Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 3 năm 2022 - 2023 (10 môn)
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới những lời nhận xét, góp ý cho 10 môn: Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Công nghệ, Tin học, Tiếng Anh, Mĩ thuật lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Với những nội dung đề nghị chỉnh sửa, lý do đề xuất rất chi tiết sẽ góp phần đưa ra những ý kiến để cải thiện bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống thật tốt trước khi đưa vào giảng dạy. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 KNTT
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - Mẫu 1
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - Mẫu 2
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Toán
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Mĩ thuật
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Anh
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tin học
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Âm nhạc
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Đạo đức
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên và xã hội
- Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Công nghệ
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - Mẫu 1
TRƯỜNG TIỂU HỌC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3
Năm học: 2022 - 2023
STT | Tên sách | Nhà xuất bản | Ưu điểm | Hạn chế | Ghi chú |
1 | Toán 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Hình ảnh và màu sắc đẹp, phong phú. Font chữ phù hợp với HS. - Mạch kiến thức dàn trải từ dễ đến khó. Cấu trúc các bài tập hợp lí, logic. | - Một số bài có quá nhiều hình vẽ con vật, hoa quả,… gây rối mắt và mất tập trung của học sinh |
|
2 | Tiếng Việt 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Sách trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ hấp dẫn. | - Kênh chữ của sách, lượng kiến thức cung cấp trong mỗi bài ở hoạt động "Đọc và mở rộng" quá cao so với học sinh. |
|
3 | Đạo đức 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. - Các tiết học tách riêng biệt từng nội dung giáo dục cụ thể. - Các bài học đều được định hướng cho học sinh bằng khung mục tiêu của bài. - Trình tự bài học rõ ràng: + Học sinh được nghe kể + Quan sát tranh + Luyện tập + Vận dụng - Nội dung bài học Đạo đức được tích hợp với các phân môn khác như: Tiếng Việt - Phần ghi nhớ, tóm tắt, khắc sâu bài học, hành vi đạo đức bằng những bài thơ hay, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống - Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ. | - Một số bài màu nền đậm kênh chữ chưa rõ |
|
4 | Tự nhiên và Xã hội 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên. - Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS. - Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức. - Có nhiều hoạt động thực hành tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức. - Cách sắp xếp các hoạt động trong bài học mới mẻ và khoa học với các mục “ Hãy cùng tìm hiểu”, “ Hãy cùng nhau”; Nội dung bài được chia thành các mục nhỏ theo tiến trình hoạt động: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài tập.
| - Nội dung có bài thể hiện khá dài. - Có nhiều câu hỏi hoặc yêu cầu cao trong 1 hoạt động. |
|
5 | Hoạt động trải nghiệm 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Nội dung phù hợp với khung chương trình đã đưa ra. | Một số bài có hoạt động ở trường có thể thay bằng tranh ảnh thật. |
|
6 | Công nghệ 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Không |
|
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - Mẫu 2
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Tuần 2 | T25 | + Phần viết sáng tạo ở một số bài khó với HS. Viết đoạn văn kể lại sự việc đã tham gia cùng người thân | Kể lại việc em đã làm cùng với người thân. | Học sinh dễ hiểu hơn |
Tuần 3 | Viết đoạn văn kể lại một sự việc người thân đã làm. | Viết đoạn văn kể lại một việc người thân đã làm mà em được chứng kiến | Nội dung cụ thể hơn | |
Tuần 4 | T41 | Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người bạn. | Viết đoạn văn về một người bạn thân của em | Nội dung đoạn văn đơn giản hơn |
Tuần 5 | T50 | Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người mà em yêu quý | Viết một đoạn văn về một người mà em yêu quý | Nội dung đoạn văn đơn giản hơn |
Tuần 11, 12 | T90 | + Bài đọc dài đối với học sinh lớp 3 + Câu hỏi phần bài đọc nhiều. | Bớt câu hỏi | Đơn giản kiến thức |
Bài 18 | T89 | Phần luyện tập yêu cầu cao đối với HS. Câu hỏi “ Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.” | Câu khiến dùng để làm gì? Khi viết câu khiến cần lưu ý điều gì? | Giúp học sinh dễ hiểu hơn |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Toán
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
- Bài tập 1 và 2 trang 60 | trang 60 | + Kênh hình nhiều. + Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà. + Trong một bài tập đưa ra nhiều yêu cầu + Phần hình học: Kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trìu tượng, khó với học sinh. ( VD: Bài 4 trang 118). | Nên giảm bớt kênh hình - Nên đưa ra it yêu cầu ở bài tập ( VD bài tập 1 và 2 tiết luyện tập trang 60.) | Học sinh sẽ nắm bắt được kiến thức dễ hơn và không bị quá tải về lượng kiến thức yêu cầu trong một bài học. |
Bài 4 | Trang 118 | + Phần hình học: Kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trìu tượng, khó với học sinh. | Nên giảm bớt lượng kiến thức. Kênh hình cần rõ ràng tránh trìu tượng đối với học sinh | Học sinh sẽ nắm bắt được kiến thức dễ hơn |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Mĩ thuật
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
- Chủ đề 1: Em yêu Mĩ thuật - Chủ đề 5: Một số vật liệu sử dụng trong thực hành, sáng tạo mĩ thuật | 5 28 | Nội dung trùng hợp | - Gộp chủ đề. - Phần nội dung tìm hiểu nên giới thiệu các chất liệu để tạo nên sản phẩm mĩ thuật. | Nội dung trùng hợp |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Anh
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Unit 6 Our School | Trang 49 4. Read and complete | Các từ cho sẵn: art, classroom, our, go | Thay các từ cho sẵn: art, classroom, school, music | Để cho bài đọc gắn liền với chủ đề bài học về ngôi trường. |
Unit 8 My School Things | Trang 57 4. Listen and tick | Hình ảnh hoạt hình về các đồ dùng học tập | Thay bằng hình ảnh thật, ảnh chụp về các đồ dùng học tập | Giúp cho bài học thêm sinh động, gần gũi với học sinh. |
Unit 10 Break time activities | Trang 68, 69, 2. Listen, Point and say 4. Listen and tick | Hình ảnh hoạt hình về các hoạt động trong giờ ra chơi. | Thay bằng hình ảnh hoạt hình về các hoạt động trong giờ ra chơi. | Giúp cho bài học thêm sinh động, gần gũi với học sinh. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tin học
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Máy tính và em
| 15/9 | Em hãy chỉ ra hai đặc điểm khác so với máy tính để bàn
| Em hãy chỉ ra hai đặc điểm khác so với máy tính để bàn
| Vì có nhiều hơn hai đặc điểm khác nhau |
Luyện tập sử dụng chuột
| 59/1
|
| Nên đưa bài này lên chương đầu tiên | HS lớp 3 phải làm quen chuột trước, biết cách sử dụng chuột mới làm được những việc khác. |
Máy tính và em
| 14/13
| Ngoài các bộ phận kể trên....loa để phát âm thanh từ máy tính
| Bổ sung thêm máy in, máy scan, tai nghe
| Vì ngày nay máy tính còn kết nối với nhiều các thiết bị khác |
Bài 4: Làm việc với máy tính
| 21 | Thực hành làm việc với máy tính: kiến thức mới lồng ghép vào phần thực hành | Nên tách kiến thức mới cho học sinh tìm hiểu trước sau đó cho phần thực hành riêng biệt không nên lồng ghép với kiến thức mới. | Khi vào thực hành học sinh sẽ không bị rối |
Bài trình chiếu của em
| 54/7
| Phần luyện tập
| Nói rõ yêu cầu là gõ chữ có dấu hay không
| Học sinh chưa học gõ chữ có dấu
|
Bài 2: Xử lí thông tin
| 12
| Câu 2: Khi nhấn vào nút dấu cộng (+) của bếp từ, bếp đã nhận được thông tin gì và đã quyết định hành động như thế nào?
| Câu 2: Khi bật nút Cook của nồi cơm điện, nồi cơm điện đã nhận được thông tin gì và đã quyết định hành động như thế nào?
| HS lớp 3 còn nhỏ chưa sử dụng được bếp từ. Nhiều gia đình chưa có bếp từ HS khó trả lời câu hỏi. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Âm nhạc
a. Ưu điểm:
- Sách được in màu, nhiều hình ảnh thực tế gây hứng thú cho học sinh.
- Bố cục rõ ràng, rành mạch.
- Sách có tính mở, giáo viên có thể lựa chọn các nội dung, kết cấu bài học để thực hiện các hoạt động dạy học phù hợp.
- Các bài học được thiết kế theo các chủ đề khác nhau.
- Nội dung phong phú: gồm 6 nội dung Khám phá, Nghe nhạc, Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm
- Mỗi bài học đều được khai thác các hình ảnh, chất liệu, tiết tấu gần gũi trong đời sống.
- Học sinh được thực hiện với các loại nhạc cụ mới.
- Học sinh được tham gia các trò chơi, được tương tác nhiều với giáo viên, các bạn.
- Học sinh được tiếp cận với nhiều âm thanh gần gũi.
- Sách có tính kế thừa sách giáo khoa Âm nhạc 2.
b. Hạn chế:
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất/ Ghi chú |
Chủ đề 1: LỄ HỘI ÂM THANH Chủ đề 4: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA | Trang 12 Trang 30 | Mục 2 đọc tên các nốt nhạc theo ký hiệu bàn tay với 2 hình tiết tấu Vận dụng sáng tạo: ở nội dung 1: Nghe và vận động nhanh chậm theo giai điệu | Đề nghị điều chỉnh các thế tay cho phù hợp với hình tiết tấu có hình móc đơn Đề nghị cho trích đoạn hoặc bài nhạc cụ thể để hs dễ vận động. | Khó thực hiện với học sinh khi đọc các nốt nhạc theo thế tay - Câu nhạc ngắn HS không thể hiện được |
Chủ đề 5: KHÁC CA CHAN HÒA | Trang 32, 33 | Học bài hát “Đón xuân về”.. dân ca Giáy | Nên thay bài hát phù hợp với HS | Khó hát với HS lớp 3 |
Chủ đề 8: VUI ĐÓN HÈ | Trang 55 | Phần đọc mẫu tiết tấu “ta ta..” chữ màu hồng | Nên thay chữ màu khác cho nổi bật lên | Để dễ nhìn hơn |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề: Nếp sống đẹp | 18/5 | Chữ trong thời gian biểu bị nhòe, không rõ | Chỉnh sửa hình ảnh, chữ rõ ràng hơn | Học sinh khó đọc được chữ |
Chủ đề: Gia đình yêu thương | 56/2 | Hình minh họa chưa đánh số thứ tự | Hình minh họa nên đánh số thứ tự | Gây khó khăn khi giáo viên yêu cầu học sinh quan sát |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Đạo đức
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Tự hào tổ quốc Việt Nam | Trang 15 vận dụng 3 | Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ về niềm tự hào được là người Việt Nam | Em hãy nêu suy nghĩ của mình về niềm tự hào được là người Việt Nam | Yêu cầu cao viết đoạn văn với học sinh lớp 3 đầu năm |
Quan tâm hàng xóm láng giềng | Trang 18 dòng 1 | Biết tin chồn mẹ bị ốm những người hàng xóm đã làm gì? | Những ai là hàng xóm của chồn mẹ? Khi biết tin chồn mẹ bị ốm họ đã là gì? | Giúp học sinh liệt kê từng người hàng xóm và việc làm của họ dễ hơn |
Giữ lời hứa | Trang 30 thảo luận 3 | Màu chữ là màu trắng. | Thay đổi màu nền hoặc màu chữ. | Màu nền làm cho chữ không rõ khó đọc. |
khám phá bản thân | Trang 47 luyện tập 4 | Màu chữ là màu trắng. | Thay đổi màu nền hoặc màu chữ. | Màu nền làm cho chữ không rõ khó đọc. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên và xã hội
Tên tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Phan Thanh Hà, Đào Thị Hồng, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Thị Thanh Thủy
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
a. Ưu điểm
- SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên.
- Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS.
- Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức.
- Có nhiều hoạt động thực hành tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức.
- Cách sắp xếp các hoạt động trong bài học mới mẻ và khoa học với các mục “ Hãy cùng tìm hiểu”, “ Hãy cùng nhau”; Nội dung bài được chia thành các mục nhỏ theo tiến trình hoạt động: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài tập.
b. Tồn tại
- Nội dung có bài thể hiện khá dài.
- Có nhiều câu hỏi hoặc yêu cầu cao trong 1 hoạt động. (hoạt động ở trang 57-SGK)
b. Đề xuất, kiến nghị
- Nội dung thể hiện một số bài cần ngắn gọn hơn. Các câu hỏi ở một số bài cần phù hợp với HS hơn.
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 9 | T 57 | hoạt động ở trang 57 | Bớt câu hỏi | Nội dung quá dài |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Công nghệ
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1, 3 | 7; 14 | Tranh ảnh quá nhiều học sinh dễ mất tập trung vào nội dung mà chỉ chỉ chú ý vào màu sắc của tranh ảnh. | Giảm bớt nội dung bài. | Nôi dung bài học tương đối dài
|
Bài 18 | 90 | 2. Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến. | Thay câu hỏi | Phần luyện tập yêu cầu cao đối với HS. |
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Duyên Nguyen ThiThích · Phản hồi · 0 · 18/10/23