Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 5 Đề thi giữa kì 2 môn Toán 6 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn  Khoa học tự nhiên, Văn 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Cánh diều - Đề 1

1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)

* Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1 (0,25đ): (NB-TD) Trong cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số?

A. \frac{4}{7}
B. \frac{0,25}{-3}
C. \frac{5}{0}
D. \frac{6,23}{7,4}

Câu 2 (0,25đ): (NB-GQVĐ) Phân số nào sau đây bằng phân số \frac{3}{4}?

A. \frac{13}{20}
B. \frac{25}{16}
C. \frac{6}{8}
D. \frac{10}{75}

Câu 3 (0,25đ): (NB-TD) Phân số đối của phân số \frac{-16}{25}?

A. \frac{16}{25}
B. \frac{25}{16}
C. \frac{6}{8}
D. \frac{10}{75}

Câu 4 (0,25đ): (NB-TD) Hãy chọn cách so sánh đúng?

A. \frac{-2}{4}<\frac{-3}{4}
B. \frac{-4}{5}<\frac{-3}{5}
C. \frac{1}{4}<\frac{-3}{4}
D. \frac{-1}{6}<\frac{-5}{6}

Câu 5 (0,25đ): (NB-TD) Hỗn số 5\frac{2}{3}được viết dưới dạng phân số?

A. \frac{17}{3}
B. \frac{3}{17}
C. \frac{5}{3}
D. \frac{4}{3}

Câu 6 (0,25đ): (NB-TD)Trong các số sau, số nào là số thập phân âm?

A. 75
B. -75
C. -7,5
D. 7,5

Câu 7 (0,25đ): (NB-TD) Phân số \frac{-31}{10}được viết dưới dạng số thập phân?

A. 1,3
B. 3,3
C. -3,2
D. -3,1

Câu 8 (0,25đ): (NB-TD) Số đối của số thập phân -1,2?

A. 12
B. 1,2
C. -12
D. 0,12

Câu 9 (0,25đ): (NB-GQVĐ)Số 3,148 được làm tròn đến hàng phần chục?

A. 3,3
B. 3,1
C. 3,2
D. 3,5

Câu 10 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Giá trị của tổng \frac{-7}{6}+\frac{18}{6}?

A. \frac{-4}{6}
B. \frac{11}{6}
C. -1
D. \frac{-85}{72}

Câu 11 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả phép tính \frac{9}{5}:\frac{-3}{5}?

A. 3
B. 4
C. - 3
D. -4

Câu 12 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả phép tính \frac{3}{4}.\frac{4}{3}?

A. 3
B. 4
C. 1
D. 2

Câu 13 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Tính \frac{1}{4}của 20?

A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 14 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả của phép tính 7,5:2,5?

A. 2
B. 4
C. -3
D. 3

Câu 15 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả của phép tính 3,2 - 5,7?

A. -2,5
B. 2,5
C. 5,2
D. -5,2

Câu 16 (0,5đ): (NB-TD) Điểm A không thuộc đường thẳng d được kí hiệu?

A. d ∈ A
B. A ∈ d 
C. A ∉ d  
D. A ⊂ d

Câu 17 (0,25đ): (NB-TD)Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?

A. 1
B. 2
C. 3
D. Vô số đường thẳng

Câu 18 (0,25đ): (NB-GT) Cho hình vẽ: Có bao nhiêu tia trong hình vẽ đã cho?

Câu 18

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 19 (0,25đ): (TH-GT) Cho hình vẽ bên: Hãy chỉ ra hai đường thẳng AB và AC

A. Cắt nhau
B. Song song với nhau
C. Trùng nhau
D. Có hai điểm chung

Câu 19

Câu 20 (0,25đ): (TH-GQVĐ,CC) Cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Biết AB = 3cm, AC = 8cm. Độ dài BC = ?

