Hoàn cảnh sáng tác truyện Vợ chồng A Phủ Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm trọng tâm trong chương trình môn Ngữ văn 12 và thi THPT Quốc gia 2024. Vậy hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ là gì? Mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Việc nắm vững hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ có vai trò vô cùng quan trọng là một trong những yếu tố quyết định đến nội dung và giá trị tư tưởng của tác phẩm phẩm văn học. HCST Vợ chồng A Phủ chính là thời điểm, bối cảnh sáng tác không chỉ xác định thời gian sáng tác mà qua đó ta có thể xác định được giá trị nội dung, đối tượng mà tác phẩm phản ánh muốn gửi gắm qua tác phẩm ấy. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé. Ngoài ra để củng cố kỹ năng học môn Ngữ văn các bạn xem thêm Kết bài Vợ chồng A Phủ, mở bài Vợ chồng A Phủ, phân tích Vợ chồng A Phủ.
Hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
1. Giới thiệu về tác giả Tô Hoài
Trước khi đi vào tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ, chúng tôi chia sẻ đôi nét về tác giả Tô Hoài:
Thứ nhất: Về cuộc đời
Tô Hoài (1920 – 2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại – làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.
Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. Sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc); Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây); Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà).
Thứ hai: Về sự nghiệp
Tô Hoài bước vào con đường văn học bằng một số bài thơ có tính chất lãng mạn và một cuốn truyện vừa, viết theo dạng võ hiệp, nhưng rồi ông nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng tác đầu tay, trong đó có Dế Mèn phiêu lưu kí.
Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
2. Hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc (1953) Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác giả đã thổ lộ "Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên".
- Qua hoàn cảnh sáng tác đó giúp cho người đọc không những hiểu thêm mà còn xúc động trước cuộc sống nô lệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộc nghèo miền núi Tây Bắc (trong tác phẩm là Mị và A Phủ) dưới ách thống trị của phong kiến (cha con lí Pá Tra và thực dân) đồng thời hiểu thêm về sức sống tiềm tàng mãnh liệt cũng như con đường mà họ đã đến với Cách mạng.
Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã thể hiện một cách xúc động nỗi khổ cực của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất thực dân, đồng thời phát hiện, khẳng định vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giả phóng, xây dựng lại cuộc đời của họ.
Đặc sắc nghệ thuật: Tác phẩm xây dựng được những chân dung nhân vật ấn tượng, độc đáo, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế. Ngôn ngữ vừa mang phong vị và màu sắc dân tộc đậm đà, vừa giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
Với những giá trị trên truyện ngắn Vợ chồng A Phủ xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam, được tặng giải Nhất - giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
3. Hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ siêu ngắn
Mẫu 1
Vợ chồng A Phủ được in trong tập truyện “Truyện Tây Bắc”. Đây là tập truyện ngắn đạt giải Nhất Hội văn nghệ Việt Nam (1954 -1955). Được Tô Hoài viết vào năm 1952. Đây là một đứa con tinh thần của chuyến đi thâm nhập theo bộ đội giải phóng Tây Bắc của Tô Hoài. Trong suốt chuyến đi kéo dài 8 tháng, cùng ăn, cùng ở, cùng chia sẻ và gắn bó nghĩa tình với các anh em đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Và chính những trải nghiệm đầy ý nghĩa khi sống cùng đồng bào miền núi đã là nguồn cảm hứng để Tô Hoài thổi hồn vào tác phẩm Vợ chồng A Phủ, xây dựng xuất sắc hình ảnh Mị và A Phủ cùng nhiều tầng nghĩa sâu sắc.
Mẫu 2
Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm đặc sắc trong tập "Truyện Tây Bắc" (1953) của Tô Hoài. Tác phẩm này ra đời sau chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của tác giả, khi ông đã sống và làm việc cùng người dân Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952.
