-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Văn mẫu lớp 7: Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng bằng lời của em Những bài văn mẫu lớp 7
Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã nêu ra bài học rằng trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau gắn bó với nhau để cùng tồn tại. Truyện được học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7, sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Dưới đây là Bài văn mẫu lớp 7: Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng bằng lời của em, được Download.vn giới thiệu đến các bạn học sinh.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng bằng lời của em
Dàn ý kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
1. Mở bài
Giới thiệu các nhân vật trong truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
2. Thân bài
- Từ rất lâu, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống với nhau rất thân thiết.
- Nhưng vì Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa.
- Mặc cho lão Miệng rất lấy làm ngạc nhiên và sửng sốt, cả bọn vẫn kéo nhau ra về.
- Từ đó, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không lầm gì cả.
- Chỉ vài ngày sau, cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm được việc gì nữa.
- Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi.
- Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên: lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Bác yêu cầu tất cả đến nói chuyện lại với lão Miệng.
- Sau khi lão Miệng ăn xong ai nấy đều khỏe trở lại.
3. Kết bài
Kết quả: Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 1
Từ xưa, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống hòa thuận với nhau. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
- Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, chỉ có lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi. Tôi tính, chúng ta không làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay thấy phải, liền nói:
- Đúng đấy! Vậy chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.
Thế rồi, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo đến lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào và nói:
- Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Lão cần phải biết từ nay chúng cháu sẽ không làm cho lão ăn nữa. Lâu nay, chúng cháu và bác đã vất vả rồi. Bác có đi cùng không ạ?
Bác Tai tán thành ngay:
- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!
Thế rồi, họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:
- Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với ông rằng: Kể từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.
Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:
- Xưa này, chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.
Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:
- Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.
Thế rồi, họ kéo nhau ra về. Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày này qua ngày khác, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước, cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Đến ngày thứ bảy, họ không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
- Các cháu, chúng ta đã sai lầm rồi. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng phải ăn thì chúng ta mới khỏe được.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Còn những người khác cũng thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết như trước, không còn tị nạnh nhau.

Chọn file cần tải:
-
Bài văn mẫu lớp 7: Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng bằng lời của em Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 7 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Kế hoạch dạy học môn Lịch sử 12 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ 3 -
Kỹ thuật lập trình - Học ngôn ngữ lập trình
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
100.000+ -
Bộ đề ôn tập môn Toán lớp 5 năm 2023 - 2024
100.000+ -
Bài tập đọc hiểu tiếng Anh lớp 7 - Các bài đọc hiểu tiếng Anh 7
50.000+ -
Danh sách mã Tỉnh, mã Huyện, mã Xã thi THPT Quốc gia 2024
100.000+ 2 -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
100.000+ 1 -
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
10.000+ 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Bài 1: Tiếng nói của vạn vật
-
Bài 2: Bài học cuộc sống
- Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng
- Viết một đoạn văn rút ra bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng
- Đoạn văn cảm nhận về truyện Ếch ngồi đáy giếng
- Tóm tắt truyện Thầy bói xem voi
- Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi
- Đoạn văn cảm nhận về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
- Tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con
- Đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non
- Đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và chiên con
- Tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng bằng lời của em
-
Bài 3: Những góc nhìn văn chương
-
Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên
-
Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân
- Tóm tắt văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
- Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động?
- Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
- Tóm tắt văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học
- Văn bản mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?
- Tóm tắt văn bản Phòng tránh đuối nước
-
Bài 6: Hành trình tri thức
-
Bài 7: Trí tuệ dân gian
-
Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt
-
Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng
-
Bài 10: Lắng nghe trái tim mình
- Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương
- Hãy thể hiện tình cảm của em đối với thiên nhiên, loài vật theo cách phù hợp
- Đoạn văn cảm nhận bài thơ Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
- Tóm tắt văn bản Lời trái tim
- Lời thoại yêu thích trong đoạn trích Lời trái tim
- Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Không tìm thấy