Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 7 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận)
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 7 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 7 Đề thi giữa kì 2 môn KHTN 6 CTST, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân, Công nghệ 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- 1. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1
- 2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2
- 3. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3
- 4. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 4
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1
1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1: (NB) Bệnh nào sau đây do nguyên sinh vật gây nên?
A. Sốt rét.
B. Chân tay miệng.
C. Sởi.
D. Viêm phổi.
Câu 2: (NB) Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lị là
A. plasmodium.
B. amip lị Entamoeba.
C. người truyền sang người.
D. muỗi Anophen.
Câu 3: (NB) Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 4: (NB) Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 5: (NB) Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi.
B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói.
B. Da tái, đau họng, khó thở.
D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ.
Câu 6: (NB) Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là xuất hiện
A. những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
B. các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa.
C. vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
D. những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức và gây ngứa.
Câu 7: (NB) Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá.
B. Thú.
C. Lưỡng cư.
D. Bò sát.
Câu 8: (NB) Đâu là tác hại của thực vật?
A. Giúp không khí trong lành.
B. Làm thuốc.
C. Gây ngộ độc, tử vong.
D. Cung cấp thức ăn.
Câu 9: (NB) Động vật có thể gây ra tác hại gì?
A. Nguồn thức ăn cho con người.
B. Giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất.
C. Sử dụng làm đồ mĩ nghệ, trang sức.
D. Gây bệnh cho người và động vật.
Câu 10: (NB) Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
A. Mắc màn khi đi ngủ.
B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
C. Phát quang bụi rậm.
D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.
Câu 11: (TH) Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch.
B. Vì chúng có hạt nằm trong quả.
C. Vì chúng sống trên cạn.
D. Vì chúng có rễ thật.
Câu 12: (TH) Sơ đồ nào sau đây thể hiện sự tiến hóa từ thấp đến cao của các ngành thực vật?
A. Hạt kín Hạt trần Dương xỉ Rêu.
B. Hạt trần Hạt kín Dương xỉ Rêu.
C. Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín.
D. Rêu Dương xỉ Hạt kín Hạt trần.
Câu 13: (NB) Đơn vị của lực là
A. niutơn.
B. mét.
C. giờ.
D. gam.
Câu 14: (NB) Dụng cụ dùng để đo lực là
A. cân.
B. đồng hồ.
C. thước dây.
D. lực kế.
Câu 15: (TH) Trường hợp liên quan đến lực không tiếp xúc là
A. vận động viên nâng tạ.
B. người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. giọt mưa đang rơi.
D. bạn Nam đóng đinh vào tường.
Câu 16: (TH) Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Hai thanh nam châm hút nhau.
B. Hai thanh nam châm đẩy nhau.
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 17: (1,0 điểm) NB
Em hãy kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp mà em biết. Chúng có đặc điểm gì nổi bật mà được xếp vào chân khớp?
Câu 18: (1,0 điểm) VD. Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 19: (2,0 điểm) TH. Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với đời sống con người?
Câu 20: (1,0 điểm) VDC. Trong quá trình lấy nấm mốc ra khỏi mẫu vật để quan sát, em cần sử dụng những dụng cụ gì để đảm bảo an toàn sức khỏe? Giải thích lí do của việc sử dụng các dụng cụ đó?
Câu 21: (1,0 điểm) VD. Hãy vẽ mũi tên biểu diễn lực xách quả dừa với lực 20 N theo tỉ xích 0,5 cm ứng với 5 N?