4. HCST Vợ chồng A Phủ
Mẫu 1
Tác phẩm truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài là một tác phẩm xuất sắc nằm trong tập "Truyện Tây Bắc" xuất bản vào năm 1953. Đây là một tác phẩm có giá trị văn học và lịch sử lớn, được viết dưới hoàn cảnh sáng tác đặc biệt. Tô Hoài đã tham gia vào chiến dịch giải phóng Tây Bắc năm 1952, nơi ông đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với nhân dân và quân đội trong suốt 8 tháng. Khi ông tiếp xúc trực tiếp với đời sống và khổ đau của nhân dân Tây Bắc, ông đã trải qua một trải nghiệm đặc biệt và thấu hiểu hơn về cuộc sống của họ. Ông đã ghi lại những câu chuyện và hình ảnh trong tâm trí của mình và biến chúng thành những tác phẩm văn học đáng giá.
Mẫu 2
Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm nổi bật trong tập Truyện Tây Bắc (sáng tác năm 1953), đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tác giả đã trải qua một giai đoạn "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với người dân Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Qua trải nghiệm này, Tô Hoài đã cảm nhận sâu sắc về đất nước và con người Tây Bắc, để lại trong tâm hồn ông nhiều cảm xúc và kỷ niệm khó quên.
Tác giả đã sử dụng hoàn cảnh sáng tác này để tái hiện một cách chân thực cuộc sống đầy khốn khổ của người dân miền núi Tây Bắc. Trong tác phẩm, Mị và A Phủ là biểu tượng cho những cuộc đấu tranh không ngừng của những người nông dân nghèo miền núi trước sự áp bức và thống trị của phong kiến và thực dân. Cuộc sống của họ đầy tủi nhục nhưng đồng thời, qua cách họ đối mặt và vượt qua khó khăn, tác giả đã thể hiện sự kiên cường và sức sống vô cùng mãnh liệt của con người Tây Bắc.
Nhờ có những trải nghiệm thực tế của mình, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã đem đến cho người đọc một thế giới sống động ngay trước mắt. Đó là một vùng đất, là những người anh em của dân tộc ta. Họ có những phong tục riêng, cũng có lòng bất khuất và khát khao mãnh liệt với tự do và tình yêu. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh cả nước kháng chiến, từ đó khích lệ những người dân toàn quốc đứng lên đấu tranh.
4. Tóm tắt Vợ chồng A Phủ
Mị là cô gái tự do, xinh đẹp, có nhiều tài lẻ và được nhiều người theo đuổi. Một đêm, nghe tiếng bước chân ở vách nhà, tưởng người yêu mình, Mị đưa tay ra thì bị A Sử - con trai thống lí Pá Tra bắt đi. Hôm sau, Mị bị trình ma làm dâu nhà thống lí để trả nợ ngày xưa bố mẹ Mị lấy nhau vay tiền của nhà lão. Thời gian đầu, Mị vô cùng phiền muộn, cô luôn nghĩ đến cái chết để được giải thoát, nhưng khi nghe lời cha can ngăn và nghĩ đến hoàn cảnh của cha mình, Mị không nỡ ăn lá ngón tự tử mà quay về tiếp tục làm con dâu gạt nợ.
Ngày qua ngày, Mị lầm lũi như con rùa trong xó cửa, hàng ngày lặp đi lặp lại những việc làm như một cái máy, cảm xúc trong Mị bị chai sạn, cô không vui cũng không buồn.
Ngày tết, Mị lén uống rượu, khi Mị đã ngà ngà say, tiếng sáo diều đưa Mị về những ngày tươi đẹp trước, Mị thấy bổi hổi bồi hồi, sống lại bao kỉ niệm. Mị quyết định sắm sửa đi chơi nhưng lại bị A Sử bắt và trói đứng ở cột nhà không cho đi. Đêm đến, Mị vẫn miên man trong cơn say nhưng khi tỉnh rượu, Mị thấy đau và sợ.
A Sử bị A Phủ đánh, Mị được cởi trói để đi hái thuốc cho chồng, Mị chăm sóc A Sử nhưng còn bị hắn đánh. Mị nghe thấy người ta đánh đập A Phủ, từ đó A Phủ phải làm thuê cho nhà thống lí để trả nợ vì đánh A Sử. Một hôm A Phủ làm mất bò, lại bị nhà thống lí đánh, trói ở góc nhà. Mấy hôm liền, Mị không quan tâm nhưng đến khi thấy giọt nước mắt của
5. Chủ đề tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Phản ánh hiện thực số phận đầy đau thương và hành trình theo đuổi khát khao tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức đi theo con đường cách mạng của các dân tộc vùng cao Tây Bắc.