Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn LS - ĐL 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 5 Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lý 6 CTST, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ, Khoa học tự nhiên 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

Phân môn Địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Các hiện tượng: mây, mưa, sấm sét, gió, bão,... là những hiện tượng xảy ra ở tầng nào của khí quyển?

A. Tầng đối lưu.
B. Tầng bình lưu.
C. Ở sát mặt đất.
D. Các tầng cao của khí quyển.

Câu 2. Trên bề mặt Trái Đất có mấy khối khí hoạt động chính?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4

Câu 3. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

A. chí tuyến.
B. ôn đới.
C. xích đạo.
D. cận cực.

Câu 4. Gió thường xuyên hoạt động trong phạm vi đới Nóng là gió nào?

A. Gió mùa.
B. Gió Tín phong.
C. Gió Tây ôn đới.
D. Gió Đông cực.

Câu 5. Hệ thống sông gồm sông chính và

A. phụ lưu, chi lưu
B. phụ lưu, sông nhỏ
C. thượng lưu, chi lưu
D. thượng lưu, trung lưu

Câu 6. Dòng biển nóng có hướng chảy từ:

A. Xích đạo về vùng Ôn đới
B. hai cực về vùng Xích Đạo
C. từ vùng vĩ độ thấp về vùng vĩ độ cao
D. từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp

Câu 7. Sự dao động tại chỗ của nước biển là hiện tượng gì?

A. Thủy triều
B. Sóng
C. Dòng biển
D. Sóng thần

Câu 8. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. nước.
B. sấm.
C. mưa.
D. mây.

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy mô tả hiện tượng hình thành mây, mưa?

Câu 2. (0,5 điểm) Hãy trình bày một số biện pháp phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu?

Câu 3. (1,5 điểm) Nước ngầm và băng hà có tầm quan trọng như thế nào?

Phân môn Lịch Sử

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc ở Đông Nam Á bước vào thời kì

A. phong kiến.
B. chiếm hữu nô lệ.
C. tư bản chủ nghĩa.
D. xã hội chủ nghĩa

Câu 2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở phía Bắc Việt Nam ngày nay xuất hiện quốc gia phong kiến nào?

A. Đại Việt.
B. Chân Lạp.
C. Chăm-pa.
D. Đại Cồ Việt.

Câu 3. Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?

a. Văn Lang.
b. Tây Âu.
c. Lạc Việt.
d. Bách Việt.

Câu 4. Thời Văn Lang, nước ta được phân chia thành bao nhiêu bộ?

a. 15
b. 16
c. 17
d. 18

Câu 5. Nhà Hán chia Âu Lạc thành mấy quận?

A. 2.
B. 3.
C. 6.
D. 9

Câu 6. Chính quyền cai trị phương Bắc cai trị đến

a. Châu.
b. Huyện.
c. Làng, xã.
d. Tỉnh.

Câu 7. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở

a. Mê Linh.
b. Hát Môn.
c. Cổ Loa.
d. Luy Lâu.

Câu 8. Ai là người được mệnh danh là Dạ Trạch Vương?

a. Lý Nam Đế.
b. Lý Phật Tử.
c. Triệu Quang Phục.
d. Lý Thiên Bảo.

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (0.5 điểm) Phân tích những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Câu 2. (1.5 điểm) Hãy mô tả đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Câu 3. (1.0 điểm) Lập niên biểu lịch sử các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

Phần Địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

A

B

A

C

A

D

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Nội dung

Điểm

Câu 1. Em hãy mô tả hiện tượng hình thành mây, mưa?

1,5 điểm

Quá trình hình thành mây mưa:

- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành mây.

- Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

0,75

0,75

Câu 2. Hãy trình bày một số biện pháp phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu?

0,5 điểm

- Chấp hành nghiêm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng, chống lụt, bão.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn. Sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn.

- Cứu trợ khắc phục hậu quả; cứu người bị nạn, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ các gia đình bị nạn, khôi phục sản xuất và sinh hoạt.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Lưu ý: Học sinh trình bày được 2 ý đúng trở lên được trọn điểm, có thể nêu câu trả lời ngoài đáp án.

Câu 3. Nước ngầm có tầm quan trọng như thế nào?

1,0 điểm

+ Sử dụng làm nước ăn uống cho người dân, nước sinh hoạt hàng ngày.

+ Sử dụng tưới tiêu cho ngành nông nghiệp.

+ Cung cấp nước cho sông, suối, ao, hồ…

+ Giúp ổn định dòng chảy của sông ngòi của nhiều con sông, đồng thời giúp cố định các lớp đất đá bên trên, tránh các hiện tượng sạt lở hay sụt lún đất.

0,25

0,25

0,25

0,25

Phần Lịch Sử

A.Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

A

A

B

B

B

C

B. Tự luận (3 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Phân tích những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

0.5

+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

+ Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình

+ Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi của mình

+ Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.

Lưu ý: Học sinh trình bày được 2 ý đúng trở lên được trọn điểm

0,25

0,25

2

Hãy mô tả đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

1.5

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Ăn: cơm nếp và cơm tẻ, khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ. Biết sử dụng gia vị, mâm, bát, muôi,…

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

3

Lập niên biểu lịch sử các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc

1.0

Thời gianTên cuộc khởi nghĩa
Năm 40 -43Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 542Khởi nghĩa Lí Bí
Năm 713-722Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Cuối TKVIIIKhởi nghĩa Phùng Hưng

0.25

0.25

0.25

0.25

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(7 tiết)

Nội dung 1. Các tầng khí quyển. Thành phần không khí

2 TN*

60%

3,0 điểm

Nội dung 2. Các khối khí. Khí áp và gió

2 TN*

Nội dung 3. Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu

1 TL*

Nội dung 4.

Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó.

1 TL*

2

NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

(4 tiết)

Nội dung 1. Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển

1 TN

40%

2,0 điểm

Nội dung 2. Vòng tuần hoàn nước

1 TN

Nội dung 3. Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ

2 TN*

Nội dung 4.

Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

2 TN*

Nội dung 5.

Nước ngầm và băng hà

1 TL

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Phân môn Lịch sử

1

Chủ đề: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

Nội dung 1: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

2 TN

20%

1,0 điểm

Nội dung 2. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

1 TL

2

Chủ đề : VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

1.Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

+ Nhà nước Văn Lang

+ Nhà nước Âu Lạc

4 TN*

1 TL*

1 TL*

1 TL*

80%

4,0 điểm

2.Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỷ II TCN đến năm 938

4 TN*

1 TL*

3. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc

4 TN*

1 TL*

1 TL*

1 TL*

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

1.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

......

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

I. Trắc nghiệm: hãy chọn đáp án đúng nhất: (2 điểm)

Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VI TCN.
B. Thế kỉ VII TCN
C. Thế kỉ VII
D. Thế kỉ VIII TCN

Câu 2: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về thức ăn của cư dân Việt cổ?

A. Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ.
B. Ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy.
C. Sử dụng lúa mạch, lúa mì để chế biến thức ăn.
D. Người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ…

Câu 4: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.
B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.
C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.
D. Đi guốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim.

Câu 5: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 179 TCN – 938.
B. Năm 179 – 938.
C. Năm 111 TCN – 905.
D. Năm 111 – 905.

Câu 6: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là

A. Thái thú.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Thứ sử.

Câu 7: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Tục nhuộm răng đen.
B. Lễ cày tịch điền.
C. Ăn tết Hàn Thực.
D. Đón tết Trung thu.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?

A. Người Việt vẫn nghe – nói bằng tiếng Việt.
B. Tục thờ thần – vua vẫn được nhân dân duy trì.
C. Nhân dân vẫn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... được bảo tồn.

II. Tự luận:

Câu 1: Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? (1,5 điểm)

Nội dungNước Văn LangNước Âu Lạc
Thời gian ra đời
Đứng đầu nhà nước
Kinh đô

Câu 2: Những phong tục nào trong văn hoá Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang- Âu Lạc? (1,0 điểm)

Câu 3: Theo e tiếng nói có vai trò như tế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? (0,5 điểm)

2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

I. Trắc nghiệm: (2.0 điểm) Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

C

B

A

D

A

B

II. Tự luận:

Câu 1: Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? (1,5 điểm)

Nội dungNước Văn LangNước Âu Lạc
Thời gian ra đời- TK VII TCN- Năm 208 TCN
Đứng đầu nhà nước- Hùng Vương- An Dương Vương
Kinh đô- Phong Châu ( Việt Trì, Phú Thọ)- Phong Khê ( Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)

(Mỗi ý đúng 0,5 điểm)

Câu 2: Những phong tục nào trong văn hoá Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang- Âu Lạc? (1,0 điểm)

  • Tục nhuộm răng đen. (0,25đ)
  • Tục ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ tết. (0,25đ)
  • Tục thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc…(0,25đ)
  • Tổ chức các lễ hội…(0,25đ)

Câu 3: Theo e tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? (0,5 điểm)

  • Tuỳ theo sự hiểu biết và cách trả lời của HS để cho trọn điểm.

