Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 môn Công nghệ 6 sách KNTT, CTST, CD (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2025 theo cấu trúc mới, giới hạn kiến thức ôn tập giữa học kì 2, giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm để ôn thi giữa kì 2 năm 2024 - 2025 hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Công nghệ 6 gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới gồm có trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi đạt kết quả cao.

1. Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN CÔNG NGHỆ 6

Phần 1. Nội dung kiến thức cần ôn tập

- Bài 8: Sử dụng và bảo quản trang phục

- Bài 9: Thời trang

- Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình

Phần 2. Hình thức ra đề:

- Phần trắc nghiệm chọn một đáp án đúng: 50%

- Phần trắc nghiệm Đúng/Sai: 20%

- Phần tự luận: 30%

Phần 3. Dạng câu hỏi tham khảo:

a. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Kiểu áo may vừa sát cơ thể tạo cảm giác thế nào?

A. béo ra, cao lên.
B. béo ra, thấp xuống.
C. thấp xuống, gầy đi.
D. gầy đi, cao lên.

Câu 2. Để tạo cảm giác gầy đi, cao lên nên chọn loại vải như thế nào?

A. màu tối, mặt vải trơn, phẳng, kẻ sọc dọc, hoa nhỏ
B. màu sáng, mặt vải thô, bóng, kẻ sọc dọc, hoa nhỏ
C. màu tối, mặt vải trơn, phẳng, kẻ sọc ngang, hoa to
D. màu sáng, mặt vải thô, xốp, kẻ sọc ngang, hoa nhỏ

Câu 3. Để tạo cảm giác béo ra, thấp xuống không nên chọn kiểu may nào sau đây?

A. Kiểu áo có cầu vai
B. Kiểu áo tay bồng
C. Kiểu áo may sát cơ thể
D. Kiểu thụng

Câu 4. Thời trang là gì?

A. sự thay đổi các kiểu quần áo, cách ăn mặc được số đông ưa chuộng trong một thời gian
B. cách ăn mặc, trang điểm phổ biến trong xã hội trong một thời gian nào đó.
C. hiểu và cảm thụ cái đẹp.
D. phong cách ăn mặc của cá nhân mỗi người.

Câu 5. Để lựa chọn trang phục thì căn cứ nào sau đây là không nên?

A. Chất liệu, màu sắc của trang phục.
B. Đường nét, họa tiết của trang phục.
C. Độ dày của trang phục.
D. Kiểu dáng của trang phục.

....

b. Một số câu trắc nghiệm đúng/sai

Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng (Đ), phát biểu nào sai (S) khi nói về phong cách dân gian?

a. Khai thác yếu tố văn hóa, truyền thống dân gian, dân tộc dựa vào thiết kế của trang phục hiện đại.

b. Thể hiện sự thanh lịch, sang trọng và lịch lãm.

c. Là cách mặc trang phục vó nét đặc trưng của trang phục dân tộc về hoa văn, chất liệu, kiểu dáng.

d. Vừa mang vẻ hiện đại, vừa đậm nét văn hóa của mỗi dân tộc.

Câu 2. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng (Đ), phát biểu nào sai (S) khi nói về bảo quản trang phục?

a. Bảo quản trang phục bao gồm 3 bước.

b. Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên.

c. Khi là quần áo cần để bàn là lâu ở một chỗ trên mặc vải.

d. Đối với quần áo chưa dùng đến, chúng ta cần gói trong túi để tránh ẩm, mốc,…

Câu 3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng (Đ), phát biểu nào sai (S) khi nói về đồ dùng điện trong gia đình?

a. Lựa chọn đồ dùng điện có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

b. Kí hiệu đơn vị của điện áp định mức là W.

c. An toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình phải đảm bảo 3 yếu tố.

d. Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định hoặc cố định chắc chắn.

C. Một số câu hỏi tự luận

Câu 1. Lựa chọn trang phục dựa trên những tiêu chí nào?

Câu 2. Thời trang là gì? Có những phong cách thời trang nào?

....

2. Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo

UBND THÀNH PHỐ….
TRƯỜNG THCS…..

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2024 – 2025
MÔN: Công nghệ 6

1. Nội dung: Bài 6, 7, 8.

2. Hình thức:

+ 70% trắc nghiệm: dạng câu hỏi nhiều lựa chọn và dạng câu hỏi Đúng/Sai.

+ 30% tự luận.

3. Mức độ: 40% nhận biết - 30% thông hiểu - 30% vận dụng.

NỘI DUNG THAM KHẢO

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM

I. Câu hỏi nhiều phương án lựa chọn: Học sinh chọn đáp án có câu trả lời đúng nhất. NB.

Câu 1: Vải cotton thuộc loại vải nào dưới đây

A. Vải sợi thiên nhiên.
B. Vải sợi nhân tạo.
C. Vải sợi pha.
D. Vải sợi tổng hợp.

Câu 2: Vải nào sau đây không phải là loại vải sợi thiên nhiên?

A. Vải sợi tơ tằm.
B. Vải sợi len.
C. Vải lụa sa-tin.
D. Vải sợi sen.

Câu 3: Vải nào sau đây là vải sợi hoá học?

A. Vải lanh.
B. Vải tơ lụa nhân tạo.
C. Vải viscose.
D. Vải polyester.

Câu 4: Loại vải có nhược điểm ít thấm mồ hôi là:

A. Vải sợi thiên nhiên
B. Vải sợi tổng hợp
C. Vải sợi nhân tạo
D. Vải sợi pha

Câu 5: Ưu điểm của vải sợi thiên nhiên là:

A. Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát.
B. Thấm hút tốt, thoáng mát. phơi lâu khô
C. Không bị nhàu, ít thấm mồ hôi, thoáng mát.
D. Không bị nhàu, phơi lâu khô

....

II. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI: Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu chọn đúng hoặc sai. (Mỗi câu 1.0đ - Mỗi ý 0,25đ)

Câu 27: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai: Khi lựa chọn trang phục để tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống.

A. Kiểu may vừa sát cơ thể, hoa văn nhỏ
B. Vải kẻ sọc ngang, màu tối, sẫm
C. Vải thô xốp, trắng sáng, hoa văn to
D. Kiểu may rộng, dún chun, xếp li.

Câu 28: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai: Khi lựa chọn trang phục để tạo cảm giác thon gọn, cao lên.

A. Kiểu may vừa sát cơ thể, hoa văn nhỏ
B. Vải kẻ sọc dọc, màu tối, sẫm
C. Vải thô xốp, mờ đục, bóng láng.
D. Kiểu may rộng, đường may dọc thân áo.

Câu 29: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi giặt phơi quần áo?

A. Cần tách quần áo màu tối với quần áo màu sáng để tránh lem màu.
B. Quần áo có thể giặt chung một lần để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nước.
C. Bắt buộc phải xả áo quần bằng nước xả vải thì mới sạch quần áo.
D. Cần phơi quần áo màu tối trong bóng râm để không bị phai màu.

Câu 30: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi là quần áo?

A. Cần phân loại quần áo theo loại vải trước khi là.
B. Quần áo may bằng vải cần là nhiệt độ cao sẽ là trước.
C. Chọn nấc nhiệt độ từ cao đến thấp khi là để tiết kiệm điện.
D. là xong phải vặn nút điều chỉnh nhiệt độ về số 0, dựng đứng bàn là, rút phích cắm điện.

Câu 31: Mặc đẹp là mặc quần áo như thế nào? Em hãy chỉ ra ý đúng, ý sai.

A. Đắt tiền, hợp thời trang.
B. Thật mốt, may cầu kì.
C. Phù hợp vóc dáng, lứa tuổi.
D. Phù hợp với môi trường và tính chất công việc.

Câu 32: Em hãy chỉ ra ý đúng, ý sai? Khi em nhận biết các loại vải :

A. Vò vải thấy vải rất nhàu, khi đốt (miếng vải nhỏ) tro bóp dễ tan là vải sợi thiên nhiên.
B. Vò vải thấy vải rất nhàu, khi đốt (miếng vải nhỏ) tro bóp dễ tan là vải sợi hóa học.
C. Vò vải thấy vải không nhàu, khi đốt (miếng vải nhỏ) tro bóp không tan là vải sợi thiên nhiên.
D. Vò vải thấy vải không nhàu, khi đốt (miếng vải nhỏ) tro bóp không tan là vải tổng hợp.

B. TỰ LUẬN

Câu 1: Em hãy nêu quy trình là quần áo? Vì sao trước khi là quần áo em cần phân loại quần áo?

Gợi ý:

Quy trình là quần áo:

- Bước 1. Chuẩn bị: phân loại quần áo theo chất liệu.

- Bước 2. Thực hiện:

+ Điều chỉnh nhiêt độ bàn là phù hợp từng loại vải.

+ Vải có yêu cầu nhiệt độ thấp là trước, vải có yêu cầu nhiệt độ cao là sau.

+ Quần áo nhàu nhiều, cần phun nước làm ẩm trước khi là.

+ Cách là: đưa đều tay, không dừng lâu tại một vị trí.

- Bước 3. Hoàn tất: Sau khi là, rút phích điện, dựng bàn là cho nguội trước khi cất đi. Vì sao trước khi là quần áo em cần phân loại quần áo? HS tự trả lời.

3. Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 Cánh diều

Trường THCS……

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 6 HỌC KỲ II
Năm học: 2024 - 2025

A. TRẮC NGHIỆM

DẠNG 1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng duy nhất

Câu 1. Người ta phân các loại vải thường dùng trong may mặc làm mấy loại?

A.1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 2. Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ:

A. Thực vật
B. Động vật
C. Thực vật và động vật
D. Than đá

Câu 3. Người ta phân vải sợi hóa học ra làm mấy loại?

A.1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4. Nguyên liệu nào sau đây không dùng để sản xuất vải sợi nhân tạo là:

A. Gỗ
B. Tre
C. Nứa
D. Than đá

Câu 5. Hãy cho biết đâu là trang phục?

A. Quần áo
B. Mũ
C. Giày
D. Cả 3 đáp án trên

...

DẠNG 2: Câu trắc nghiệm đúng, sai

Câu 1. Ưu điểm của vải sợi nhân tạo là:

A. Độ hút ẩm cao, thoáng mát, dễ bị nhàu, phơi lâu khô.
B. Ít nhàu, thấm hút tốt, thoáng mát.
C. Không bị nhàu, ít thấm mồ hôi, không thoáng mát.
D. Hút ẩm kém, ít thấm mồ hôi, mặc nóng

Câu 2. Ưu điểm của vải sợi pha là:

A. Độ hút ẩm cao, thoáng mát, dễ bị nhàu, phơi lâu khô.
B. Ít bám bẩn, dễ bảo quản.
C. Không bị nhàu, rất bền.
D. Hút ẩm kém, ít thấm mồ hôi, mặc nóng

....

DẠNG 3: Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn

Câu 1. Loại trang phục có ưu điểm đẹp và trang trọng thường được sử dụng vào dịp nào?

Câu 2. Một nhãn áo có ghi 100% cotton, nhược điểm của trang phục đó là

Câu 3. Bảo quản trang phục đúng cách sẽ giúp quần áo giữ được vẻ đẹp và

...

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 6!

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng