Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 4 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 4 Đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6 CTST, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1. Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 6
Thời gian: 45 phút

A.TRẮC NGHIỆM

(Từ câu 1 đến câu 16 mỗi câu đúng 0,25 điểm; từ câu 17 đến 22 mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1: Vải cotton thuộc vải nào dưới đây

A.Vải sợi thiên nhiên
B. Vải sợi hóa học
C. Vải sợi pha
D. Không loại vải nào trong các loại vải trên

Câu 2. Dựa vào nguồn gốc của sợi được dệt thành vải, người ta chia vải thành mấy nhóm chính?

A. Vải sợi thiên nhiên, vải sợi pha, vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp
B. Vải sợi thiên nhiên, vải sợi pha, vải lụa, vải sợi tổng hợp
C. Vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp, Vải sợi nylon, vải sợi pha.
D. Vải sợi thiên nhiên, vải sợi pha, vải sợi nhân tạo, Vải sợi tơ tằm

Câu 3: Vải sợi thiên nhiên có tính chất gì?

A. Có độ hút ẩm cao, dễ bị nhàu 
B. Ít thấm hồ hôi, không bị nhàu
C. Có độ hút ẩm cao, ít bị nhàu
D. Ít thấm hồ hôi, dễ bị nhàu

Câu 4. Căn cứ vào đâu để nhận biết các loại vải?

A. Đốt sợi vải
B. Vò vải
C. Đốt sợi vải, vò vải, thấm nước
D. Thấm nước

Câu 5. Trang phục có vai trò:

A. Che chở
B. Bảo vệ
C. Làm đẹp
D. Che chở, bảo vệ, làm đẹp

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của trang phục:

A. Trang phục có vai trò che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại của thời tiết và môi trường và tôn lên vẽ đẹp cho con người.
B. Trang phục góp phần tôn lên vẻ đẹp của người mặc.
C. Trang phục giúp bảo vệ con người trước tác động xấu của thiên nhiên, xã hội và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
D. Trang phục giúp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

Câu 7. Trang phục bao gồm những vật dụng nào sau đây?

A. Khăn quàng, giày 
B. Áo, quần
C. Mũ, giày, tất
D. Áo, quần và các vật dụng đi kèm

Câu 8. Hãy cho biết đâu không phải là trang phục?

A. Quần, áo
B. Khăn quàng
C. Đồ trang sức
D. Sách vở

Câu 9. Thời trang là:

A. Những kiểu trang phục được sử dụng phổ biến trong xã hội.
B. Trang phục được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định
C. Trang phục đẹp nhất của mỗi dân tộc
D. Những kiểu trang phục được sử dụng phổ biến trong xã hội và được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 10. Thời trang thay đổi do:

A. Ảnh hưởng của văn hóa
B. Ảnh hưởng của xã hội
C. Ảnh hưởng của kinh kế
D. Ảnh hưởng của, văn hóa, xã hội, kinh tế, sự phát triển của khoa học và công nghệ

Câu 11. Cách mặc trang phục có hình thức giản dị, nghiêm túc, lịch sự thuộc phong cách thời trang:

A. Thể thao
B. Cổ điển
C. Dân gian
D. Lãng mạn

Câu 12. Phong cách thời trang có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau là:

A. Thể thao
B. Cổ điển
C. Dân gian
D. Lãng mạn

Câu 13. Khi đi học em nên chọn loại trang phục như thế nào?

A. Kiểu dáng vừa vặn, màu sắc hài hòa.
B. Kiểu dáng thoải mái
C. Gọn gàng, thoải mái, chất liệu vải thấm mồ hôi.
D. Kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động; màu sác hài hòa.

Câu 14. Sử dụng các bộ trang phục khác nhau tùy thuộc vào:

A. Hoạt động
B. Vóc dáng
C. Hoàn cảnh xã hội
D. Hoạt động, thời điểm, hoàn cảnh xã hội.

Câu 15. Giặt, phơi trang phục được tiến hành theo thứ tự các bước như sau:

A. Chuẩn bị giặt → Giặt → Phơi hoặc sấy.
B. Giặt → Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy.
C. Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy → Giặt.
D. Phơi hoặc sấy → Giặt → Chuẩn bị giặt

Câu 16. Bảo quản trang phục là:

A. Công việc diễn ra thường xuyên, hàng ngày.
B. Công việc diễn ra theo định kì tháng.
C. Công việc diễn ra theo định kì quý.
D. Công việc diễn ra theo định kì mỗi năm 1 lần.

Câu 17: Vải sợi bông có ưu điểm hơn so với vải sợi nhân tạo là:

A. Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát
B. Dễ bị nhàu
C. Giặt mau khô
D. Không thấm mồ hôi

Câu 18: Khi lựa chọn trang phục để tạo cảm giác béo ra, thấp xuống. Em có thể lựa chọn

A.Vải mềm mỏng, mịn.
B. Màu tối, sẫm
C. Vải cứng, dày dặn hoặc mềm vừa phải
D. Kẻ dọc, hoa nhỏ

Câu 19. Trang phục em đi học thường có kiểu dáng:

A. Đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động.
B. Đơn giản, rộng.
C. Đẹp, trang trọng.
D. Đơn giản, thoải mái.

Câu 20. Xu hướng chung của thời trang trong thời gian tới có ưu điểm.

A. Đơn giản; tiện dụng với kiểu dáng, chất liệu.
B. Đơn giản; tiện dụng với kiểu dáng, chất liệu; màu sắc đa dạng, phong phú.
C. Đơn giản; tiện dụng với kiểu dáng; màu sắc đa dạng, phong phú.
D. Đơn giản; màu sắc đa dạng, phong phú.

Câu 21: Đâu là một số phong cách thời trang phổ biến.

A. Phong cách trẻ em, phong cách thể thao, phong cách lãng mạn..
B. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
C. Phong cách người lớn tuổi, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
D. Phong cách cổ điển, phong cách lao động, phong cách dân gian.

Câu 22. Khi lựa chọn trang phục phải phù hợp với:

A. Đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất của công việc, điều kiện tài chính của gia đình
B. Xu hướng mốt của thời đại.
C .Sở thích của người xung quanh.
D. Sở thích của bạn bè.

B. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Trang phục em mặc hàng ngày đã được phối hợp và sử dụng đúng cách chưa? Em sẽ thay đổi như thế nào khi lựa chọn và sử dụng trang phục của em.

Câu 2 (1 điểm). Bạn An thường không tự tin với vóc dáng thấp và béo của mình. Em hãy tư vấn để giúp bạn ấy lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng của bạn ấy?

1.2. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ 6

A. TRẮC NGHIỆM

Câu1234567891011
Đáp ánAAACDADDDDB
Câu1213141516171819202122
Đáp ánABDAAACABBA

B. TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

1

Trang phục hàng ngày em mặc đã phù hợp và sử dụng đúng cách (quần áo, trang phục…)

- Khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm, em sẽ lựa chọn những đồ dễ phối hợp với nhau, chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh và mục đích sử dụng.

1

1

2

- Bạn thấp và béo nên lựa chọn các trang phục có kiểu dáng vừa với cơ thể, màu sắc tối: hạt dẻ, đen, xanh đậm; mặt vải trơn, phẳng, có độ đàn hồi;

- Hoạ tiết kẻ dọc, hoa văn có dạng sọc dọc, hoa nhỏ; túi to có độ dài qua hông, thắt lưng có độ to vừa phải, giày hở mũi hoặc mũi nhọn.

0,5

0,5

1.3. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ 6

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu hỏi

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

Chủ đề 3.

Trang phục và thời trang

1.1. Các loại vải thường trong may mặc

4

4

1

2

5

0

6

15%

1.2. Trang phục

4

4

2

4

1

5

6

1

13

30%

1.3. Thời trang

4

4

2

4

6

0

8

20%

1.4. Sử dụng và bảo quản trang phục.

4

4

1

2

1

12

5

1

18

35%

Tổng

16

16

6

12

1

12

1

5

22

2

45

100

Tỉ lệ (%)

40 %

30 %

20%

10%

70%

30%

Tỉ lệ chung (%)

70 %

30 %

1.4. Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ 6

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chủ đề 3.

Trang phục và thời trang

1.1.Các loại vải thường trong may mặc

Nhận biết:

- Kể tên được các loại vải thông dụng dùng để may trang phục

- Nêu được đặc điểm của các loại vải thông dụng dùng để may trang phục.

Thông hiểu:

Trình bày được ưu và nhược điểm của một số loại vải thông dụng dùng để may trang phục.

Vận dụng:

- Lựa chọn được các loại vải thông dụng dùng để may trang phục phù hợp với đặc điểm cơ thể, lứa tuổi, tính chất công việc.

4

1

0

0

2

1.2. Trang phục

Nhận biết:

- Nêu được vai trò của trang phục trong cuộc sống.

- Kể tên được một số loại trang phục trong cuộc sống.

Thông hiểu:

- Trình bày được cách lựa chọn trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân.

- Trình bày được cách lựa chọn trang phục phù hợp với tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

Phân loại được một số trang phục trong cuộc sống.

Vận dụng:

- Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc, điều kiện tài chính.

Vận dụng cao:

Tư vấn được cho người thân việc lựa chọn và phối hợp trang phục phù hợp với đặc điểm, sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

4

2

0

1

3

1.3. Thời trang

Nhận biết:

- Nêu được những kiến thức cơ bản về thời trang.

- Kể tên được một số phong cách thời trang phổ biến.

Thông hiểu:

Phân biệt được phong cách thời trang của một số bộ trang phục thông dụng.

Vận dụng:

- Bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.

4

2

0

0

4

1.4. Sử dụng và bảo quản trang phục.

Nhận biết:

- Nêu được cách sử dụng một số loại trang phục thông dụng.