2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Lịch Sử

1

Chương V.

Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

Bài 14. Nước Văn Lang- Âu Lạc

2TN

1TL

Bài 15. Đời sống của người Việt thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc

2TN

1TL

Bài 16. Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự biến của Việt Nam thời kỳ Bắc Thuộc

2TN

Bài 17. Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc.

2TN

Tỉ lệ (%)

20

15

10

5

2.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Lịch Sử

1

Chương V.

Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

Bài 14. Nước Văn Lang- Âu Lạc

Nhận biết

- Thời gian nhà nước Văn Lang được thành lập, phạm vi , lãnh thổ , kinh đô của nước Văn Lang.

Thông hiểu

- Hiểu và giải thích được tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

- So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc

Vận dụng thấp

- Nhận xét về nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam

2 câu

1 câu

Bài 15. Đời sống của người Việt thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc

Nhận biết

- Biết được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc.

- Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Thông hiểu

- Hiểu được đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc.

- Giải thích được về tục xăm mình, và tục chôn công cụ và đồ trang sức theo người chết

Vận dụng thấp

-Thời Văn Lang- Âu Lạc, người Việt có những phong tục nổi bật? Những phong tục nào trong văn hoá Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang- Âu Lạc

2 câu

1 câu

Bài 16.Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự biến của Việt Nam thời kỳ Bắc Thuộc

Nhận biết

- Biết được thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào

- Hoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc

Thông hiểu

- Hiểu được những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…

- Hiểu được xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào

Vận dụng thấp

- Từ những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trên các lĩnh vực chính trị, vận dụng kiến thức đã học để giải thích được tổ chức bộ máy nhà nước ta dưới thời thuộc Hán và thời Đường.

2 câu

Bài 17.Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc.

Nhận biết

- Biết được dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tồn văn hoá, vừa chủ động tiếp thu chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển văn hoá dân tộc.

Thông hiểu

- Hiểu được những phong tục tập quán nào của người Việt trong suốt thời kỳ Bắc thuộc mà vẫn lưu giữ trong đời sống văn hoá ngày nay của chúng ta.

Vận dụng

- Lý giải khoảng thời gian từ 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời kỳ Bắc Thuộc

Vận dụng cao

- Từ những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trên các lĩnh vực văn hoá vận dụng kiến thức đã học để giải thích tiếng nói có vai trò như tế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc

2 câu

1 câu

Số câu/loại câu

8 câu

TNKQ

1 câu

TL

1 câu

TL

1 câu

TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3

3.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

Cấp độ Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
TNKQTLTNKQTLTNTLTNTL

Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

Nắm được các kiến thức tiêu biểu của Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

1 số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc

Suy luận sự kiện lịch sử

Đánh giá sự kiện lịch sử

Số câu

4

1/2

1/2

2

7

Số điểm

1

1,5

0,5

0,5

3,5 điểm

Tỉ lệ

10%

16%

5%

5%

35%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

4

10%

1/2

1,5đ

15%

1,5

1,25đ

12,5%

1,5

3 đ

30%

7

3,5 điểm

35%

3.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN…..

TRƯỜNG THCS…….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: Lịch sử và địa lí 6
Năm học: 2023 - 2024
(Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)

A. Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu, đáp án em cho là đúng nhất.

Câu 1. Kinh đô của nhà nước Văn Lang ở đâu?

A. Phong Châu (Vĩnh Phúc).
B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Cấm Khê (Hà Nội).
D. Cổ Loa (Hà Nội)

Câu 2. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?

A. 15 bộ.
B. 16 bộ.
C. 17 bộ.
D. 18 bộ.

Câu 3. Người đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là?

A. Thứ sử.
B. Thái Thú.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.

Câu 4. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta nhằm mục đích gì?

A. Đồng hoá dân tộc.
B. Biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc.
C. Bóc lột nhân dân ta.
D. Đáp án A và B đúng.

Câu 5. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là?

A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.
B. Chính sách đồng hoá của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
D. Do ảnh hưởng của phong trào nông dân ở Trung Quốc.

Câu 6: Vì sao dưới ách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói của mình?

A. Người Hán để cho nhân dân ta nói tiếng Việt.
B. Người Hán để cho nhân dân ta sống theo phong tục tập quán của mình.
C. Người Việt luôn có ý thức giữ gìn và truyền dạy lại cho con cháu. Nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

B. Phần tự luận (6 điểm)

Hãy cho biết 1 số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc?

3.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Mỗi đáp án trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu123456
Đáp ánBABDCC

II. Tự luận (6 điểm)

CÂUĐÁP ÁNĐIỂM

(2 điểm)

1 số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc:

- Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu bài học: vẽ mình (xăm mình), đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân, tiếp khách thì đãi trầu cau...

- Một số nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc: Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ.

- Truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, tôn trọng phụ nữ; các phong tục tập quán vốn có như cạo tóc, búi tóc, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng - bánh giầy...

0.5đ

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 4

4.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng

A. sản xuất thủ công nghiệp.

B. nghề nông trồng lúa nước.

C. buôn bán qua đường biển.

D. nghề khai thác lâm sản.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?

A. Có tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết.

B. Cư dân đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn.

C. Trong ngày lễ hội, cư dân thích vui chơi, đấu vật…

D. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây.

Câu 4. Câu truyện truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về hoạt động làm thủy lợi, phòng chống thiên tai (bão, lũ) của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Sự tích “Trầu cau”.

B Truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa”.

C. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”.

D. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

Câu 5. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành

A. An Đông đô hộ phủ.

B. An Tây đô hộ phủ.

C. An Nam đô hộ phủ.

D. An Bắc đô hộ phủ.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của chính quyền phong kiến phương Bắc khi thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với người Việt?

A. Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.

B. Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

C. Bắt người Việt tuân theo các lễ nghi của Trung Hoa.

D. Dạy chữ Hán để khai hóa văn minh cho người Việt.

Câu 7. Nghề thủ công mới nào mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Làm gốm.

B. Khảm xà cừ.

C. Rèn sắt.

D. Đúc đồng.

Câu 8. Bao trùm trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

B. nông dân Việt Nam với quý tộc người Việt.

C. quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ.

D. nông dân người Việt với địa chủ người Hán.

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. động đất, núi lửa, sóng thần.

B. hoạt động vận động kiến tạo.

C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 10. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, xoáy nước.

C. Lũ lụt, sạt lở đất.

D. Phong hóa, xâm thực.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Câu 12. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km.

D. 20km.

Câu 13. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu.

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Câu 14. Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?

A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.

B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất.

C. Bảo vệ sự sống cho loài người.

D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.

Câu 15. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là

A. con người đốt nóng.

B. ánh sáng từ Mặt Trời.

C. các hoạt động công nghiệp.

D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 16. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

A. Ẩm kế.

B. Áp kế.

C. Nhiệt kế.

D. Vũ kế.

Câu 17. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

A. H2O, CH4, CFC.

B. N2O, O2, H2, CH4.

C. CO2, N2O, O2.

D. CO2, CH4, CFC.

Câu 18. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm điện, nước.

B. trồng nhiều cây xanh.

C. giảm thiểu chất thải.

D. khai thác tài nguyên.

Câu 19. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Tây ôn đới.

B. Gió mùa.

C. Tín phong.

D. Đông cực.

Câu 20. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

A. cao nguyên.

B. đồng bằng.

C. đồi.

D. núi.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:

Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Thời gian ra đời
Đứng đầu nhà nước
Kinh đô
Quốc phòng

Câu 2 (3,0 điểm). Cho hình sau:

Địa hình

Dựa vào hình trên kết hợp kiến thức đã học, em hãy:

  • Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.
  • Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.
  • Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.

4.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-B

4-D

5-C

6-D

7-B

8-A

9-C

10-A

11-A

12-C

13-B

14-A

15-B

16-A

17-D

18-D

19-C

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

1

(2,0 điểm)

* Nhà nước Văn Lang:

- Thời gian ra đời: thế kỉ VII TCN.

- Đứng đầu nhà nước: Hùng vương (vua Hùng).

- Kinh đô: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ hiện nay).

- Quốc phòng: chưa có quân đội; khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

0,25

0,25

0,25

0,25

* Nhà nước Âu Lạc:

- Thời gian ra đời: thế kỉ III TCN.

- Đứng đầu nhà nước: An Dương Vương.

- Kinh đô: Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

- Quốc phòng: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.

0,25

0,25

0,25

0,25

2 (3,0 điểm)

- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.

- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

0,5

0,5

- Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi.

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

0,5

0,5

0,5

0,5

....

>> Tải file để tham khảo các đề còn lại1

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
58
  • Lượt tải: 1.634
  • Lượt xem: 25.491
  • Dung lượng: 401,5 KB
Sắp xếp theo