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đ/A | A | B | C | B | B | C | B | C | D | D | B | C | A | D | C | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 17 (1,0 điểm) | - Kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp: Rết, nhện, châu chấu, chuồn chuồn, ve… - Đặc điểm nổi bật của ngành chân khớp: + Phần phụ (chân) phân đốt + Các đốt khớp động với nhau | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 18 (1,0 điểm) | Chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học vì: Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. - Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,… → Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học. | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 19 (2,0 điểm) | Vai trò của thực vật đối với đời sống con người - Cung cấp lương thực, thực phẩm. - Cho bóng mát và điều hòa khí hậu. - Làm thuốc, gia vị, cây cảnh và trang trí. - Làm đồ dùng và nguyên liệu để sản xuất giấy. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 20 (1,0 điểm) | - Khi lấy nấm mốc, cần sử dụng găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt. - Giải thích: Vì bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp, nếu hít phải sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 21 (1,0 điểm) | - Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên (Vẽ đúng) + Điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn như đã cho. + Phương thẳng đứng; chiều của lực xách quả dừa (từ dưới lên trên). | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Tổng điểm (%) | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1. Đa dạng thế giới sống (27 tiết) | 1 | 10 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 4 | 12 | 8,0 (80%) |
2. Lực trong đời sống (6 tiết) | 0 | 2 | 0 | 2 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 4 | 2,0 (20%) |
Tổng câu | 1 | 12 | 1 | 4 | 2 | 0 | 1 | 0 | 5 | 16 | 21 |
Tổng điểm | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 1,0 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
% điểm số | 40% (4,0 ) | 30% (3,0) | 20% (2,0) | 10% (1,0) | 60% | 40% | 100% |
1.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
| Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu hỏi | Câu hỏi | ||
TL | TN | TL | TN | |||
1. Đa dạng thế giới sống (27 tiết) |
|
| ||||
- Sự đa dạng nguyên sinh vật, một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. - Sự đa dạng nấm, vai trò của nấm, một số bệnh do nấm gây ra. - Sự đa dạng của thực vật, động vật. - Tìm hiểu các sinh vật ngoài thiên nhiên. |
Nhận biết | - Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. |
| 2 | C1; C2 | |
- Nêu được một số bệnh do nấm, rêu gây ra. |
| 3 | C3; C4; C5 | |||
- Nêu được một số thực vật, động vật trong đời sống. |
| 2 | C6; C7 | |||
- Nêu được một số tác hại của động, thực vật trong đời sống. |
| 3 | C8; C9; C10 | |||
- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn, vai trò của động vật. (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, … | 1 | C17 | ||||
Thông hiểu
| - So sánh được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...). |
|
| |||
- Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. | 1 | C11 | ||||
- Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra. |
| |||||
- Liệt kê được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, ...). Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm. |
|
| ||||
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...). |
|
| ||||
- Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra. |
|
| ||||
- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). |
| 1 | C12 | |||
- Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). | 1 |
| C19 | |||
- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ. |
| |||||
- Chỉ ra được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình. |
| |||||
- Hiểu được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. | ||||||
Vận dụng
| - Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. |
|
| |||
- Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp). |
|
| ||||
- Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. |
|
| ||||
- Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên. |
| |||||
- Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học. | 1 | C18 | ||||
Vận dụng cao
| - Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ... | 1 | C20 | |||
- Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận. |
| |||||
Trình bày vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...). - Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên; phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín) trong thực tế. |
| |||||
- Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. |
| |||||
- Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên. |
| |||||
- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). |
| |||||
2. Lực trong đời sống (6 tiết) | ||||||
– Lực và tác dụng của lực – Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc – Ma sát – Lực cản của nước – Khối lượng và trọng lượng – Biến dạng của lò xo |
Nhận biết | - Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. |
| |||
- Nêu được đơn vị lực đo lực. |
| 1 | C13 | |||
- Kể tên được một số ứng dụng của vật đàn hồi. |
| |||||
- Nhận biết được dụng cụ đo lực là lực kế. |
| 1 | C14 | |||
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ. |
| |||||
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động. |
| |||||
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm biến dạng vật. |
| |||||
- Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. |
| |||||
- Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. |
| |||||
Thông hiểu | - Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. |
| ||||
- Chỉ ra được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. |
| 1 | C15 | |||
- Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc. |
| 1 | C16 | |||
Vận dụng | - Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó. | 1 | C21 | |||
- Phân tích được mối quan hệ giữa độ biến dạng với khối lượng của vật. |
|
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2
2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài 60 phút
A.TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Câu 1. Bệnh nào sau đây do nguyên sinh vật gây nên?
A. Bệnh sốt rét
B. Bệnh tiểu đường
C. Bệnh cao huyết áp
D. Bệnh lang ben
Câu 2. Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm nguyên sinh vật?
A.Trùng roi.
B. Vi khuẩn lao.
C. Thực khuẩn thể.
D. Nấm men.
Câu 3. Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lị là
A. plasmodium.
B. amip lị Entamoeba.
C. người truyền sang người.
D. muỗi Anophen.
Câu 4. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 5: Loài nấm nào sau đây được sử dụng trong sản xuất bánh mì?
A. Nấm hương
B. Nấm sò
C. Nấm mộc nhĩ
D. Nấm men
Câu 6: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
B. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
C. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 7. Sơ đồ nào sau đây thể hiện sự tiến hóa từ thấp đến cao của các ngành thực vật?
A. Hạt kín Hạt trần Dương xỉ Rêu.
B. Hạt trần Hạt kín Dương xỉ Rêu.
C. Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín.
D. Rêu Dương xỉ Hạt kín Hạt trần.
Câu 8. Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.
B. Rắn, cá heo, hổ.
C. Ruồi, muỗi, chuột.
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.
Câu 9. Động vật có thể gây ra tác hại gì?
A. Nguồn thức ăn cho con người.
B. Giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất.
C. Sử dụng làm đồ mĩ nghệ, trang sức.
D. Gây bệnh cho người và động vật.
Câu 10. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
A. hình thái đa dạng.
B. có xương sống.
C. kích thước cơ thể lớn.
D. sống lâu.
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không phải là vai trò của đa dạng sinh học?
A. Điều chế kim loại
B. Làm thức ăn
C. Làm chỗ ở
D. Bảo vệ môi trường
Câu 12. Vai trò của đa dạng sinh học là
A. suy giảm đa dạng sinh học.
B. ảnh hưởng đến khí hậu.
C. cung cấp lương thực, thực phẩm.
D. ô nhiễm không khí.
Câu 13: Treo quả nặng vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó lò xo đã tác dụng lên quả nặng một lực gì?
A. Lực đẩy
B. Lực nén
C. Lực hút
D. Lực kéo
Câu 14. Trong trường hợp cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm cho nó:
A. bị biến dạng
B. bị thay đổi tốc độ
C. vừa bị biến dạng vừa thay đổi tốc độ
D. bị thay đổi hướng chuyển động
Câu 15. Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?
A. 5 kg.
B. 0,5 kg.
C. 50 kg.
D. 500 kg.
Câu 16: Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên bàn
B. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
D. Lực hút giữa Mặt Trời và Hỏa Tinh
B.TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 17 (1 điểm).
a, Trong quá trình lấy nấm mốc ra khỏi mẫu vật để quan sát, em cần sử dụng những dụng cụ gì để đảm bảo an toàn sức khỏe?
b, Em hãy trình bày vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên?
Câu 18 (2 điểm).
a, Em hãy kể tên một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống.
b, Em hãy nêu vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
Câu 19 (2,0 điểm).
a, Em hãy kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp mà em biết. Chúng có đặc điểm gì nổi bật mà được xếp vào chân khớp?
b, Sau khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên Em hãy giải thích vai trò của sinh vật trong tự nhiên?
Câu 20 (1 điểm).
a, Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người?
b, Một con lợn có khối lượng 1 tạ thì có trọng lượng là bao nhiêu?
2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đ/A | A | B | B | C | D | A | C | C | D | B | A | C | D | C | A | B |
B. TỰ LUẬN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 17 (1điểm) | a, Khi lấy nấm mốc, cần sử dụng găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt. - Giải thích: Vì bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp, nếu hít phải sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. | 0,5 điểm |
b, - HS trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). | 0,5 điểm
| |
Câu 18 (2,0 điểm) | a, -ĐVKXS: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp. -ĐVCXS: Ca, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
b, Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, …) | 1 điểm | |
Câu 19 (2,0 điểm) | a, - Kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp: Rết, nhện, châu chấu, chuồn chuồn, ve… - Đặc điểm nổi bật của ngành chân khớp: + Phần phụ (chân) phân đốt + Các đốt khớp động với nhau | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
b, -HS nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...). | 1 điểm | |
Câu 20 (1điểm) | a, Các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người: - Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm). - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, …….. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh... | 0,5 đ |
b,Một con lợn có khối lượng m =1 tạ = 100 kg thì có trọng lượng là P = 10.m = 10.100 = 1000(N) | 0,25 0,25 đ |
2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu TN/Tổng số ý TL | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
1. Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống (26 tiết) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 8,0 |
1.1. Nguyên sinh vật (2t) | 3 |
|
|
| 3 | 0,75 | |||||
1.2. Nấm (5t) | 1 | 1 | 1 |
|
| 1 | 2 | 1,0 | |||
1.3.Thực vật (6t) |
| 1 | 2 |
| 1 |
| 2 | 2 | 1,5 | ||
1.4.Động vật (7t) | 2 | 2 | 2 | 1 | 1 |
|
| 5 | 3 | 3,25 | |
1.5. đa dạng sinh học (4t) | 2 |
| 1 |
|
| 1 | 2 | 1,0 | |||
1.6. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. (2t) |
|
|
| 1 |
| 1 | 0,5 | ||||
2. Chủ đề 9. Lực (7 tiết) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2,0 |
2.1. Lực và biểu diễn lực (2) | 1 |
|
|
| 1 | 0,25 | |||||
2.2.Tác dụng của lực (2) | 1 |
|
|
| 1 | 0,25 | |||||
2.3. Lực hấp dẫn và trọng lượng (2) | 1 |
| 1 |
|
| 1 | 1 | 1,25 | |||
2.4. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc (1) | 1 |
|
|
| 1 | 0,25 | |||||
Số câu TN/Tổng số ý TL | 2 | 12 | 3 | 4 | 4 |
| 2 | 0 | 11 | 16 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 1 | 2 |
| 1 | 0 | 6đ | 4đ | 10đ |
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 10 điểm | 10 điểm |
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3
3.1. Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Cấp độ | Các mức độ cần đánh giá | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||
Nội dung | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
SINH HỌC | |||||||||
Nấm | Trình bày được đặc điểm phân loại nấm | ||||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | |||||||
Thực vật | Nêu đặc điểm của nhóm rêu, dương xỉ | Nắm được vai trò của thực vật trong tự nhiên | |||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 2 1 10% | 1 1,0 10% | 2 1,5 20% | ||||||
Động vật | Phân biệt động vật có xương sống và không có xương sống | Nêu vai trò của động vật trong đời sống | Vận dụng kiến thức về động vật để đề ra các biện pháp hạn chế tác hại do ĐV gây ra | ||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | 1 1,0 10% | 3 2,0 20% | |||||
Đa dạng sinh học | Đặc điểm của đa dạng sinh học | ||||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | |||||||
VẬT LÍ
| |||||||||
Lực và biểu diễn lực | Trình bày đơn vị đo lực | Trình bày về độ lớn và hướng của lực | |||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 1 0,5 5% | 1 1,5 15% | 2 2.0 20% | ||||||
Tác dụng của lực | Nhận biết được tác dụng của lực gây nên cho vật | ||||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ% | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | |||||||
Lực hấp dẫn và trọng lực | Nêu được khối lượng của vật | Xác định được trọng lượng của vật | |||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 1 0,5 5% | 1 1,5 15% | 2 2,0 20% | ||||||
Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Vận dụng được lực không tiếp xúc trong nam châm | ||||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | |||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % | X X 40% | X X 30% | X X 20% | X X 10% | X X 100% |
3.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS……..
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỚP 6 Thời gian làm bài:……phút, không kể thời gian phát đề |
|
A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Lực có tác dụng làm cho vật biến dạng trong trường hợp nào dưới đây?
Câu 2. Dựa vào mức độ tổ chức cơ thể, nấm được chia thành mấy loại?
A. 2 loại: nấm tiếp hợp và nấm túi.
B. 2 loại: nấm đơn bào và nấm đa bào.
C. 2 loại: nấm túi và nấm đảm.
D. 2 loại: nấm nhân sơ và nấm nhân thực.
Câu 3. Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?
A. Trên đỉnh ngọn
B. Trong kẽ lá
C. Mặt trên của lá.
D. Mặt dưới của lá
Câu 4. Đa dạng sinh học không biểu hiện ở tiêu chí nào sau đây
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Câu 5. Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo.
B. Nơi ẩm ướt.
C. Nơi thoáng đãng.
D. Nơi nhiều ánh sáng.
Câu 6. Đơn vị đo lực trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là
A. niutơn (N).
B. mét (m).
C. giây (s).
D. kilôgam (kg).
Câu 7. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là
A. Hình thái đa dạng.
B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.
Câu 8. Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thực phẩm.
(2) Hỗ trợ con người trong lao động.
(3) Là thức ăn cho các động vật khác.
(4) Gây hại cho cây trồng.
(5) Bảo vệ an ninh.
(6) Là tác nhân gây bệnh hoặc vật trung gian truyền bệnh.
Đâu là vai trò của động vật trong đời sống con người?
A. (1), (3), (5).
B. (2), (4), (6).
C. (1), (2), (5).
D. (3), (4), (6).
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Hãy cho biết khối lượng của các sản phẩm dưới đây.
Câu 2. (1,5 điểm) Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau đây:
a) Túi kẹo có khối lượng 150 g.
b) Túi đường có khối lượng 2 kg.
c) Hộp sữa có khối lượng 380 g.
Câu 3. (0,5 điểm) Trong hình ảnh sau, nam châm đẩy hay hút nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
Câu 4. (1,5 điểm) Lực do người tác dụng và xe có:
- Gốc đặt tại.....
- Phương nằm ngang, chiều từ....
- Độ lớn....
Câu 5. (1,0 điểm) Quan sát hình bên dưới hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật nếu số lượng thực vật bị suy giảm.
Câu 6. Đọc đoạn thông tin sau:
Được biết, chuột cái có chu kì động dục từ 4 - 6 ngày. Trong trường hợp cho chuột cái tiếp xúc với nước tiểu chuột đực thì chúng sẽ động dục sau 72 giờ còn nếu những con chuột cái với mật độ lớn thì tất cả chúng sẽ không động dục.
Sau khi giao phối thông thường chuột cái sẽ phát triển một lớp màng ngăn cản việc giao phối đó. Thời kì của chuột vào nhà khoảng 19 – 21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3 – 14 con chuột (trung bình 7 con). Mỗi chuột cái có thể đẻ 5 – 10 lứa mỗi năm, vì vậy số lượng chuột nhà có thể tăng rất nhanh. Chuột nhà sinh sản quanh năm (tuy nhiên, trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá lạnh, mặc dù chúng không ngủ đông).
Chuột sơ sinh không mở mắt được ngay và không có bộ lông. Bộ lông phát triển vài ba ngày sau khi sinh; đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần, con đực trưởng thành sinh dực sau khoảng 6 tuần và con cái khoảng 8 tuần, nhưng cả hai giới có thể sinh sản sớm từ khi 5 tuần.
Hình. Con chuột
Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau:
a) Chuột được xếp vào nhóm động vật có xương sống nào?
b) Tác hại và biện pháp phòng tránh chuột.
3.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | D | D | D | B | A | B | C |
II. TỰ LUẬN
Câu hỏi | Nội dung trả lời | Điểm thành phần |
Câu 1 | Hộp sữa 380 g. | 0,25 điểm |
Phở bò 65 g. | 0,25 điểm | |
Câu 2 | a.Túi kẹo có khối lượng 150 g thì có trọng lượng là 1,5 N. | 0,5 điểm |
b.Túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng 20 N. | 0,5 điểm | |
c. Hộp sữa có khối lượng 380 g thì có trọng lượng là 3,8 N. | 0,5 điểm | |
Câu 3 | Vì 2 đầu nam châm cùng cực nên đẩy nhau. | 0,25 điểm |
Lực giữa 2 nam châm là lực không tiếp xúc. Trọng lượng của các quả trên cân là 7,5N. | 0,25 điểm | |
Câu 4 | Gốc đặt tại xe. | 0,5 điểm |
Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. | 0,5 điểm | |
Độ lớn 20N. | 0,5 điểm | |
Câu 5 | Do thực vật là nguồn thức ăn cho động vật, là nơi ở cho động vật nên nếu số lượng thực vật suy giảm sẽ làm nguồn thức ăn trong tự nhiên bị giảm mất. Một số loài động vật mất đi nguồn thức ăn và sự sống. | 1,0 điểm |
Câu 6 | a) Chuột được xếp vào nhóm Thú. | 0,5 điểm |
b) Tác hại: gặm nhấm làm hư đồ đạc gia đình, phá hại mùa màng, mang mầm bệnh truyền người Phòng chống chuột: giữ gìn vệ sinh môi trường; nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng; nuôi mèo diệt chuột hoặc dùng keo bẫy chuột,… | 0,5 điểm |
4. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 4
4.1. Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Chủ đề | Nội dung | Trắc nghiệm | Tự luận | Tổng số bài | |||||
NB | TH | Tổng số câu | NB | TH | VD | VDC | |||
Chủ đề 4: một số vật liệu, nhiên liệu.... | Một số lương thực, thực phẩm | Câu 1,2 | Câu 3,4 | 4 | Bài 1a | Bài 1b | |||
Chủ đề 5: chất tinh khiết - hỗn hợp... | Chất tinh khiết - hỗn hợp Nguyên liệu Nhiên liệu | Câu 5,6 | Câu 7,8 | 4 | Bài 1c | 1 | |||
Đa dạng thế giới sống. | Nấm | Câu 8, 9,10,12 | Câu 11,13,14 | 12 | 2 | ||||
Thực vật | Câu 15 16,19 | Câu 17,18,20 | Bài 2 | Bài 3 | Bài 2 |
4.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Trường............................ | BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM 2023 - 2024 |
I. Trắc nghiệm (5 đ): mỗi ý đúng 0,25 đ
Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Cây lúa.
B. Cây ngô.
C. Cây lúa mì.
D. Cây nho.
Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Gạo.
B. Rau xanh.
C. Thịt.
D. Gạo và rau xanh.
Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường, bột).
B. Protein (chất đạm).
C. Lipit (chất béo).
D. Vitamin.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?
A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
B. Cá là thực phẩm tự nhiên.
C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.
Câu 5: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?
A. Không tan trong nước.
B. Có vị ngọt, mặn, chua.
C. Không màu, không mùi, không vị.
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.
Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ
A. nhiều nguyên tử.
B. một chất.
C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
D. nhiều chất để riêng biệt.
Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.
A. vật lý và hoá học nhất định.
B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
C. thay đổi.
D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.
Câu 8: Không khí là
A. chất tinh khiết.
B. tập hợp các vật thể.
C. hỗn hợp.
D. tập hợp các vật chất.
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực
B. Dị dưỡng
C. Đơn bào hoặc đa bào
D. Có sắc tố quang hợp
Câu 10: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?
A. Nấm độc
B. Nấm mốc
C. Nấm đơn bào
D. Nấm ăn được
Câu 11: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?
A. Nấm hương
B. Nấm men
C. Nấm cốc
D. Nấm mốc
Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?
A. Nấm men
B. Nấm mốc
C. Nấm cốc
D. Nấm sò
Câu 13: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?
A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
C. Truyền dọc từ mẹ sang con
D. Ô nhiễm môi trường
Câu 14: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?
A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh
B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh
C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp
D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
Câu 15: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?
A. Rêu tường
B. Dương xỉ
C. Tảo lục
D. Rong đuôi chó
Câu 16: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo
B. Nơi ẩm ướt
C. Nơi thoáng đãng
D. Nơi nhiều ánh sáng
Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào
B. Cây gọng vó
C. Cây tam thất
D. Cây giảo cổ lam
Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?
A. Bào tử
B. Nón
C. Hoa
D. Rễ
Câu 19: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?
A. Du canh du cư
B. Phá rừng làm nương rẫy
C. Trồng cây gây rừng
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện
Câu 20: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?
A. Trên đỉnh ngọn
B. Trong kẽ lá
C. Mặt trên của lá
D. Mặt dưới của lá
II. Tự luận
Bài 1: (2 đ)
a. Lương thực là gì?
b. Tại sao không nên ăn( uống) thực phẩm hết hạn sử dụng?
c. Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.
Bài 2: (2 đ)
Trình bày vai trò của thực vật trong đời sống? Tại sao ở vùng ven biển và ven đê người ta thường trồng nhiều cây xanh
Bài 3: (1 đ)
Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?
4.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
- Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | C | A | D | D | C | A | C | D | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | B | C | D | C | B | A | B | C | D |
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Bài 1.
a. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (Chất đạm), lipit (Chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (Như B1, B2, …) và các khoáng chất. (1 đ)
Chúng ta không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng vì:
- Thực phẩm hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc (0,25)
- Chúng ta ăn vào có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trong như rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), hoặc có thể gây ngộ độc, hoặc gây bệnh (0,25)
c. Ví dụ:
- Hỗn hợp đồng nhất: không khí, nước muối, nước đường,... (0,25)
- Hỗn hợp không đồng nhất: hỗn hợp cát và nước, hỗn hợp cát và bột sắt, dầu và nước, xăng và nước,... (0,25)
Bài 2.
TV có vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống con người:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm (Ngô, lúa, cây ăn quả...), (0,5)
- Nguyên liệu làm thuốc (nhân sâm, hạt, quả, lá, thân cây đinh lăng...), (0,25)
- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm: cà phê, tiêu, điều,....), (0,25)
- Lấy gỗ (0,25)
- Làm cảnh (sung, thông...)..., (0,25)
Người ta thường trồng nhiều cây xanh ở vùng ven biển, ven đê để:
- Giữ đất, chống xói mòn, sạt lở (0,25)
- Cho bóng mát, điều hòa khí hậu (0,25)
Bài 3.
Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí (1 đ)
>> Tải file để tham khảo các đề thi còn lại!