Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 lớp 6 môn HĐTN, HN sách KNTT, CTST, Cánh diều

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024 tổng hợp kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình HĐTN, HN 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 - 2024:

1. Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách KNTT

TRƯỜNG THCS……
NĂM HỌC 2023 - 2024

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: HDDTN, HN 6

I. Trắc nghiệm:

Câu 1: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?

A. Qua internet.
B. Qua báo, đài.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Trong các bước sau đây, đâu là bước quan trọng nhất để làm một sản phẩm tuyên truyền?

A. Suy nghĩ, lựa chọn loại sản phẩm.
B. Xây dựng nội dung cho sản phẩm.
C. Thực hiện tạo sản phẩm.
D. Tất cả các bước đều quan trọng như nhau.

Câu 4: Khi xây dựng một sản phẩm tuyên truyền, yêu cầu về ngôn ngữ phải như thế nào?

A. Tha thiết, chân thành.
B. Nghiêm túc, cứng rắn.
C. Mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Câu 6: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.

Câu 7: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

A. Đứng đúng hàng.
B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.

Câu 8: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?

A. Áo hai dây.
B. Váy ngắn trên đầu gối.
C. Áo hở vai.
D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.

Câu 9: Làm thế nào để nói, cười đủ nghe nơi công cộng?

A. Giữ khoảng cách phù hợp giữa người nói và người nghe.
B. Nói bằng âm lượng vừa đủ.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là đúng?

A. Đứng đúng hàng.
B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy.
C. Giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?

A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.
B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?

A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
C. Sự khó chịu của mọi người.
D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.

Câu 13: Theo em, những hành vi thiếu văn minh có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

A. Làm mất mĩ quan đô thị.
B. Gây ra tranh chấp, bất hoà giữa người với người.
C. Để lại ấn tượng xấu cho mọi người xung quanh.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?

A. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
B. Thờ ơ, không quan tâm.
C. Giả vờ không nhìn thấy.
D. Cười, nói lớn tiếng

Câu 15: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?

A. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.
B. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.
C. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.
D. Tất cả các phương án trên.

....

II. Tự luận:

Câu 1: Em hãy nêu việc nên làm trong chi tiêu?

Câu 2: Em hãy nêu việc làm để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?

Câu 3: Tình huống: Trên đường Hoa đi học gặp một nhóm bạn đi xe hàng ba, nhóm bạn này đã va vào một bà cụ đi ngược chiều, nhóm bạn đã không giúp đỡ bà cụ dậy mà còn bỏ đi. Trong trường hợp này em có nhận xét gì về hành vi của nhóm bạn. Nếu là Hoa em sẽ làm gì?

....

2. Đề cương giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo

Câu 1: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?

A. Qua internet.
B. Qua báo, đài.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Trong các bước sau đây, đâu là bước quan trọng nhất để làm một sản phẩm tuyên truyền?

A. Suy nghĩ, lựa chọn loại sản phẩm.
B. Xây dựng nội dung cho sản phẩm.
C. Thực hiện tạo sản phẩm.
D. Tất cả các bước đều quan trọng như nhau.

Câu 4: Cái mình cần là gì?

A. Là những thứ cơ bản phải có để đảm bảo cuộc sống.
B. Là những thứ mình mong muốn để có cuộc sống thú vị hơn.
C. Là những thứ mình thích.
D. Là những thứ gia đình mình thích.

Câu 5: Cái mình muốn là gì?

A. Là những thứ cơ bản phải có để đảm bảo cuộc sống.
B. Là những thứ mình mong muốn để có cuộc sống thú vị hơn.
C. Là những thứ mình thích.
D. Là những thứ gia đình mình thích.

Câu 6: Đâu là thứ chúng ta cần phải có trong cuộc sống?

A. Đồ chơi.
B. Dụng cụ thể dục.
C. Đồ trang sức.
D. Quần áo.

Câu 7: Đâu là thứ chúng ta mong muốn có để cuộc sống thú vị hơn?

A. Quần áo
B. Đồ ăn.
C. Đồ chơi.
D. Đồ dùng học tập.

Câu 8: Giữa áo phông, từ điển, đồ chơi xếp hình, truyện tranh, đâu là món đồ được ưu tiên trong thời điểm chuẩn bị năm học mới?

A. Áo phông.
B. Từ điển.
C. Đồ chơi xếp hình.
D. Truyện tranh.

Câu 9: Giữa bộ cờ vua, từ điển, sách khoa học, thước kẻ, đâu là món đồ được ưu tiên trong thời điểm chuẩn bị nghỉ hè?

A. Bộ cờ vua.
B. Từ điển.
C. Sách khoa học.
D. Thước kẻ.

Câu 10: Tại sao chúng ta phải xác định đúng những gì mình cần?

A. Để giúp chúng ta quản lí chi tiêu tốt hơn.
B. Để có một khoản tiền tiết kiệm nhất định.
C. Để có tiền cho người khác vay.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Để trở thành một người chi tiêu thông minh và tiết kiệm, em nên làm gì?

A. Đặt ưu tiên cho những nhu cầu mình mong muốn.
B. Đặt ưu tiên cho những nhu cầu cần thiết.
C. Thích gì mua đó, không cần suy nghĩ quá nhiều.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Trong điều kiện số tiền chi tiêu còn hạn chế, đâu là yếu tố đầu tiên chúng ta cần phải cân nhắc?

A. Ưu tiên mua những món đồ bắt buộc có trong từng hoàn cảnh.
B. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực với cá nhân.
C. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện hoạt động mình thích.
D. Ưu tiên mua những thứ để đáp ứng nhu cầu giải trí cá nhân.

Câu 13: Trong điều kiện số tiền chi tiêu còn hạn chế, đâu là yếu tố có mức độ ưu tiên cuối cùng?

A. Ưu tiên mua những món đồ bắt buộc có trong từng hoàn cảnh.
B. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực với cá nhân.
C. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện hoạt động mình thích.
D. Ưu tiên mua những thứ để đáp ứng nhu cầu giải trí cá nhân.

Câu 14: Bạn K rất thích một bộ đồ chơi kiểu mới nên đã dùng tiền mua đồ dùng học tập mà mẹ cho để mang bộ đồ chơi về. Em có đồng tình với hành động của K hay không?

A. Không đồng tình vì K làm như vậy hoàn toàn sai với mục đích khi mẹ cho tiền.
B. Đồng tình vì K hoàn toàn có thể vay tiền bạn bè để mua đò dùng học tập.
C. Đồng tình vì K có thể mượn đồ dùng học tập của các bạn để dùng tạm một thời gian.
D. Đồng tình vì K ưu tiên sử dụng tiền để phục vụ của sở thích cá nhân trước.

Câu 15: Bạn D tự nhận là một con người rất tiết kiệm. Bạn hầu như không dùng tiền vào bất cứ việc gì, thậm chí còn không bao giờ mua đồ ăn sáng vì nghĩ chi tiền vào đồ ăn là không cần thiết. Theo em, suy nghĩ của D như vậy là đúng hay sai?

A. Đúng vì như vậy bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền.
B. Sai vì bạn làm vậy tuy có thể tiết kiệm nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
C. Đúng vì như vậy bạn vừa tiết kiệm được tiền vừa có thể giảm cân.
D. Đúng vì làm như vậy bạn có thể sử dụng tiền vào những mục đích phục vụ sở thích cá nhân

Câu 16: Sau trận lũ lụt, gia đình M rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Để tiết kiệm chi tiêu, bạn đã cắt bỏ hầu hết các sở thích cá nhân, để dành tiền giúp đỡ bố mẹ trang trải cuộc sống. Theo em, M là một người như thế nào?

A. M rất thông minh và biết tính toán.
B. M là một người con hiếu thảo.
C. M là một người tiết kiệm.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Câu 18: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.

Câu 19: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

A. Đứng đúng hàng.
B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.

Câu 20: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?

A. Áo hai dây.
B. Váy ngắn trên đầu gối.
C. Áo hở vai.
D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.

...

3. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Cánh diều

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Việc nào không nên làm trong chi tiêu?

A. Chi tiêu vào món đồ cần thiết.
B. Mua đồ dùng phục vụ học tập.
C. Mua đồ không cần thiết, không hữu dụng.
D. Chi tiêu cho hoạt động từ thiện.

Câu 2: Chủ đề 5 là chủ đề?

A. Chăm sóc cuộc sống cá nhân.
B. kiểm soát chi tiêu.
C. Xây dựng cộng đồng văn minh thân thiện.
D. Tôn trọng người lao động.

Câu 3: Những việc nào cần làm để kiểm soát chi tiêu?

A. Xác định khoản tiền của em.
B. Xác định khoản chi tiêu ưu tiên.
C. Xác định cái mình cần, muốn.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là khoản chi tiêu ưu tiên cho năm học mới.

A. Mua đồ dùng học tập.
B. Mua đồ chơi.
C. Mua truyện.
D. Tất cả các ý trên trên.

Câu 5: Chủ đề 6 là chủ đề?

A. Chăm sóc cuộc sống cá nhân.
B. kiểm soát chi tiêu.
C. Xây dựng cộng đồng văn minh thân thiện.
D. Tôn trọng người lao động.

Câu 6: Đâu không phải là nơi công cộng.

A. Phòng ngủ.
B. Bệnh viện.
C. Bến xe.
D. Chợ.

Câu 7: Hành vi văn hóa nơi công cộng là.

A. Nói to.
B. Cười đùa.
C. vứt rác bừa bãi.
D. Nói đủ nghe.

Câu 8: Hành vi nào không đúng khi xếp hàng nơi công cộng.

A. Xô đẩy.
B. Chen lấn.
C. Nô đùa.
D. Cả 3 đáp án trên.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu việc nên làm trong chi tiêu?

Câu 2: Em hãy nêu việc làm để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?

Câu 3: Tình huống: Trên đường Hoa đi học có gặp 1 nhóm bạn đi xe hàng 3, nhóm bạn này đã va vào 1 bà cụ đi ngược chiều, nhóm bạn đã không giúp đỡ cụ dậy mà còn bỏ đi. Trong trường hợp này em có nhận xét gì về hành vi của nhóm bạn. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ)

Câu 1 (0,5đ): C

Câu 2 (0,5đ): B

Câu 3 (0.5đ): D

Câu 4 (0,5đ): A

Câu 5 (0,5đ): C

Câu 6 (0,5đ): A

Câu 7 (0,5đ): D

Câu 8 (0,5đ): D

II. PHẦN TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1 (2đ): Em hãy nêu việc nên làm trong chi tiêu?

VD:

  • Xác định khoản chi tiêu ưu tiên.
  • Xác định khoản tiền mình có.
  • Xác định cái mình cần, mình muốn.
  • Quyết định khoản chi ưu tiên.

Câu 2 (2đ): Em hãy nêu việc làm để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?

VD:

  • Bỏ rác đúng nơi quy định.
  • Tham gia vệ sinh trường lớp
  • Tham gia chăm sóc, giữ gìn các công trình công cộng.
  • Tuyên truyền trong cộng đồng về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Câu 3 (2đ): Tình huống: Trên đường Hoa đi học có gặp 1 nhóm bạn đi xe hàng 3, nhóm bạn này đã va vào 1 bà cụ đi ngược chiều, nhóm bạn đã không giúp đỡ cụ dậy mà còn bỏ đi. Trong trường hợp này em có nhận xét gì về hành vi của nhóm bạn. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?

- Nhận xét hành vi của nhóm bạn: Tham gia giao thông không văn minh, đi xe hàng 3, gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông của mình và người khác.

- Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?

+ Phê bình, nhắc nhở nhóm bạn, đỡ bà cụ dậy.

(GV tùy theo cách xử lí tình huống của HS để cho điểm phù hợp).

Chia sẻ bởi: 👨 Songotenks
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 167
  • Lượt xem: 2.635
  • Dung lượng: 34 KB
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • minh nguyen
    minh nguyen

    😄


    Thích Phản hồi 20 giờ trước