Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo (8 môn) 37 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 37 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 37 Đề thi giữa kì 2 lớp 6 của 8 môn: Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục công dân, Lịch sử - Địa lí, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Toán, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

Phân môn Địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Các hiện tượng: mây, mưa, sấm sét, gió, bão,... là những hiện tượng xảy ra ở tầng nào của khí quyển?

A. Tầng đối lưu.
B. Tầng bình lưu.
C. Ở sát mặt đất.
D. Các tầng cao của khí quyển.

Câu 2. Trên bề mặt Trái Đất có mấy khối khí hoạt động chính?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4

Câu 3. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

A. chí tuyến.
B. ôn đới.
C. xích đạo.
D. cận cực.

Câu 4. Gió thường xuyên hoạt động trong phạm vi đới Nóng là gió nào?

A. Gió mùa.
B. Gió Tín phong.
C. Gió Tây ôn đới.
D. Gió Đông cực.

Câu 5. Hệ thống sông gồm sông chính và

A. phụ lưu, chi lưu
B. phụ lưu, sông nhỏ
C. thượng lưu, chi lưu
D. thượng lưu, trung lưu

Câu 6. Dòng biển nóng có hướng chảy từ:

A. Xích đạo về vùng Ôn đới
B. hai cực về vùng Xích Đạo
C. từ vùng vĩ độ thấp về vùng vĩ độ cao
D. từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp

Câu 7. Sự dao động tại chỗ của nước biển là hiện tượng gì?

A. Thủy triều
B. Sóng
C. Dòng biển
D. Sóng thần

Câu 8. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. nước.
B. sấm.
C. mưa.
D. mây.

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy mô tả hiện tượng hình thành mây, mưa?

Câu 2. (0,5 điểm) Hãy trình bày một số biện pháp phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu?

Câu 3. (1,5 điểm) Nước ngầm và băng hà có tầm quan trọng như thế nào?

Phân môn Lịch Sử

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc ở Đông Nam Á bước vào thời kì

A. phong kiến.
B. chiếm hữu nô lệ.
C. tư bản chủ nghĩa.
D. xã hội chủ nghĩa

Câu 2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở phía Bắc Việt Nam ngày nay xuất hiện quốc gia phong kiến nào?

A. Đại Việt.
B. Chân Lạp.
C. Chăm-pa.
D. Đại Cồ Việt.

Câu 3. Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?

a. Văn Lang.
b. Tây Âu.
c. Lạc Việt.
d. Bách Việt.

Câu 4. Thời Văn Lang, nước ta được phân chia thành bao nhiêu bộ?

a. 15
b. 16
c. 17
d. 18

Câu 5. Nhà Hán chia Âu Lạc thành mấy quận?

A. 2.
B. 3.
C. 6.
D. 9

Câu 6. Chính quyền cai trị phương Bắc cai trị đến

a. Châu.
b. Huyện.
c. Làng, xã.
d. Tỉnh.

Câu 7. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở

a. Mê Linh.
b. Hát Môn.
c. Cổ Loa.
d. Luy Lâu.

Câu 8. Ai là người được mệnh danh là Dạ Trạch Vương?

a. Lý Nam Đế.
b. Lý Phật Tử.
c. Triệu Quang Phục.
d. Lý Thiên Bảo.

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (0.5 điểm) Phân tích những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Câu 2. (1.5 điểm) Hãy mô tả đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Câu 3. (1.0 điểm) Lập niên biểu lịch sử các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

Phần Địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

A

B

A

C

A

D

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Nội dung

Điểm

Câu 1. Em hãy mô tả hiện tượng hình thành mây, mưa?

1,5 điểm

Quá trình hình thành mây mưa:

- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành mây.

- Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

0,75

0,75

Câu 2. Hãy trình bày một số biện pháp phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu?

0,5 điểm

- Chấp hành nghiêm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng, chống lụt, bão.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn. Sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn.

- Cứu trợ khắc phục hậu quả; cứu người bị nạn, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ các gia đình bị nạn, khôi phục sản xuất và sinh hoạt.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Lưu ý: Học sinh trình bày được 2 ý đúng trở lên được trọn điểm, có thể nêu câu trả lời ngoài đáp án.

Câu 3. Nước ngầm có tầm quan trọng như thế nào?

1,0 điểm

+ Sử dụng làm nước ăn uống cho người dân, nước sinh hoạt hàng ngày.

+ Sử dụng tưới tiêu cho ngành nông nghiệp.

+ Cung cấp nước cho sông, suối, ao, hồ…

+ Giúp ổn định dòng chảy của sông ngòi của nhiều con sông, đồng thời giúp cố định các lớp đất đá bên trên, tránh các hiện tượng sạt lở hay sụt lún đất.

0,25

0,25

0,25

0,25

Phần Lịch Sử

A.Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

A

A

B

B

B

C

B. Tự luận (3 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Phân tích những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

0.5

+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

+ Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình

+ Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi của mình

+ Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.

