thích hợp nhất) .

* Tuy vậy, bất kỳ một biểu đồ nào sau khi vẽ xong cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

+ Tính khoa học (chính xác)

+ Tính trực quan (đúng, đầy đủ)

+ Tính thẩm mỹ (rõ ràng, đẹp) .

1.4. Các loại biểu đồ thường gặp trong chương trình dạy và học địa lí:

- Biểu đồ đường (đồ thị): bao gồm các dạng: 1 đường, 2 hoặc 3 đường trong cùng 1 biểu đồ.

- Biểu đồ cột: bao gồm các dạng: cột đơn (1 đại lượng); cột nhóm (nhiều đại lượng); cột chồng (cơ cấu thành phần của một tổng thể).

* Đối với mỗi loại và dạng biểu đồ, quá trình thực hành chọn vẽ khác nhau, do vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm chắc các thao tác và nguyên tắc vẽ của từng loại và dạng.

2/ Hướng dẫn thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ trong chương trình SGK Địa lí lớp 12:

2.1. Đặc điểm của các loại và dạng biểu đồ

1. Biểu đồ đường (đồ thị): thường được sử dụng để thể hiện một tiến trình, động thái phát triển (tăng giảm, biến thiên) của một đại lượng, 2 hoặc 3 đại lượng (hiện tượng) qua thời gian.

a/ Biểu đồ thể hiện 1 đại lượng: Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc (1 trục tung và 1 trục hoành), (vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc tương đối (%) - thường là tuyệt đối) .

b/ Biểu đồ thể hiện 2 hoặc 3 đại lượng:Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc (2 trục tung và 1 trục hoành), (vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc tương đối (%).

2.Biểu đồ cột (thanh ngang):có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn của 1 đại lượng, 2 đại lượng hoặc nhiều đại lượng, hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. (Tuy nhiên thường hay được sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa (1), các đại lượng).

a> Biểu đồ cột đơn: thể hiện tương quan độ lớn của 1 đại lượng qua thời gian. Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, thường vẽ ở giá trị tuyệt đối.

b> Biểu đồ cột nhóm: thể hiện tương quan độ lớn của 2 hoặc 3 đại lượng qua thời gian. Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, vẽ ở giá trị tuyệt đối, gộp 2 hoặc 3 đại lượng trong một năm lại làm một nhóm, (năm thứ nhất - nhóm thứ nhất, năm thứ hai -nhóm thứ hai, năm thứ ba - nhóm thứ ba …).

c> Biểu đồ cột chồng: thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể và so sánh tổng thể đó qua nhiều năm. Có thể vẽ trong hệ trục tọa độ hoặc không dùng hệ trục tọa độ vuông góc, vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc giá trị tương đối (%) - thường là giá trị tương đối

3. Biểu đồ hình - hình học (thường dùng hình tròn): thường dùng để thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của một tổng thể. Chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%).

a> Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể trong 1 năm. Xử lí số liệu và chuyển sang số %, vẽ 1 hình tròn cho năm đó.

b> Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể qua 2 năm, hoặc 3 năm (tối đa là 4 năm, thông thường là 3 năm): Xử lí số liệu và chuyển sang số %, vẽ 2 hình tròn cho 2 năm, 3 hình tròn cho 3 năm, (chú ý đặt 2, (3) hình tròn ngang nhau và tính toán - xác định bán kính (r) của 2,(3) năm đó.

4. Biểu đồ kết hợp (cột và đường): thường gồm 1 cột + 1 đường để thể hiện cả động thái phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng (biểu đồ cột thể hiện tương quan độ lớn, biểu đồ đường thể hiện động thái phát triển) qua thời gian. Chỉ vẽ được ở giá trị tuyệt đối.

5. Biểu đồ miền (thực chất là biểu đồ đường (đồ thị): thường được sử dụng để thể hiện cả cơ cấu và động thái phát triển của một đối tượng (1 tổng thể) qua thời gian, chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%).

2.2. Cách chọn loại, dạng biểu đồ nhanh - đúng:

E: . Nguyên tắc chung:

a> Căn cứ vào đặc điểm của các loại và dạng biểu đồ đã biết (bằng cách ghi nhớ, thuộc) .

b> Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, trong bảng số liệu đã thể hiện tên đại lượng, bao nhiêu đại lượng, giá trị tuyệt đối hay tương đối, thời gian -bao nhiêu năm, các số liệu cụ thể như thế nào….

c> Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề (phần chữ viết) để xem yêu cầu gì? có thể hiện sự biến thiên không? Tăng, giảm như thế nào? thời gian được ghi như thế nào? ví du 1989 - 2000 sẽ khác với cách ghi 1989 / 2000 (Một bên thể hiện thời gian từ 1989 đến 2000, còn một bên thể hiện thời gian 2 năm: năm 1989 và năm 2000); có so sánh độ lớn không? có so sánh cơ cấu không? đề bài có lưu ý, chú giải, chú thích gì không? …

(Sự kết hợp đồng thời cả 3 căn cứ trên cho phép chúng ta xác định một cách nhanh chóng và chính xác. Việc ghi nhớ là quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là vừa kết hợp vừa loại bỏ dần các loại, dạng biểu đồ không thích hợp để chọn loại, dạng biểu đồ đúng.

E: Các ví dụ minh họa cụ thể cho việc chọn loại và dạng biểu đồ:

Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:

Bảng cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (% GDP tính theo giá hiện hành):

Khu vực sản xuất198519901995
Nông-Lâm-Ngư40,238,727,2
Công nghiệp-xây dựng27,322,728,8
Dịch vụ32,538,644,0

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước qua một số năm trên

Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau:

Bảng tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế (%)

Khu vực sản xuất1985198919901995199619971998
Nông-Lâm-Ngư40,242,138,727,227,226,225,8
Công nghiệp-xây dựng27,322,922,728,830,731,232,5
Dịch vụ32,535,038,644,042,142,641,7

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước từ 1985 -1998

* Ví dụ 1 ta chọn biểu đồ hình tròn: 3 hình tròn thể hiện 3 năm 1985/1990/1995, đặt ngang nhau, bán kính 3 hình tròn khác nhau. Lí do chọn: thể hiện cơ cấu của một tổng thể qua 3 năm, số liệu %, có 3 loại biểu đồ thể hiện cơ cấu (hình cột, hình tròn, miền), biểu đồ miền không hợp lí, vì không yêu cầu thể hiện động thái phát triển, mặt khác biểu đồ miền không thể vẽ được ở số liệu thời gian chỉ có 3 năm (4 năm trở lên), chỉ còn biểu đồ cột và biểu đồ tròn thì biểu đồ cột không chỉ thể hiện 3 cột chồng trong thời gian 3 năm của 1 loại đại lượng…Nên ở đây biểu đồ hình tròn là hợp lí nhất.

* Ở ví dụ 2, ta lại chọn biểu đồ miền, chứ không phải biểu đồ tròn…Trước hết biểu đồ tròn không thể hiện nhiều năm, không thể hiện được động thái phát triển của cơ cấu tổng sản phẩm qua nhiều năm; biểu đồ miền vừa thể hiện được cơ cấu tổng sản phẩm trong từng năm lại vừa thể hiện động thái phát triển của tổng sản phẩm qua thời gian, vừa đúng với bảng số liệu lại vừa phù hợp với yêu cầu của đề bài.

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm