Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp công nghệ 4.0 cho học sinh Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học hay
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp công nghệ 4.0 cho học sinh Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, khéo léo đưa công nghệ 4.0 vào các tiết học trải nghiệm thật sinh động, tạo hứng thú cho học sinh.
Nhờ đó, các em sẽ được tham gia học tập sau các tiết học trên lớp, từ những hoạt động này giúp các em biết tích cực, chủ động tìm hiểu, khám phá và hiểu sâu hơn về thế giới quan sinh động. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm biện pháp rèn kỹ năng đọc, ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết:
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp công nghệ 4.0 cho học sinh Tiểu học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, trên khắp thế giới đang diễn ra cuộc cải cách công nghệ với cái tên cách mạng công nghệ 4.0. Dường như công nghệ đã xuất hiện hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, nó là sự kết hợp giữa thực tế và hệ thống máy móc với nhiều mô hình thông minh, sáng tạo. Cách mạng công nghệ 4.0 ra đời đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, khía cạnh trong đời sống xã hội. Đặc biệt đối với ngành giáo dục, công nghệ 4.0 dường như đã xuất hiện trên một số lĩnh vực, điều này giúp các em học sinh có thêm hiểu biết về kiến thức khoa học, các lĩnh vực công nghệ thông tin thông qua học tập và đời sống hằng ngày.
Khi đưa công nghệ 4.0 vào các tiết học trải nghiệm là đưa các em vào một thế giới mới, giúp các em có cơ hội tìm tòi, khám phá thêm nhiều kiến thức mới trong thực tế cũng như thế giới ảo. Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vượt trội của thời đại công nghệ 4.0 vào trong giáo dục, thì người học được giáo dục các kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tìm hiểu và điều khiển các máy móc hiện đại. Chính nhờ các hoạt động trải nghiệm đó mà giáo dục được nâng lên một tầm cao mới nhờ có sự kết hợp giữa thực tế và công nghệ. Quan hệ dạy và học cũng được mở rộng không chỉ giữa giáo viên với học sinh mà còn là học sinh với học sinh, học sinh với mọi người và thế giới xung quanh thông qua việc giáo dục nguồn kiến thức mở.
Để đưa được công nghệ 4.0 vào những tiết học trải nghiệm của học sinh đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong việc đầu tư các thiết bị công nghệ, cũng như trình độ chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ. Điều này đặt ra khó khăn, thách thức cho ngành giáo dục là cần phải đào tạo về mặt chuyên môn cũng như nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh trong việc thích nghi với môi trường kỹ thuật mới. Chính vì những yếu tố đó mà người làm giáo dục cần truyền tải đến các em học sinh các kỹ năng mới, giúp các em hiểu sâu hơn và vận dụng các kiến thức kỹ năng, tư duy sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp học tập, biết chủ động thay đổi bản thân trong việc học và thích ứng dần với thế giới xung quanh.
So với nhiều quốc gia trên thế giới, nền giáo dục của Việt Nam dường như còn khá truyền thống, khi chỉ phát huy tốt vai trò của Thầy và trò. Điều này khiến cho học sinh thiếu đi sự tương tác, tìm hiểu và khám phá với thế giới xung quanh, vì vậy hiệu quả giáo dục chưa được nâng cao rõ rệt. Trong khi đó, các kỹ thuật máy móc đã được hiện đại và cải tiến hơn rất nhiều, áp dụng nhiều trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhờ sự hỗ trợ của các kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào giờ học cũng như các tiết học trải nghiệm mà học sinh được trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu kiến thức mới, giúp cho thế giới quan của các em được mở rộng hơn, tiếp thu các kiến thức mới một cách chủ động hơn. Với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ hiện đại mà giáo viên và học sinh được giải phóng khỏi những kiến thức cũ, công việc thủ công, tốn thời gian…
Vậy làm thế nào để áp dụng được các kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào giáo dục các tiết học trải nghiệm cho học sinh đòi hỏi người giáo viên cần thường xuyên tìm tòi, học hỏi nhằm nâng cao các kiến thức chuyên môn, thành thạo trong việc sử dụng các công nghệ hiện đại, từ đó có cơ sở để truyền tải các kiến thức mới đến học sinh. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc đưa kĩ thuật, công nghệ 4.0 vào các tiết học trải nghiệm cho học sinh, cũng như việc áp dụng công nghệ hiện đại trong việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh nên tôi chọn đề tài: “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp công nghệ 4.0 cho học sinh Tiểu học ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh được xây dựng nhằm giúp học sinh được tham gia học tập sau các tiết học trên lớp, từ những hoạt động này giúp các em biết tích cực, chủ động tìm hiểu, khám phá và hiểu sâu hơn về thế giới quan sinh động, qua đó giúp các em phát triển một cách hoàn thiện nhất.
Việc đưa các chương trình, hoạt động có ứng dụng kỹ thuật, công nghệ 4.0 vào các tiết học trải nghiệm cho học sinh nhằm trang bị cho các em hình thành được những kiến thức mới, sự hiểu biết. Qua đó, giúp giáo dục các kỹ năng sống cơ bản, góp phần hình thành và nâng cao giá trị bản thân.
Thông qua việc nghiên cứu này, tôi muốn tìm ra các phương pháp, hình thức tổ chức hiệu quả nhất nhằm ứng dụng và đưa các kỹ thuật công nghệ hiện đại vào việc tổ chức các tiết học trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học....... nhằm giúp cho các em bước đầu được làm quen và hình thành các kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại ứng dụng cho học tập và cuộc sống.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp công nghệ 4.0 cho học sinh Tiểu học ”, nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp công nghệ 4.0.
- Nghiên cứu rõ thực trạng, đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất và đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, từ đó chọn lọc và đưa ra các hoạt động, chương trình có kết hợp kỹ thuật, công nghệ 4.0 mang tính thiết thực và ứng dụng cao cho học sinh trải nghiệm. Khảo sát, lấy ý kiến từ Ban lãnh đạo nhà trường, phụ huynh và các em học sinh nhằm đưa ra những đề xuất, giải pháp kịp thời, rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn ở các chương trình sau.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tế
Quan sát, kiểm tra đánh giá quá trình tham gia các hoạt động của học sinh căn cứ vào đó có những bước điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất. Nghiên cứu thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm có ứng dụng, kết hợp các kỹ thuật công nghệ 4.0 cho học sinh. Qua đó, khảo sát đánh giá quá trình hoạt động và hiệu quả sau mỗi chương trình.
- Phương pháp thống kê, đối chiếu
Thống kê, đối chiếu quá trình trước khi nghiên cứu và sau khi trải nghiệm, nhằm đưa ra những so sánh cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Sau mỗi hoạt động, tổng kết sản phẩm, nghiên cứu những ưu nhược điểm đạt được
- Phương pháp xin ý kiến
Tiếp thu ý kiến từ ban lãnh đạo nhằm đưa ra những phương hướng tổ chức hiệu quả nhất trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Sau khi xây dựng kế hoạch, đề xuất, xin ý kiến với Ban lãnh đạo nhà trường các kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm có kết hợp công nghệ 4.0 cho học sinh, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp nhằm đưa ra những phương pháp tối ưu nhất để áp dụng hiệu quả các chương trình, hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Từ đó có những định hướng mới nhằm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
5. Đối tượng nghiên cứu
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp công nghệ 4.0 cho học sinh Tiểu học ”
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, xây dựng và đưa ra các giải pháp hình thức tổ chức chương trình phù hợp với điều kiện thực tế. Nghiên cứu tính đặc thù của trường và các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao tính giáo dục trong nhà trường. Do đó giới hạn nghiên cứu phải dựa vào tính thực tế việc tổ chức có mang lại hiệu quả qua các chương trình do Ban Liên Đội nhà trường tổ chức. Đề tài xây dựng và đưa ra những giải pháp, hình thức tổ chức phù hợp và giới hạn trong việc tổ chức các chương trình có mang lại ý nghĩa và phù hợp với điều kiện thực tế. Phạm vi nghiên cứu như sau: Lên kế hoạch, tổ chức xây dựng các hoạt động trải nghiệm có kết hợp công nghệ 4.0 cho học sinh Tiểu học năm học ......