Lưu ý: Học sinh trình bày được 2 ý đúng trở lên được trọn điểm

0,25

0,25

2

Hãy mô tả đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

1.5

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Ăn: cơm nếp và cơm tẻ, khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ. Biết sử dụng gia vị, mâm, bát, muôi,…

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

3

Lập niên biểu lịch sử các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc

1.0

Thời gianTên cuộc khởi nghĩa
Năm 40 -43Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 542Khởi nghĩa Lí Bí
Năm 713-722Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Cuối TKVIIIKhởi nghĩa Phùng Hưng

0.25

0.25

0.25

0.25

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(7 tiết)

Nội dung 1. Các tầng khí quyển. Thành phần không khí

2 TN*

60%

3,0 điểm

Nội dung 2. Các khối khí. Khí áp và gió

2 TN*

Nội dung 3. Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu

1 TL*

Nội dung 4.

Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó.

1 TL*

2

NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

(4 tiết)

Nội dung 1. Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển

1 TN

40%

2,0 điểm

Nội dung 2. Vòng tuần hoàn nước

1 TN

Nội dung 3. Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ

2 TN*

Nội dung 4.

Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

2 TN*

Nội dung 5.

Nước ngầm và băng hà

1 TL

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Phân môn Lịch sử

1

Chủ đề: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

Nội dung 1: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

2 TN

20%

1,0 điểm

Nội dung 2. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

1 TL

2

Chủ đề : VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

1.Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

+ Nhà nước Văn Lang

+ Nhà nước Âu Lạc

4 TN*

1 TL*

1 TL*

1 TL*

80%

4,0 điểm

2.Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỷ II TCN đến năm 938

4 TN*

1 TL*

3. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc

4 TN*

1 TL*

1 TL*

1 TL*

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo

2.1. Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6

Mức độ Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngTổng
TNKQTNTLTNKQTNTLCấp độ thấpCấp độ cao

1. Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Nhận biết được các tình huống nguy hiểm

Nêu được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

Kể ra các tình huống nguy hiểm ở địa phương.

Vận dụng kiến thức đã học liên hệ để giải quyết tình huống

́ Câu

Số điểm

Tỉ lệ%

5

1,25

12,5%

3

0,75

7,5%

1

1

10%

1

3

30%

10

6

60%

Tiết Kiệm

Biết được các việc làm tiết kiệm .

Nêu được các biểu hiện của tiết kiệm

Ý nghĩa của tiết kiệm

́ Câu

Số điểm

Tỉ lệ%

4

1

10%

4

1

10%

1

2

20%

9

4

40%

̉ng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

16

4

40

2

3

30%

1

3

30%

19

10

100%

2.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

A. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu 1: Trong các tình huống sau đâu là tình huống nguy hiểm?

A. Bị người lạ mặt rủ đi chơi.
B. Đi học với bố mẹ.
C. Đi chơi với các bạn ở lớp
D. Sang nhà ông bà chơi

Câu 2: Khi bị bắt cóc em sẽ làm gì?

A. Gào khóc thật to để mọi người biết đến giúp.
B. Bỏ chạy thật nhanh.
C. Đứng im tại chỗ .
D. Không có phản ứng gì

Câu 3: Khi bị hỏa hoạn chúng ta sẽ gọi số nào sau đây để chữa cháy?

A.115
B. 113
C. 116
D.114

Câu 4: Mối nguy hiểm nào sau đây là do con người gây ra?

A. Sấm chớp
B. Mưa đá
C. Đánh nhau
D. Nước lũ

Câu 5: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là?

A. Cướp giật
B. Bắt có trẻ con
C. Mưa giông, sấm chớp
D. Tai nạn

Câu 6: Khi gặp tình huống nguy hiểm chúng ta cần phải làm gì?

A. Lo lắng
B. Bình tĩnh
C. Hốt hoảng
D. Hoang mang

Câu 7: Trong các tình huống sau đây đâu là tình huống không nguy hiểm?

A. Các bạn lớp 6 đi học về ra sông tắm.
B. Các bạn tập trung ở bãi biển cấm
C. Bạn A được bố cho học bơi ở trung tâm văn hóa huyện có thầy dạy
D. Bạn T lội qua suối về nhà khi nước lũ.

Câu 8: Hành động nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

A. Ăn chơi lãng phí
B. Vứt đồ còn ăn được ra thùng rác
C. Tiết kiệm tiền mua sách vở
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản không khoa học

Câu 9: Đâu là câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm?

A. Học, học nữa học mãi
B. Tích tiểu thành đại
C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn
D. Có công mài sắt có ngày lên kim

Câu 10: Ngoài tiết kiệm về tiền của chúng ta cần tiết kiệm?

A. Nhân phẩm
B. Lời nói
C. Sức khỏe
D. Danh dự

Câu 11: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta?

A. Làm giàu cho gia đình, cho đất nước
B. Sống có ích
C. Yêu đời hơn
D. Tự tin trong cuộc sống

Câu 12: Để tiết kiệm thời gian chúng ta cần phải làm gì?

A. Đi chơi với bạn bè
B. Tranh thủ học bài và giúp bố mẹ trông em
C. Chơi game
D. Ngủ cả ngày

Câu 13: Đối lập với tiết kiệm là?

A. Trung thực, thẳng thắn
B. Cần cù, chăm chỉ
C. Cẩu thả, hời hợt
D. Xa hoa, lãng phí

Câu 14: Câu nói “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến đức tính nào sau đây?

A. Lãng phí, thừa thãi
B. Cần cù, siêng năng
C. Trung thực
D. Tiết kiệm

Câu 15: Câu nào nói đến keo kiệt, bủn xỉn?

A. Vung tay quá chán
B. Năng nhặt chặt bị
C. Vắt cổ chày ra nước
D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 16: Việc làm nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

A.Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.
B. Đổ cơm thừa đi mà không để cho gà ăn.
C. Bật tivi sau để đó đi chơi.
D. Mua sắm đồ đạc khi không cần thiết.

B. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm) Kể ra các tình huống nguy hiểm ở địa phương do thiên tai thường xuyên xảy ra?

Câu 2 (2 điểm): Nêu ý nghĩa của tiết kiệm? Cho ví dụ minh họa:

Câu 3 (3 điểm): Cho tình huống sau: Khi trên đường đi học về em thấy có người đi sau mình và em nghi ngờ là họ có ý định bắt cóc mình. Vậy trong tình huống trên em sẽ có cách ứng phó như thế nào?

2.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn GDCD 6

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu12345678910111213141516
Đáp ánAADBCBCCBCABDDCA

II. Tự luận (6 điểm)

Hs trả lời được theo các ý sau:

CÂUNỘI DUNGĐIỂM

1

(1 điểm)

* Các tình huống nguy hiểm ở địa phương do thiên tai thường xuyên xảy ra đó là:

- Vào mùa mưa thường có: Sấm chớp, mưa bão, mưa đá giông tố, gió to, lũ quét, lũ lụt ở ven sông sông ven suối, sạt lở đất ở khu vực núi cao...

- Mùa khô: Hạn hán gây cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.

0,5

0,5

2

(2 điểm)

Tiết kiệm có ý nghĩa:

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động, đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

- Ví dụ:

Đem tiền đút vào lợn đất để tiết kiệm.

Tắt các thiết bị điện không cần thiết

Dùng ánh sáng tự nhiên để thay một phần điện thắp sáng

Chi tiêu hợp lý trong gia đình, không mua những thứ không thật cần thiết.

1

1

3

(3 điểm)

Trong tình huống trên các em sẽ có một số cách ứng phó như sau:

- Có thể chạy vào nhà dân gần nhất để tránh tạm.

- Vẫy người mà mình quen đi đường để thông báo cho họ biết.

- Bình tĩnh di chuyển thật nhanh đến nơi có đông người hoặc đến cơ quan công an (Nếu ta gần chỗ công an).

1

1

1

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo

3.1. Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: HĐTN, HN – Lớp: 6
(Thời gian làm bài 45 phút)

Mức độ Chủ đềYêu cầu về nhận thứcTổng
Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
TNTLTNTLTNTLTNTL

Xây dựng cộng đồng văn minh

Số câu

Điểm

%

Số câu: 3

1.5 đ

15%

Số câu: 3

1.5 đ

15%

Số câu 1

2.0đ

20%

Số câu: 7

5.0 đ

50%

Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam

Số câu

Điểm

%

Số câu: 1

0.5 đ

5 %

Số câu: 3

1.5 đ

15%

Số câu: 4

2.0 đ

20 %

Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu

Số câu

Điểm

%

Số câu: 2

1.0đ

10%

Số câu: 1

2.0 đ

20%

Số câu 3

3, 0đ

30%

Tổng

Số câu

Điểm

%

4 câu

2, 0đ

20%

8 câu

4.0 đ

40%

1 câu

2, 0đ

20%

1 câu

2, 0đ

20%

14 câu

10, 0đ

100, 0%

3.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

PHÒNG GDĐT……......
TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: HĐTN, HN – Lớp 6
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề kiểm tra gồm 2 trang.

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: (1- NB) Những hành vi thể hiện nếp sống văn hóa, quy tắc, quy định nơi công cộng.

A. Giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật khi lên xuống tàu, xe, qua đường.
B. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh nơi công cộng.
C. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự nơi công cộng.
D. Tất cả những hành vi trên.

Câu 2: (1-NB) Những hành vi ứng xử không đúng nơi công cộng?

A. Cười nói đủ nghe nơi đông người
B. Xếp hàng theo thứ tự nơi công cộng
C. Giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên nơi công cộng,…
D. Chen lấn, xô đẩy nhau nơi công cộng.

Câu 3: (1 – NB) Những hành vi ứng xử đúng nơi công cộng?

A. Vứt rác bừa bãi nơi công cộng như công viên, bảo tàng, siêu thị,…
B. Báo cơ quan quản lí, tổ chức có thẩm quyền khi thấy những người vi phạm quy định nơi công cộng,…
C. Cười nói quá to nơi đông người.
D. Chen lấn xô đẩy nơi công cộng.

Câu 4: (1 – TH) Nếu khoảng cách nói chuyện giữa hai người hơi xa nhau, em cần:

A. Tiến lại gần bạn hơn để nói.
B. hét lên hoặc nói thật to để bạn nghe thấy.

Câu 5: (1 – TH) Ở một số nơi công cộng đặc thù (như rạp chiếu phim, rạp hát, trên xe buýt, viện bảo tàng, đền, chùa, nhà thờ,...), nên:

A. Nói thì thầm đủ nghe.
B. Hạn chế trao đổi, trò chuyện.

Câu 6: (1 – TH) Nhận được điện thoại khi ngồi với nhóm bạn, em sẽ:

A. Nên đi ra chỗ khác để trò chuyện.
B. Nói chuyện với âm lượng vừa phải.

Câu 7: (2 – TH) Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:

A. Thận trọng và tuân thủ quy định.
B. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc.
C. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động.
D. Tất cả các yêu cầu trên.

Câu 8: (2 – TH) Trách nhiệm giữ gìn các nghề truyền thống là của ai?

A. Mọi người đều có thể thực hiện một số việc làm góp phần giữ gìn, phát triển nghề truyền thống và văn hoá truyền thống của dân tộc.
B. Chỉ nghệ nhân làm nghề truyền thống có trách nhiệm giữ gìn.

Câu 9: (2 – TH) Ý nghĩa của các việc làm để giữ gìn nghề truyền thống:

A. Định hướng nghề nghiệp cho HS, đồng thời góp phần phân luồng HS cũng như phát triển nghề truyền thống.
B. Giúp hồi sinh cho các làng nghề truyền thống, tạo ra những thay đổi, thích ứng phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
C. Đảm bảo thu nhập, tương lai cho người lao động và làng nghề.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: (2 – NB) Nghề không phải nghề truyền thống là:

A. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ.
B. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên, Hà Nội.
C. Nghề lập trình thiết kế các trò chơi qua mạng Internet.
D. Nghề làm nón làng Chuông ở Thanh Oai, Hà Nội.

Câu 11: ( 3- TH) Một số thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Nam Định:

A. Lũ quét, Sạt lở đất
B. Lũ lụt; Hạn hán; Bão; Xâm nhập mặn
C. Cháy rừng; Xâm nhập mặn
D. Động đất; Núi lửa phun trào

Câu 12: (3 – TH) Dấu hiệu trời sắp mưa, bão:

A. Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ngày.
B. Xuất hiện mây vẫn vũ như nếp nhăn, tích tụ phía cuối chân trời. Trên lớp mây này thường có quầng mây xuất hiện, tây cứ thấp dần, dày, đen dần, bay nhanh và ngày càng nhiều.
C. Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, hướng chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven biển nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chóp ở hướng Đông - Nam.
D. Tất cả các dấu hiệu trên.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm). (3 - VDC) Nêu các việc nên làm trước khi có bão để đảm bảo an toàn của bản thân và gia đình:

Câu 2 (2 điểm). (3- VD) Tình huống: Trong dịp đi lễ chùa đầu năm, em nhìn thấy một cô gái rất xinh đẹp, ăn mặc hở hang, phản cảm cũng tham gia lễ ở chùa, em sẽ có những hành vi ứng xử như thế nào?

3.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn HĐTN, HN 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm

Câu123456789101112
Đáp ánDDBABADADCBD

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

  • Theo dõi tin bão trên truyền hình, đài báo. Gia cố những nơi, chỗ có thể bị ảnh hưởng nếu mưa bão như chằng, chống cây, ghìm cửa, …
  • Kiểm tra những chỗ hư hỏng của nhà mình để kịp thời sửa chữa
  • Kiểm tra nguồn nước, hệ thống thoát nước của gia đình xem có bị hư hỏng không? Có đảm bảo thoát nước ứng phó với mưa lớn kéo dài không?
  • Giúp đỡ gia đình chuyển các đồ dùng, thiết bị ra khỏi những khu vực có thể bị ảnh hưởng do mưa bão

Câu 2 (2 điểm):

  • Quan sát thái độ của người xung quanh với cách ăn mặc của cô gái. Nếu ai cũng có thái độ và đồng tình với nhận xét đó là cách ăn mặc không phù hợp ở những nơi tôn nghiêm. Em sẽ nhờ một bác lớn tuổi hoặc một người có trách nhiệm quản lí chùa đến nhắc nhở cô gái đảm bảo trang phục khi vào chùa.

*Lưu ý: Đánh giá bài kiểm tra của HS:

  • GV tùy theo cách xử lí tình huống của HS để cho điểm phù hợp.
  • Từ điểm 5 trở lên: Đạt yêu cầu.
  • Dưới điểm 5: Chưa đạt yêu cầu.

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo

4.1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ 6

STTNỘI DUNGKIẾN THỨCĐƠN VỊ KIẾN THỨCCÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC% TỔNG ĐIỂM
NHẬN BIẾTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNGVẬN DỤNG CAO
Số câuThời gianSố câuThời gianSố câuThời gianSố câuThời gian

1

Chủ đề:

trang phục và thời trang.

Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc

3

3

1

1

10

1

20%

Bài 9.Trang phục và thời trang.

2

3

1

1

10%

Bài 10. Lựa chọn trang phục.

1

3

1

18

1

40%

Bài 11. Bảo quản trang phục

1

1

1

TỔNG

7

12

phút

4

24,0

phút

3

10,0 phút

2

5,0 phút

TỶ LỆ %

30%

40%

20%

10%

100%

4.2. Bảng đặc tả đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6

TTNỘI DUNG KIẾN THỨCĐƠN VỊ KIẾN THỨCMỨC ĐỘ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRASỐ CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao

1

Chủ đề nhà ở

Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Nhận biết:

- Trình bày được nguồn gốc và đặc điểm của một số loại vải thường trong may mặc.

Thông hiểu:

- Nhận biết được một số loại vải thường dùng trong may mặc bằng các phương pháp: vò vải, thấm nước.

Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn

3

1

1

1

Bài 9.Trang phục và thời trang.

Nhận biết:

- Nhận biết được vai trò và sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống.

Thông hiểu:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang, nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.

Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn

2

1

1

Bài 10. Lựa chọn trang phục.

Nhận biết:

- Nêu được các phương pháp lựa chọn trang phục.

Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải lựa chọn và sử dụng trang phục hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh sử dụng.

Vận dụng: - Lựa chọn và sử dụng được trang phục phù hợp với đặc điểm, sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

1

1

1

Bài 11. Bảo quản trang phục

Nhận biết:

- Biết cách bảo quản trang phục đúng cách để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

Thông hiểu:

- HS có khả năng bảo quản trang phục hợp lí.

Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn

1

1

1

4.3. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6

Trường THCS..........

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Công nghệ 6
Thời gian làm bài 45 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm):

Câu 1. Vải sợi hóa học được sản xuất từ:

A. Sợi thực vật (sợi lanh, sợi bông..)
B. Một số chất hóa học lấy từ tre, gỗ, nứa, than đá, dầu mỏ…
C. Sợi động vật( lông cừu, tơ tằm…)
D. Sợi tơ sen, lông cừu.

Câu 2: Cây bông dùng để dệt ra vải sợi nào?

A. Vải sợi len
B. Vải sợi bông (cotton)
C. Vải sợi tổng hợp
D. Vải sợi nhân tạo

Câu 3: Cách phân biệt một số loại vải là:

A. Vò vải
B. Vò vải, đốt sợi vải.
C. Đốt sợi vải.
D. Vò vải, đốt sợi vải, nhúng nước hoặc đọc thành phần sợi vải.

Câu 4. Phân loại trang phục theo công dụng bao gồm

A. Trang phục mặc hàng ngày, trang phục lễ hội, trang phục thể thao, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục biểu diễn.
B. Trang phục trẻ em, trang phục thanh niên, trang phục trung niên; trang phục mặc thường ngày.
C. Trang phục trẻ em, trang phục thanh niên, trang phục mùa lạnh; trang phục người cao tuổi.
D. Trang phục trẻ em, trang phục nam, trang phục trung niên; trang phục người cao tuổi.

Câu 5. Một số phong cách thời trang phổ biến là

A. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách lãng mạn.
B. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
C. Phong cách cổ điển, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
D. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian.

Câu 6. Bền, đẹp, giặt mau khô, không bị nhàu, mặc không thoáng mát là tính chất của loại vải nào

A. Vải sợi hóa học
B. Vải sợi thiên nhiên
C. Vải sợi pha
D. Vải sợi tổng hợp

Câu 7. Hãy cho biết, trang phục nào sau đây thuộc phong cách dân gian?

A. Đồng phục thể thao mùa hè.
B. Váy dạo phố
C. Áo dài tết
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Đối với người có vóc dáng cao, gầy cần lựa chọn trang phục có họa tiết như thế nào?

A. Có dạng kẻ sọc ngang hoặc họa tiết lớn.
B. Có dạng kẻ sọc dọc nhỏ hoặc họa tiết nhỏ
C. Có dạng kẻ sọc dọc hoặc họa tiết vừa
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Hãy cho đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vải sợi tự nhiên?

A. Mặc thoáng mát
B. Thấm mồ hôi tốt
C. Ít bị nhàu
D. Thân thiện với môi trường

Câu 10. Theo em, trang phục trong cuộc sống được đánh giá như thế nào?

A. Đa dạng
B. Phong phú
C. Phong phú và đa dạng
D. Rất ít loại.

Câu 11. Trang phục theo phong cách cổ điển có màu sắc như thế nào?

A. Đa dạng, mang màu sắc văn hóa truyền thống.
B. Thường sử dụng màu trầm, màu trung tính.
C. Đa dạng, thường sử dụng màu mạnh, tươi sáng.
D. Thường sử dụng các loại màu nhẹ, màu rực rỡ.

Câu 12. Trang phục theo phong cách lãng mạn có màu sắc như thế nào?

A. Đa dạng, mang màu sắc văn hóa truyền thống.
B. Thường sử dụng màu trầm, màu trung tính.
C. Đa dạng, thường sử dụng màu mạnh, tươi sáng.
D. Thường sử dụng các loại màu nhẹ, màu rực rỡ.

II. Tự luận: (7điểm)

Câu 1: Em thường bảo quản trang phục của mình như thế nào?

Câu 2. Vì sao quần áo mùa hè thường được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm?

Câu 3. Theo em, phong cách thời trang nào phù hợp với lứa tuổi học sinh?

Câu 4. Hãy tự xác định vóc dáng của em và lựa chọn màu vải, họa tiết phù hợp với vóc dáng của mình.

4.4. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6

CâuNội dungĐiểm

I. Trắc nghiệm

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

3 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

B

D

A

B

D

C

A

C

C

B

D

II. Tự luận

7 điểm

Câu 1

Quần áo mùa hè thường được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm vì:

Loại vải này có đặc điểm là thoáng mát, thấm hút mồ hôi, giữ nhiệt tốt, an toàn và thân thiện với môi trường.

Câu 2

Theo em, phong cách thời trang dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh

Câu 3

Em thường bảo quản trang phục của mình bằng cách giặt tay thông thường, để phơi khô tự nhiên, là phẳng và treo lên mắc.

HS Có thể trình bày đáp án khác.

Câu 4

Vóc dáng em cao, gầy nên em sẽ lựa chọn :

- Màu vải: Màu sáng như trắng, hồng nhạt

- Họa tiết: Họa tiết lớn

HS Có thể trình bày đáp án khác.

5. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

5.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

Nội dungMỨC ĐỘ NHẬN THỨCTổng số
Nhận biếtThông hiểu Vận dụng
Mức độ thấpMức độ cao

I. Đọc- hiểu:

Ngữ liệu: Thơ 6 chữ

- Nhận diện được thể loại, phương thức biểu đạt.

- Chỉ ra được một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ

- Xác định nghĩa của từ

- Kể ra được những bài thơ cũng chủ đề.

- Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc.

- Giải thích được nghĩa của từ.

- Hiểu được tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3 (C1, 1/2 C2, 1/2 C3, C5)

3

30 %

2 (1/2 C2, 1/2 C3, C4)

2

20%

5

5

50%

II. Làm văn

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

10%

1

10%

2

20%

1

10%

1

5

50%

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

4

40%

3

30%

2

20%

1

10%

6

10

100%

5.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu mẹ

- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ

- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!

- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ

- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó

- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)

Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng?

Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?

Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?

Câu 5(1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?

II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.

5.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

Câu hỏiNội dungĐiểm
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU

Câu 1

- Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ.

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

0,5

0,5

Câu 2

- Nghệ thuật đặc sắc: So sánh

"Con yêu mẹ bằng ông trời"

"Con yêu mẹ bằng Hà Nội"

"Các đường như giăng tơ nhện"

"Con yêu mẹ bằng trường học"

"Con yêu mẹ bằng con dế"

- Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ "ông trời", "Hà Nội", "trường học", "con dế" và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó.

(Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ)...

0,5

0,5

Câu 3

- Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc.

- Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi.

0,5

0,5

Câu 4

Trong bài thơ "Con yêu mẹ" của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con.

1

Câu 5

Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: "Mẹ" - Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” - Trần Đăng Khoa; "Con nợ mẹ" - Nguyễn Văn Chung, “Mây và sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nát Ta- go)…

(HS nêu được 1 phương án đúng GV chấm 0,25đ, nêu được 2 phương án đúng chấm 0,5đ, từ 3 phương án đúng cho điểm tối đa (1đ))

1

II. PHẦN LÀM VĂN

A. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn.

- Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh.

- Độ dài khoảng 200 chữ.

- Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ.

- Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS.

B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây:

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả và bài thơ

- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

II. Thân đoạn:

Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ:

+ Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu thích?

+ Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc).

+ Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất.

+ Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết.

III. Kết đoạn:

- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.

- Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

*Cách cho điểm:

- Đạt 3.5 - 5.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu; bố cục, nội dung rõ ràng, bộc lộ được cảm xúc, nêu được nghệ thuật độc đáo, từ gợi tả, gợi cảm. Bài làm không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

- Đạt 1.5 - 3.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng nhưng còn miêu tả lung túng. Bài làm không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

- Đạt 1.0 - 1.5 điểm: Bài có hiểu đề nhưng đoạn văn còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

- Đạt 00.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

0,25

0,25

1

1

1

1

0,25

0,25

6. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

6.1. Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đềNội dungTrắc nghiệmTự luậnTổng số bài
NBTHTổng số câuNBTHVDVDC

Chủ đề 4: một số vật liệu, nhiên liệu....

Một số lương thực, thực phẩm

Câu 1,2

Câu 3,4

4

Bài 1a

Bài 1b

Chủ đề 5: chất tinh khiết - hỗn hợp...

Chất tinh khiết - hỗn hợp

Nguyên liệu

Nhiên liệu

Câu 5,6

Câu 7,8

4

Bài 1c

1

Đa dạng thế giới sống.

Nấm

Câu 8, 9,10,12

Câu 11,13,14

12

2

Thực vật

Câu 15

16,19

Câu 17,18,20

Bài 2

Bài 3

Bài 2

6.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Trường............................

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM 2023 - 2024
Môn KHTN 6 (Thời gian: 90 phút)

I. Trắc nghiệm (5 đ): mỗi ý đúng 0,25 đ

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.
B. Cây ngô.
C. Cây lúa mì.
D. Cây nho.

Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.
B. Rau xanh.
C. Thịt.
D. Gạo và rau xanh.

Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).
B. Protein (chất đạm).
C. Lipit (chất béo).
D. Vitamin.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
B. Cá là thực phẩm tự nhiên.
C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.

Câu 5: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.
B. Có vị ngọt, mặn, chua.
C. Không màu, không mùi, không vị.
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.
B. một chất.
C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
D. nhiều chất để riêng biệt.

Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.
B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
C. thay đổi.
D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.

Câu 8: Không khí là

A. chất tinh khiết.
B. tập hợp các vật thể.
C. hỗn hợp.
D. tập hợp các vật chất.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A. Nhân thực
B. Dị dưỡng
C. Đơn bào hoặc đa bào
D. Có sắc tố quang hợp

Câu 10: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc
B. Nấm mốc
C. Nấm đơn bào
D. Nấm ăn được

Câu 11: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương
B. Nấm men
C. Nấm cốc
D. Nấm mốc

Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men
B. Nấm mốc
C. Nấm cốc
D. Nấm sò

Câu 13: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
C. Truyền dọc từ mẹ sang con
D. Ô nhiễm môi trường

Câu 14: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh
B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh
C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp
D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Câu 15: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường
B. Dương xỉ
C. Tảo lục
D. Rong đuôi chó

Câu 16: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo
B. Nơi ẩm ướt
C. Nơi thoáng đãng
D. Nơi nhiều ánh sáng

Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào
B. Cây gọng vó
C. Cây tam thất
D. Cây giảo cổ lam

Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử
B. Nón
C. Hoa
D. Rễ

Câu 19: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư
B. Phá rừng làm nương rẫy
C. Trồng cây gây rừng
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 20: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn
B. Trong kẽ lá
C. Mặt trên của lá
D. Mặt dưới của lá

II. Tự luận

Bài 1: (2 đ)

a. Lương thực là gì?

b. Tại sao không nên ăn( uống) thực phẩm hết hạn sử dụng?

c. Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

Bài 2: (2 đ)

Trình bày vai trò của thực vật trong đời sống? Tại sao ở vùng ven biển và ven đê người ta thường trồng nhiều cây xanh

Bài 3: (1 đ)

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

6.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

- Đáp án:

Câu 12345678910
Đáp án DCADDCACDA
Câu 11121314151617181920
Đáp án BBCDCBABCD

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1.

a. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (Chất đạm), lipit (Chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (Như B1, B2, …) và các khoáng chất. (1 đ)

Chúng ta không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng vì:

- Thực phẩm hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc (0,25)

- Chúng ta ăn vào có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trong như rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), hoặc có thể gây ngộ độc, hoặc gây bệnh (0,25)

c. Ví dụ:

- Hỗn hợp đồng nhất: không khí, nước muối, nước đường,... (0,25)

- Hỗn hợp không đồng nhất: hỗn hợp cát và nước, hỗn hợp cát và bột sắt, dầu và nước, xăng và nước,... (0,25)

Bài 2.

TV có vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống con người:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm (Ngô, lúa, cây ăn quả...), (0,5)
  • Nguyên liệu làm thuốc (nhân sâm, hạt, quả, lá, thân cây đinh lăng...), (0,25)
  • Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm: cà phê, tiêu, điều,....), (0,25)
  • Lấy gỗ (0,25)
  • Làm cảnh (sung, thông...)..., (0,25)

Người ta thường trồng nhiều cây xanh ở vùng ven biển, ven đê để:

  • Giữ đất, chống xói mòn, sạt lở (0,25)
  • Cho bóng mát, điều hòa khí hậu (0,25)

Bài 3.

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí (1 đ)

7. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Chân trời sáng tạo

7.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6

Choose the word which has the underlined part is pronounced differently.

1. A. watched B. stopped C. pushed D. improved

2. A. tested B. clapped C. planted D. demanded

3. A. naked B. engaged C. phoned D. enabled

Choose the correct answer to complete the sentence.

1. I don't have_____ orange, but I have ______ bananas.

A. any/any
B. some/any
C. any/some
D. a/some

2. There is a school here. ____________ here!

A. Smoke
B. Smoked
C. Do smoke
D. Don't smoke

3. Linh's dream is to become a __________ of the race.

A. loser
B. winner
C. contest
D. gamer

4. You shouldn't ______ late for school.

A. be
B. is
C. being
D. are

5. You __________ a pair of training shoes for the gym.

A. should have
B. have should
C. shouldn’t have
D. having

Read the passage and answer the questions.

Hi! My name's Philip. I'm 12 years old and I'm American. I was born in Boston on August 15th, but I live in Colorado Springs with my parents and my siblings – Jessica and James. She's 14 and he's 16.

We usually have breakfast together. Jessica and I have milk and a bowl of cereal, but John has tea and toast with jam. He doesn't like milk. Sometimes Jessica and I also have a piece of toast, but not with jam. It's too sweet. We prefer cheese or ham.

On weekdays we have lunch in the school canteen at 12:30. My favourite food is pork chops with French fries. Jessica doesn't like it. She says eating too much fat is bad for our health. She prefers fish with vegetables. James doesn't worry about his health. He loves fast food. His favourite dish is pizza, but he can only have it once a week, usually at the weekend when we go to Pizza Hut. Our school can't sell fast food in the canteen.

