Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học để nâng cao chất lượng giáo dục Mẫu sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học hay

Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, khéo léo đưa kĩ năng sống vào các tiết học thật sinh động, tạo hứng thú cho học sinh.

Ở lứa tuổi Tiểu học, các em còn non nớt, thiếu nhiều kinh nghiệm sống nên rất dễ bị lạm dụng, bị tổn thương, bị tai nạn thương tích, bị lôi kéo vào các hành vi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của các em. Vậy mời thầy cô tham khảo thêm biện pháp rèn kỹ năng đọc, ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học để có thêm nhiều kinh nghiệm.

Lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh

I. PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, trong sáng, thích tìm tòi khám phá cái mới, hay bắt chước, đặc biệt là bắt chước những người mà các em yêu quý, thần tượng như các thầy cô giáo, các anh chị phụ trách. Việc hình thành các kỹ năng, hành vi và thói quen tích cực cho các em ở lứa tuổi này dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với cho học sinh ở các cấp học trên. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, các em còn non nớt thiếu nhiều kinh nghiệm sống nên rất dễ dàng bị lạm dụng, bị tổn thương, bị tai nạn thương tích, bị lôi kéo vào các hành vi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của các em. Do vậy, việc giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và quan trọng đặc biệt.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỷ 21: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Vì vậy việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học nói riêng và học sinh phổ thông nói chung chính là nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp với định hướng đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông.

Học sinh tiểu học còn rất non nớt về kinh nghiệm sống, KNS. Nếu không được giáo dục KNS, các em sẽ thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin (hoặc hiếu thắng); dễ bị vấp váp trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh; không biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy khi gặp khó khăn; thiếu khả năng phân tích, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thường khó khăn, lúng túng, có thể sai lầm trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thiếu khả năng tự bảo vệ, do đó các em có thể sẽ bị lạm dụng, bị tổn thương , bị tai thương tích, dễ bị lôi kéo vào những hành vi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của các em….

Với mong muốn con em mình tự tin hơn trong giao tiếp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và bạn bè, có tư duy toàn diện để sẵn sàng hòa nhập với môi trường mới, suy nghĩ tích cực trong cuộc sống cho nên tôi đã nghiên cứu tìm tòi và quyết định chọn đề tài “Lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh” làm sáng kiến kinh nghiệm năm học …..

I.2. MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Học sinh lớp 4A do tôi chủ nhiệm có 27 học sinh, trong đó có 3 em học sinh dân tộc thiểu số. Đa số các em biết tự tìm tòi để nghiên cứu lĩnh hội tri thức mới, biết chủ động rèn các kĩ năng sống, xác định được điểm mạnh điểm yếu của bản thân, biết khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu mà các em muốn đạt. Các em cũng biết tư duy và tư duy một cách sáng tạo. Tuy nhiên trong số đó cũng có không ít các em chưa biết tạo cho bản thân những kĩ năng cần thiết, kĩ năng sống tối thiểu mà mỗi một học sinh cần đạt được. Bởi lẽ các em sống trong sự bao bọc của gia đình, thiếu thực tế, có số em bị gia đình bỏ rơi không quan tâm …các em không biết xử lí trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống, không biết quản lí thời gian, không biết xây dựng cho mình một kế hoạch, chưa biết khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu.

Chính vì vậy mục đích của đề tài nghiên cứu này là thông qua các giờ dạy – học ở các bộ môn, GV chú trọng rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản, các bộ môn TV , Lịch Sử, Đạo đức , khoa học rất có lợi thế trong vấn đề “Rèn kĩ năng sống cho học sinh” như ở bộ môn TV giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp như tinh thần đoàn kết, tình thương người, những kĩ năng giao tiếp ứng xử…Môn Đạo đức có thể nói là bộ môn trực tiếp rèn luyện kĩ năng sống cho các em gắn với việc dạy học đạo đức, kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, các kỹ năng hoạt động tập thể. Môn lịch sử giúp các em có cách nhìn nhận đánh giá lịch sử đúng với giá trị truyền thống lịch sử để các em có ý thức sống tốt hơn có kĩ năng xử lí mọi tình huống một cách thành thạo hơn ở hiện tại...

I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu đề tài này, tôi tìm hiểu thực trạng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh của học sinh trường Tiểu học …. Trên cơ sở đó rút ra được một số kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp giúp cho quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh hoàn thiện về những kĩ năng sống cho các em. Chính vì vậy mà đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lớp 4A, trường Tiểu học …. .

I.4. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu về việc “Lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh” trong quá trình dạy học lồng ghép với các hoạt động khác, cần có sự phối hợp chặt chẽ để thầy cô giáo, nhà trường và gia đình giáo dục, định hướng cho các em đạt kết quả cao. Các em không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. các em cũng là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội là “ công dân toàn cầu” trong tương lai.