7. Tính mới của đề tài
Đề tài đặt ra những yêu cầu trong việc xây dựng và đề xuất các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các chương trình, hoạt động trải nghiệm có ứng dụng công nghệ 4.0 cho học sinh. Qua đó học sinh được trải nghiệm những kiến thức mới thông qua các chương trình do giáo viên hoặc hoạt náo viên từ các trung tâm có chuyên môn về tổ chức. Học sinh biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng sáng tạo của bản thân vào quá trình học tập và trong cuộc sống.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Có thể nói, nhà trường là nơi truyền tải và nuôi dưỡng những mầm non tương lai cho đất nước, nơi đây các em được chuẩn bị những hành trang và lĩnh hội các kiến thức mới. Trường học còn giáo dục học sinh phát huy khả năng tư duy sáng tạo của bản thân, trau dồi đạo đức, trí tuệ, là cầu nối gắn kết quá trình lĩnh hội các kiến thức giúp học sinh nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ học tập của bản thân, từ những kiến thức khoa học vốn có, học sinh được tìm tòi, khai thác tìm hiểu thêm những điều thú vị bên trong qua đó ứng dụng những kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì nó đáp ứng cho nhu cầu cho người sử dụng trong đó có giáo dục. Trong bối cảnh chuyển đổi số đòi hỏi những người làm giáo dục cần phải nhấn mạnh trong việc giáo dục nâng cao năng lực và tri thức cho học sinh. Vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực, các phương pháp giáo dục mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu truyền tải nguồn tri thức đến học sinh.
Ở Việt Nam, các kỹ thuật công nghệ 4.0 đã làm thay đổi nhiều hệ thống quản lý, hệ thống máy móc trong nhiều lĩnh vực. Riêng đối với giáo dục, các chương trình công nghệ 4.0 giúp cho giáo viên dễ dàng giao tiếp, người dạy và người học được tổ chức lớp học trên một nền tảng đa phương tiện. Nơi đây, các em được trao đổi, chia sẻ những thông tin mới lạ từ thế giới xung quanh.
Qua đó, quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh còn mang tính hạn hẹn, chưa chủ động sáng tạo. Vì vậy, quá trình giáo dục đòi hỏi phải xây dựng một con đường giáo dục mới, lựa chọn cách thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc thù phát triển của học sinh, giúp học sinh chuẩn bị hành trang đầy đủ trong quá trình xây dựng một tương lai có tri thức, đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Không những thế còn giúp học sinh phát triển một cách toàn diện nhất về Đức – Trí – Thể mỹ.
Tuy nhiên, các hoạt động vui chơi thường ngày còn mang tính truyền thống, thời gian rảnh trong ngày các em thường hay xem những chương trình vô bổ trên truyền hình. Trên thực tế, còn rất nhiều tình trạng phụ huynh bắt ép con em mình học tập quá tải, ngồi học một chỗ trong nhiều giờ liền từ đó các em không còn thời gian để vui chơi, không được thoải mái vận động và tìm tòi các hoạt động khác, làm cho khả năng vận động của các em cũng bị giảm thiểu. Vì vậy, quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm có kết hợp công nghệ 4.0 được cho là một trong những hoạt động ý nghĩa và thiết thực khi các em vừa được tham gia học tập vừa được vui chơi trải nghiệm các chương trình kỹ thuật mới, giúp bồi đắp thêm tư duy sáng tạo, tính tự chủ của bản thân. Từ đó, giúp các em biết yêu quý các hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức, tạo sợi dây liên kết vào quá trình giáo dục trong nhà trường.
Như vậy, đứng trên cương vị là người làm giáo dục và đặc biệt là người tổ chức các hoạt động phong trào cho học sinh, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học rất quan trọng. Đặc biệt, việc đưa các chương trình, phương pháp mới vào quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh là hết sức quan trọng. Vì nơi đây, các em có thể phát huy được khả năng, tư duy sáng tạo của bản thân vào các mô hình máy móc mới, nhằm tăng khả năng tò mò, thích thú. Từ đó, góp phần duy trì và phát triển các hoạt động phong trào trong nhà trường, hoạt động Đội.
1.1. Khái niệm
- Công nghệ giáo dục 4.0 là gì?
Công nghệ giáo dục 4.0 là xu hướng ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào giáo dục. Cuộc cách mạng này lấy công nghệ trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật làm chủ đạo. Công nghệ giáo dục 4.0 là một bước tiến hiện đại, trong đó người dạy và người học đều sẽ có quyền làm chủ các thiết bị thông minh, không bị gò bó trong không gian và thời gian cố định như trước. Mục tiêu là tất cả các thiết bị trong cuộc sống đều sẽ kết nối Internet và căn cứ vào cảm xúc, nhu cầu riêng biệt của từng người để đưa ra những phục vụ thích hợp.
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm!
- Lượt tải: 21
- Lượt xem: 173
- Dung lượng: 4,3 MB