When we get home at 4:30 we have a snack - a glass of orange juice and a cheese and ham sandwich. We always have dinner at 8 o'clock. We have soup, meat or fish, and fruit. Sometimes our mom makes our favourite dessert: cheesecake with cherry topping. Yummy, Yummy!

1. Who is the youngest child in Philip’s family?

A. Philip
B. Jessica
C. James
D. x

2. Who has the same morning eating habits as Philip?

A. James
B. Jessica
C. his parents
D. x

3. Why doesn’t Jessica like fast food?

A. Because it is good for health.
B. Because it is expensive.
C. Because it is bad for health.
D. x

4. How often does James eat pizza?

A. always
B. often
C. sometimes
D. x

5. What time do Philip’s family have dinner?

A. 4.30 pm
B. 8.00 pm
C. 8. 30 pm
D. x

7.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6

Choose the word which has the underlined part is pronounced differently.

1 - D; 2 - B; 3 - A;

Choose the correct answer to complete the sentence.

1 - C; 2 - D; 3 - B; 4 - A; 5 - A;

Read the passage and answer the questions.

1 - A; 2 - B; 3 - C; 4 - C; 5 - B;

8. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Kết quả của phép trừ \frac{1}{27}-\frac{1}{9}

A. \frac{1}{27}-\frac{1}{9}=\frac{0}{18}

B. \frac{1}{27}-\frac{3}{27}=\frac{-2}{0}

C. \frac{1}{27}-\frac{3}{27}=\frac{2}{27}

D. \frac{1}{27}-\frac{3}{27}=\frac{1-3}{27}=\frac{-2}{27}

Câu 2: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp thay vào chỗ ....để hoàn thành câu sau: Hình tạo thành bởi điểm A và một phần đường thẳng bị chia ra bởi A được gọi là một....

A. Tia

B. Đường thẳng

C. Điểm

D. Đoạn thẳng

Câu 3: Trong ba điểm thẳng hàng, có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại?

A. có vô số điểm.

B. có nhiều hơn hai điểm.

C. có không quá hai điểm.

D. có duy nhất một điểm.

Câu 4: Kết quả của phép nhân \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}

A. \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-1.2}{4.4}=\frac{-2}{4}

B. \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-1}{4} \cdot \frac{2}{4}=\frac{-2}{16}

C. \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-0}{8}

D. \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-1}{8}

Câu 5: Sau khi rút gọn tối giản phân số \frac{4}{16}ta được phân số

A. \frac{2}{8}

B. \frac{4}{8}

C. \frac{1}{4}

D. \frac{1}{8}

Câu 6: Trong từ STUDENT có bao nhiêu chữ cái có trục đối xứng?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 7: Số đối của \frac{-7}{8}

A. \frac{8}{7}

B. \frac{7}{8}

C. \frac{7}{-8}

D. \frac{-8}{7}

Câu 8: Các chữ cái in hoa trong từ TOAN, chữ nào sau đây có tâm đối xứng?

A. T

B. O

C. A

D. N

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 9: (2,0 điểm) Thực hiện phép tính sau:

a) -\frac{5}{8} \cdot \frac{(-4)^{2}}{10}

b) \frac{-2020}{2021} \cdot \frac{9}{11}+\frac{-2020}{2021} \cdot \frac{2}{11}

c) \frac{-5}{7} \cdot \frac{2}{11}+\frac{-5}{7} \cdot \frac{9}{11}+\frac{5}{7}

d) \frac{-3}{8} \cdot \frac{1}{2}+\frac{1}{6} \cdot \frac{-3}{8}+\frac{1}{3}: \frac{-8}{3}

Câu 10: (1,5 điểm) Tìm x biết

a) x-\frac{-1}{5}=3+\frac{-3}{2}

b) \frac{1}{2}-\left(x-\frac{5}{11}\right)=\frac{-3}{4}

c) \frac{3}{4}+\left(\frac{2}{5}-x\right)=\frac{1}{4}

Câu 11: (1,5 điểm) Mẹ cho Hà một số tiền đi mua đồ dùng học tập . Sau khi mua hết 24 nghìn tiền vở, 36 nghìn tiền sách, Hà còn lại \frac{1}{3} số tiền. Vậy mẹ đã cho Hà số tiền là bao nhiêu?

Câu 12: (1,0 điểm) Tính giá trị của biểu thức A=\frac{9}{1.2}+\frac{9}{2.3}+\frac{9}{3.4}+\ldots+\frac{9}{98.99}+\frac{9}{99.100}

Câu 13: (1,0 điểm) Nhà An có một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 4m , chiều dài
6 m. An cần đắp bờ xung quanh ruộng. Hỏi An cần đắp bao nhiêu mét bờ?

Câu 14: (1,0 điểm)

Câu 14

a) Cho hình vẽ bên. Có bao nhiêu cặp đường thẳng song song?

b) Từ 4 hình tam giác vuông bằng nhau (hình minh họa phía dưới) ta có thể ghép thành bao nhiêu hình có trục đối xứng?

Câu 14

....

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 294
  • Lượt xem: 7.914
  • Dung lượng: 3,6 MB
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nhi Lê
    Nhi Lê

    Tôi cảm ơn , bạn rất nhiều vì giúp tôi ôn thi !

    Thích Phản hồi 25/03/22