Vì điều kiện và thời gian có hạn, tôi chỉ nghiên cứu thực trạng xử lí tình huống của học sinh lớp 4A trường tiểu học ….

I.5. Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp khảo sát:

Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tiến hành khảo sát thực trạng về kĩ năng sống của học sinh trong lớp 4A để nghiên cứu và phân tích nội dung của đề tài.

2. Phương pháp phân tích.

Dựa trên những số liệu đã được khảo sát và phân loại, kết hợp với luận chứng của đề tài. Tôi tiến hành phân tích các yếu tố nhằm đưa ra những lý giải của vấn đề.

3. Phương pháp tổng hợp:

Khi đã có những tư liệu thu thập được qua khảo sát tại trường ….., kết hợp với chứng cứ đã được phân tích. Tôi tiến hành tổng hợp và kết luận về nội dung nghiên cứu. Từ đó có cơ sở để đề xuất một số ý kiến về biện pháp xây dựng kĩ năng sống cho học sinh lớp 4A, trường …….

Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

II. PHẦN NỘI DUNG

II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong những năm gần đây, ngoài quan tâm vấn đề giáo dục các môn văn hóa thì giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng đang được các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục chú trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Trong đó đóng vai trò chủ đạo là gồm một số phương pháp như sau.

Kỹ năng giao tiếp

Mục đích của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học: Giúp học sinh biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp (với bạn cũng trang lứa, với thầy cô và người lớn...), biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, biết các đặt câu hỏi với thầy cô giáo và người lớn với các vấn đề chưa hiểu rõ, biết nói ra chủ kiến, chính kiến của bản thân…

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Học sinh tiểu học cần có khả năng tự chăm sóc bản thân: Tự lập trong việc mặc quần áo, đi giày, ăn uống, vệ sinh cá nhân... Ngoài ra, học sinh tiểu học cần biết cách phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức khỏe, đồng thời trẻ biết ăn đa dạng các loại thực phẩm để đủ chất cho sự phát triển của cơ thể.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp học sinh biết cư xử linh hoạt đối với các tình huống bất ngờ phát sinh trong cuộc sống, thích nghi với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, biết bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực của cuộc sống, cách giải quyết vấn đề khi bị người khác bắt nạt hoặc gặp kẻ xấu…

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân

Mục đích của kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân là: Trang bị cho học sinh khả năng vượt qua sợ hãi, kiềm chế sự nóng giận,…

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm giúp học sinh học tập, chung sống tốt trong môi trường tập thể. Học sinh sẽ có những kỹ năng: lắng nghe ý kiến của mọi người, đóng gọp ý kiến vì một mục tiêu chung; lãnh đạo nhóm.

Hình thành các giá trị sống cho học sinh

Từ những kỹ năng sống được trang bị, dần dần hình thành các giá trị sống cho học sinh tiểu học. Theo các tổ chức về giáo dục giá trị sống trên thế giới và Việt Nam thì có 12 giá trị sống là: Giản dị, Hòa bình, Hạnh phúc, Hợp tác, Khiêm tốn, Khoan dung, Tự do, Thương yêu, Trách nhiệm, Trung thực, Đoàn kết, Tôn trọng; được xếp ngang hàng với nhau.

Hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học mới chỉ đang dừng lại ở việc tích hợp và lồng ghép vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc tích hợp và lồng ghép này sẽ có những hạn chế nhất định trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đồng thời, số lượng học sinh trong mỗi lớp tương đối đông, nên việc giáo viên bám sát sự phát triển về tính cách, cá tính của từng học sinh một gặp rất nhiều khó khăn. Nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng sống đầy đủ và chuyên sâu nhất, đồng thời giúp các con phát triển nhân cách toàn diện nhất.

II.2. THỰC TRẠNG:

a. Thuận lợi – Khó khăn:

* Thuận lợi:

Ở lớp 4A có 26 học sinh, 5 học sinh dân tộc thiểu số. đa số học sinh ngoan, lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo và đoàn kết với bạn trong lớp học. Số lượng học sinh giỏi chiếm tỷ lệ cao, các em rất mạnh dạn và tự tin trước tập thể. Điều này rất thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp kĩ năng làm việc nhóm và lồng ghép việc xây dựng kĩ năng sống cho các em.

* Khó Khăn:

Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như số học sinh có hoàn cảnh gia đình nghèo trong lớp chiếm tỷ lệ khá cao, một số gia đình phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình. Dẫn đến các em còn nhút nhát chưa thật mạnh dạn trong việc cùng với bạn tham gia phát biểu xây dựng bài, góp ý cho nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 27
  • Lượt xem: 182
  • Dung lượng: 324,4 KB
Sắp xếp theo