A. 5cm
B. 11cm
C. 4cm
D. 8cm

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 21 (0,75): (TH-GQVĐ)Thực hiện phép tính một cách hợp lí

a) A=\frac{3}{5}.\frac{5}{4}-\frac{3}{5}.\frac{1}{4}

b) B = 6,3 + (-6,3) + 4,9

Câu 22 (1đ): (VD-GQVĐ)Tìm x, biết

a) x - 5,01 = 7,02 - 2.1,5

b) x-\frac{3}{10}=\frac{7}{15}.\frac{3}{5}

Câu 23 (1đ): (VD-MHH,GQVĐ)Chi đội lớp 6A có 45 học sinh. Trong đó, có 18 học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao. Tính tỉ số phần trăm số học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao.

Câu 24 (1,25đ): (TH- GT-CC-GQVĐ)Cho đoạn thẳng AB dài 8cm. Lấy điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng CB.

Câu 25 (1đ): (VD-GQVĐ) Tính giá trị của biểu thức: P=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\ \frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{99.100}

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,5 điểm)

Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

A

C

A

B

A

C

D

B

B

B

Câu hỏi

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

C

C

B

D

A

C

A

D

A

A

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 21 (0,75): Thực hiện phép tính một cách hợp lí

a) A=\frac{3}{5}.\frac{5}{4}-\frac{3}{5}.\frac{1}{4} =\frac{3}{5} .(\frac{5}{4}-\frac{1}{4}  )=\frac{3}{5} .\frac{4}{4}=\frac{3}{5} .1=\frac{3}{5} (0,5đ)

b) C = 6,3 + (-6,3) + 4,9 = [6,3 + (-6,3)] + 4,9 = 0 + 4,9 = 4,9 (0,25đ)

Câu 22 (1đ): Tìm x, biết:

a) x - 5,01 = 7,02 - 2.1,5

x - 5,01 = 4,02

x = 4,02 + 5,01

x = 9,03 (0,5đ)

b) x-\frac{3}{10}=\frac{7}{15}.\frac{3}{5}

x-\frac{3}{10}=\frac{7}{25}

x=\frac{7}{25}+\frac{3}{10}

x=\frac{29}{50}  (0,5đ)

Câu 23 (1đ):

Số phần trăm học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao:

\frac{18}{45}.100\%=40\%  (1đ)

Câu 24 (1,25đ):

Vẽ đúng hình: 0,25đ.

Câu 24

AB = 8cm

AC = 4cm

CB = AB - AC = 8 - 4 = 4cm (1đ)

Câu 25 (1đ):

P=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\ \frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{99.100}

=1-\frac{1}{2} +\frac{1}{2} -\frac{1}{3} +\frac{1}{3}- \frac{1}{4} +...+\frac{1}{99} -\frac{1}{100}

=1-\frac{1}{100}=\frac{99}{100} (1đ)

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

Cấp độ Chủ đề Mức 1
Nhận biết
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3 Vận dụngCộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
KQTLKQTLKQTLKQTL

1. Phân số

Nhận biết phân số, phân số bằng nhau, phân số đối, so sánh phân số, hỗn số

Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số

Vận dụng các phép tính về phân số để tìm x

Vận dụng tính giá trị biểu thức

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

5(1,2,3,4,5)

1,25

12,5%

3(10,11,12)

0,75

7,5%

1/2(21a)

0,5

5%

1/2(22b)

0,5

5%

1(C25)

1

10%

9+1/2+1/2

4

40%

Thành tố NL

TD

GQVĐ

GQVĐ

GQVĐ

2. Số thập phân

Nhận biết số thập phân, số thập phân âm, số đối của một số thập phân

Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Vận dụng các phép tính về số thập phân để tìm x, tính tỉ số phần trăm của một số cho trước

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4(6,7,8,9)

1

10%

3(13,14,15)

0,75

15%

1/2(21b)

0,25

2,5%

1/2(22a)+1(23)

1,5

15%

8+1/2+1/2

3,5

35%

Thành tố NL

TD

GQVĐ

C22a:GQVĐ

C23: MHH-GQVĐ

3. Những hình hình học cơ bản (Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng)

Nhận biết quan hệ điểm thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm, tia

Chỉ ra được vị trí tương đối của hai đường thẳng. Vẽ hình và Tính độ dài đoạn thẳng.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3(16,17,18)

0,75

7,5%

2(19,20)

0,5

5%

1(24)

1,25

12,5%

6

2,5

25%

Thành tố NL

C 16,17: TD

C18: MHH-GT

C19, 24: MHH-GT-CC-GQVĐ

C20: GQVĐ

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

12

3

30%

10

4

40%

2

2

20%

1

1

10%

25

10

100%

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Cánh diều - Đề 2

2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Cho 5 điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Qua hai điểm vẽ được một đường thẳng. Số đường thẳng vẽ được là:

A. 10

B. 9

C. 12

D. 13

Câu 2: Cho hình vẽ. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

A. Điểm O là giao điểm của hai đường thẳng AB và CD.

B. Điểm O thuộc đoạn thẳng CD.

C. Điểm O thuộc đường thẳng AB.

D. Điểm O thuộc đoạn thẳng AB.

Câu 3: Quy đồng mẫu số của ba phân số \frac{1}{8};\frac{3}{2};\frac{2}{9} với mẫu số chung nhỏ nhất là số nào sau đây?

A. 12

B. 18

C. 72

D. 144

Câu 4: Kết quả của phép tính: \frac{{ - 5}}{8} - \left( {\frac{3}{8} - \frac{7}{8}} \right)

A. \frac{{ - 1}}{8}

B. \frac{{ - 15}}{8}

C. - \frac{3}{8}

D. \frac{{ - 11}}{8}

Câu 5: Gieo một con xúc sắc 6 mặt cân đối thì số chấm xuất hiện là 1 số. Số đó là số chính phương lớn hơn 2. Vậy số chấm xuất hiện là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 6: Cho biểu đồ tranh thể hiện số cây hoa trồng trong vườn của nhà bốn bạn Mai; Lan; Huy; An

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau:

A) Nhà An trồng nhiều hoa nhất.

B) Nhà Huy trồng ít hoa nhất.

C) Nhà Lan và nhà Mai trồng số hoa bằng nhau.

D) Tổng số hoa nhà Lan và Mai trồng được bằng tổng số hoa nhà Huy và An trồng được.

Câu 7: Cho đoạn thẳng AB = 12cm. Gọi O là trung điểm của AB. Độ dài OB là:

A) 12cm

B) 6cm

C) 10cm

D) 18cm

Câu 8: Nếu tung đồng xu 15 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt S, khi đó xác suất thực nghiệm của mặt N là:

A. \frac{1}{3}

B. \frac{1}{5}

C. \frac{5}{6}

D. \frac{2}{3}

Phần II. Tự luận (8 điểm):

Bài 1: (2 điểm) Thực hiện các phép tính:

a) \left( {\dfrac{7}{{16}} + \dfrac{{ - 1}}{8} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}

b) 10\dfrac{2}{9} + 2\dfrac{3}{5} - 6\dfrac{2}{9}

c) \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{37}}{{44}} + \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{13}}{{44}} + \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{ - 6}}{{44}}

Bài 2: (1,5 điểm) Tìm x biết:

a) - x - \dfrac{3}{5} =  - \dfrac{1}{{10}}

b) \dfrac{2}{3}:x = 2,4 - \dfrac{4}{5}

c) \dfrac{5}{4}\left( {x - \dfrac{3}{5}} \right) = \dfrac{{ - 1}}{8}

Bài 3 (1,5 điểm): Xếp loại thi đua ba tổ lao động của một đội sản xuất được thống kê như sau (đơn vị: người):

Tổ

Giỏi

Khá

Đạt

Tổ 1

8

3

1

Tổ 2

9

2

1

Tổ 3

7

4

1

a) Mỗi tổ lao động có bao nhiêu người.

b) Đội trưởng thông báo rằng số lao động giỏi của cả đội nhiều hơn số lao động khá và đạt của cả đội là 12 người. Đội trưởng thông báo đúng hay sai.

Bài 4: (2,5 điểm) Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy (A và B khác điểm O).

1. Trong 3 điểm A, O, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

2. Lấy điểm M nằm giữa hai điểm O và A. Điểm O có nằm giữa hai điểm B và M không?

3. Nếu OA = 3cm, AB = 6cm thì điểm O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

Bài 5: (0,5 điểm)Tìm các số nguyên n để biểu thức sau nhận giá trị là số nguyên: A = \dfrac{{3n - 4}}{{3 - n}}.

2.2. Đáp án đề kiểm tra Toán 6 giữa học kì 2

Phần I: Trắc nghiệm

1. A

2. D

3. C

4. A

5. D

6. D

7. B

8. D

Phần II: Tự luận

Bài 1

a) \left( {\dfrac{7}{{16}} + \dfrac{{ - 1}}{8} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}

= \left( {\dfrac{7}{{16}} + \dfrac{{ - 2}}{{16}} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}

= \left( {\dfrac{5}{{16}} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}

= \left( {\dfrac{{10}}{{32}} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}

= \dfrac{{19}}{{32}}:\dfrac{5}{4} = \dfrac{{19}}{{40}}

b) 10\dfrac{2}{9} + 2\dfrac{3}{5} - 6\dfrac{2}{9}

= \left( {10\dfrac{2}{9} - 6\dfrac{2}{9}} \right) + 2\dfrac{3}{5}

= 4 + \dfrac{{13}}{5} = \dfrac{{33}}{5}

c) \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{37}}{{44}} + \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{13}}{{44}} + \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{ - 6}}{{44}}

= \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\left( {\dfrac{{37}}{{44}} + \dfrac{{13}}{{44}} + \dfrac{{ - 6}}{{44}}} \right)

= \dfrac{{ - 5}}{6}.\dfrac{{44}}{{44}}

= \dfrac{{ - 5}}{6}

Bài 2

a) - x - \dfrac{3}{5} =  - \dfrac{1}{{10}}

\begin{array}{l}x = \dfrac{1}{{10}} - \dfrac{3}{5}\\x = \dfrac{1}{{10}} - \dfrac{6}{{10}}\\x =  - \dfrac{5}{{10}}\\x =  - \dfrac{1}{2}\end{array}

Vậy x = \dfrac{{ - 1}}{2}.

b)\dfrac{2}{3}:x = 2,4 - \dfrac{4}{5}

\begin{array}{l}\dfrac{2}{3}:x = \dfrac{{12}}{5} - \dfrac{4}{5}\\\dfrac{2}{3}:x = \dfrac{8}{5}\\\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{2}{3}:\dfrac{8}{5}\\\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{5}{{12}}\end{array}

Vậy x = \dfrac{5}{{12}}.

c) \dfrac{5}{4}\left( {x - \dfrac{3}{5}} \right) = \dfrac{{ - 1}}{8}

\begin{array}{l}x - \dfrac{3}{5} = \dfrac{{ - 1}}{8}:\dfrac{5}{4}\\x - \dfrac{3}{5} = \dfrac{{ - 1}}{{10}}\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{ - 1}}{{10}} + \dfrac{3}{5}\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{ - 1}}{{10}} + \dfrac{6}{{10}}\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{5}{{10}} = \dfrac{1}{2}\end{array}

Vậy x = \dfrac{1}{2}.

Bài 3

a) Số người lao động của tổ 1 là:

8 + 3 + 1 = 12 (người)

Số người lao động của tổ 2 là:

9 + 2 + 1 = 12 (người)

Số người lao động của tổ ba là:

7 + 4 + 1 = 12 (người)

b) Số lao động giỏi của cả đội là:

8 + 9 + 7 = 24 (người)

Số lao động khá của cả đội là:

3 + 2 + 4 = 9 (người)

Số lao động đạt của cả đội là:

1 + 1 + 1 = 3 (người)

Số lao động giỏi nhiều hơn số lao động khá và đạt của đội số người là:

24 – (9 + 3) = 24 – 12 = 12 (người)

Vậy đội trưởng đã nói đúng.

Bài 4

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

1. Vì A thuộc tia Ox, B thuộc tia Oy.

Mà Ox và Oy là hai tia đối nhau nên O nằm giữa A và B.

2. Vì M nằm giữa O và A nên OM cũng chính là tia OA.

Mà OA và OB là hai tia đối nhau nên OM và OB cũng là hai tia đối nhau.

Suy ra O nằm giữa B và M.

3. Vì O nằm giữa A và B nên AO + OB = AB

Hay 3 + OB = 6.

Suy ra OB = 6 – 3 = 3 (cm)

Vì OA = OB (=3cm) và O nằm giữa A và B nên O là trung điểm của AB.

Bài 5

\begin{array}{l}A = \dfrac{{3n - 4}}{{3 - n}} = \dfrac{{3n - 9 + 5}}{{ - n + 3}}\\\,\,\,\,\, = \dfrac{{3n - 9}}{{ - n + 3}} + \dfrac{5}{{ - n + 3}}\\\,\,\,\,\, = \dfrac{{ - 3\left( { - n + 3} \right)}}{{ - n + 3}} + \dfrac{5}{{ - n + 3}}\\\,\,\,\,\, =  - 3 + \dfrac{5}{{ - n + 3}}\end{array}

Để A nhận giá trị nguyên thì - 3 + \dfrac{5}{{ - n + 3}} \in \mathbb{Z} \Rightarrow \dfrac{5}{{ - n + 3}} \in \mathbb{Z} \Rightarrow  - n + 3 \in \left\{ { \pm 1; \pm 5} \right\}

Ta có bảng giá trị sau:

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

Vậy n \in \left\{ {2;4; - 2;8} \right\}.

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Cánh diều - Đề 3

3.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

PHÒNG GD&ĐT……..

TRƯỜNG THCS……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Năm học 2023 – 2024

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy làm bài.

Câu 1: Quy đồng mẫu số của ba phân số \frac{1}{8};\frac{3}{2};\frac{2}{9} với mẫu số chung nhỏ nhất là số nào sau đây?

A. 12

B. 18

C. 72

D. 144

Câu 2: Kết quả của phép tính: \frac{{ - 5}}{8} - \left( {\frac{3}{8} - \frac{7}{8}} \right)

A. \frac{{ - 1}}{8}

B. \frac{{ - 15}}{8}

C. - \frac{3}{8}

D. \frac{{ - 11}}{8}

Câu 3: Giá trị của x tìm được trong biểu thức là bao nhiêu?

A. 39

B. -39

C. -9

D. 9

Câu 4: Gọi O là điểm bất kì thuộc đoạn thẳng AB, điểm O nằm ở đâu? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.

A. Điểm O phải trùng với điểm A

B. Điểm O phải trùng với điểm B

C. Điểm O nằm giữa hai điểm A và B

D. Điểm O trùng với điểm A hoặc trùng với điểm B hoặc nằm giữa hai điểm A và B.

Câu 5: Gieo một con xúc sắc 6 mặt cân đối thì số chấm xuất hiện là 1 số. Số đó là số chính phương lớn hơn 2. Vậy số chấm xuất hiện là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Cho biểu đồ bình chọn loại quả yêu thích của khối 6 dưới đây:

Biểu đồ

Câu 6: Loại quả được yêu thích nhiều nhất là:

A. Quả chuối

B. Quả nho

C. Quả táo

D. Quả lê

Câu 7: Tổng số lượt yêu thích các loại quả là:

A. 25

B. 32

C. 64

D. 125

Câu 8: Nếu tung đồng xu 15 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt S, khi đó xác suất thực nghiệm của mặt N là:

A. \frac{1}{3}

B. \frac{1}{5}

C. \frac{5}{6}

D. \frac{2}{3}

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Thực hiện các phép tính:

a) \frac{2}{3}.\frac{3}{4} + \frac{1}{2}.\frac{5}{6}

b) \frac{1}{3}.\left( {\frac{9}{4} - \frac{6}{5}} \right) + \frac{1}{5}:\frac{1}{{10}}

c) \frac{1}{{143}} + \frac{1}{{99}} + \frac{1}{{63}} + \frac{1}{{35}} + \frac{1}{{15}}

d) \frac{{ - 1}}{5}.\frac{6}{7} + \frac{9}{7}.\frac{1}{{ - 5}} - \frac{1}{5}.\frac{1}{{ - 7}}

Câu 2: Tìm x biết:

a) \frac{x}{2} = \frac{2}{3} + \frac{{ - 3}}{{12}}

b) 2x - \frac{1}{5} = \frac{{ - 1}}{3}:\frac{5}{7}

c) x - \frac{7}{{15}}:\frac{3}{5} = \frac{3}{{10}}

Câu 3: Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào một tấm bia. Điểm số ở các lần bắn được cho ở bảng sau:

7

8

9

9

8

10

10

9

8

10

8

8

9

10

10

7

6

6

9

9

Tính xác suất thực nghiệm để xạ thủ bắn được ít nhất 8 điểm.

Câu 4: Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho OM = 42mm, ON = 32mm

a) Trong ba điểm O, M, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) Tính độ dài đoạn thẳng MN

c) Trên tia đối của tia Ox lấy điểm P sao cho cho OP = 2cm. Tính độ dài PM.

Câu 5: Tìm x biết

\frac{2}{{\left( {x + 2} \right)\left( {x + 4} \right)}} + \frac{4}{{\left( {x + 4} \right)\left( {x + 8} \right)}} + \frac{6}{{\left( {x + 8} \right)\left( {x + 14} \right)}} = \frac{x}{{\left( {x + 2} \right)\left( {x + 14} \right)}}

3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6

A. Đáp án phần trắc nghiệm (4 điểm) 

1. C

2. A

3. B

4. D

5. A

6. C

7. D

8. D

B. Đáp án phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

a) \frac{2}{3}.\frac{3}{4} + \frac{1}{2}.\frac{5}{6} = \frac{{11}}{{12}}

b) \frac{1}{3}.\left( {\frac{9}{4} - \frac{6}{5}} \right) + \frac{1}{5}:\frac{1}{{10}} = \frac{{47}}{{20}}

c) \frac{1}{{143}} + \frac{1}{{99}} + \frac{1}{{63}} + \frac{1}{{35}} + \frac{1}{{15}} = \frac{5}{{39}}

d) \frac{{ - 1}}{5}.\frac{6}{7} + \frac{9}{7}.\frac{1}{{ - 5}} - \frac{1}{5}.\frac{1}{{ - 7}} = \frac{{ - 2}}{5}

Câu 2:

a) \frac{x}{2} = \frac{2}{3} + \frac{{ - 3}}{{12}}

\begin{matrix}
  \dfrac{x}{2} = \dfrac{5}{{12}} \hfill \\
  x = \dfrac{{2.5}}{{12}} = \dfrac{5}{6} \hfill \\ 
\end{matrix}

Vậy x = 5/6

b) 2x - \frac{1}{5} = \frac{{ - 1}}{3}:\frac{5}{7}

\begin{matrix}
  2x - \dfrac{1}{5} = \dfrac{{ - 7}}{{15}} \hfill \\
  2x = \dfrac{{ - 7}}{{15}} + \dfrac{1}{5} \hfill \\
  2x = \dfrac{{ - 4}}{{15}} \hfill \\
  x = \dfrac{{ - 2}}{{15}} \hfill \\ 
\end{matrix}

Vậy x = -2/15

...

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Ngọc
113
  • Lượt tải: 8.828
  • Lượt xem: 55.676
  • Dung lượng: 1,5 MB
Sắp xếp theo