- Nêu được cách bảo quản một số loại trang phục thông dụng.

Thông hiểu:

- Giải thích được cách sử dụng một số loại trang phục thông dụng.

- Giải thích được cách bảo quản trang phục thông dụng.

Vận dụng:

- Sử dụng và bảo quản được một số loại trang phục thông dụng.

4

1

1

0

Tổng

16

6

1

1

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ 6

STTNỘI DUNGKIẾN THỨCĐƠN VỊ KIẾN THỨCCÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC% TỔNG ĐIỂM
NHẬN BIẾTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNGVẬN DỤNG CAO
Số câuThời gianSố câuThời gianSố câuThời gianSố câuThời gian

1

Chủ đề:

trang phục và thời trang.

Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc

3

3

1

1

10

1

20%

Bài 9.Trang phục và thời trang.

2

3

1

1

10%

Bài 10. Lựa chọn trang phục.

1

3

1

18

1

40%

Bài 11. Bảo quản trang phục

1

1

1

TỔNG

7

12

phút

4

24,0

phút

3

10,0 phút

2

5,0 phút

TỶ LỆ %

30%

40%

20%

10%

100%

2.2. Bảng đặc tả đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6

TTNỘI DUNG KIẾN THỨCĐƠN VỊ KIẾN THỨCMỨC ĐỘ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRASỐ CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao

1

Chủ đề nhà ở

Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Nhận biết:

- Trình bày được nguồn gốc và đặc điểm của một số loại vải thường trong may mặc.

Thông hiểu:

- Nhận biết được một số loại vải thường dùng trong may mặc bằng các phương pháp: vò vải, thấm nước.

Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn

3

1

1

1

Bài 9.Trang phục và thời trang.

Nhận biết:

- Nhận biết được vai trò và sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống.

Thông hiểu:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang, nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.

Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn

2

1

1

Bài 10. Lựa chọn trang phục.

Nhận biết:

- Nêu được các phương pháp lựa chọn trang phục.

Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải lựa chọn và sử dụng trang phục hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh sử dụng.

Vận dụng: - Lựa chọn và sử dụng được trang phục phù hợp với đặc điểm, sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

1

1

1

Bài 11. Bảo quản trang phục

Nhận biết:

- Biết cách bảo quản trang phục đúng cách để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

Thông hiểu:

- HS có khả năng bảo quản trang phục hợp lí.

Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn

1

1

1

2.3. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6

Trường THCS..........

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Công nghệ 6
Thời gian làm bài 45 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm):

Câu 1. Vải sợi hóa học được sản xuất từ:

A. Sợi thực vật (sợi lanh, sợi bông..)
B. Một số chất hóa học lấy từ tre, gỗ, nứa, than đá, dầu mỏ…
C. Sợi động vật( lông cừu, tơ tằm…)
D. Sợi tơ sen, lông cừu.

Câu 2: Cây bông dùng để dệt ra vải sợi nào?

A. Vải sợi len
B. Vải sợi bông (cotton)
C. Vải sợi tổng hợp
D. Vải sợi nhân tạo

Câu 3: Cách phân biệt một số loại vải là:

A. Vò vải
B. Vò vải, đốt sợi vải.
C. Đốt sợi vải.
D. Vò vải, đốt sợi vải, nhúng nước hoặc đọc thành phần sợi vải.

Câu 4. Phân loại trang phục theo công dụng bao gồm

A. Trang phục mặc hàng ngày, trang phục lễ hội, trang phục thể thao, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục biểu diễn.
B. Trang phục trẻ em, trang phục thanh niên, trang phục trung niên; trang phục mặc thường ngày.
C. Trang phục trẻ em, trang phục thanh niên, trang phục mùa lạnh; trang phục người cao tuổi.
D. Trang phục trẻ em, trang phục nam, trang phục trung niên; trang phục người cao tuổi.

Câu 5. Một số phong cách thời trang phổ biến là

A. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách lãng mạn.
B. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
C. Phong cách cổ điển, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
D. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian.

Câu 6. Bền, đẹp, giặt mau khô, không bị nhàu, mặc không thoáng mát là tính chất của loại vải nào

A. Vải sợi hóa học
B. Vải sợi thiên nhiên
C. Vải sợi pha
D. Vải sợi tổng hợp

Câu 7. Hãy cho biết, trang phục nào sau đây thuộc phong cách dân gian?

A. Đồng phục thể thao mùa hè.
B. Váy dạo phố
C. Áo dài tết
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Đối với người có vóc dáng cao, gầy cần lựa chọn trang phục có họa tiết như thế nào?

A. Có dạng kẻ sọc ngang hoặc họa tiết lớn.
B. Có dạng kẻ sọc dọc nhỏ hoặc họa tiết nhỏ
C. Có dạng kẻ sọc dọc hoặc họa tiết vừa
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Hãy cho đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vải sợi tự nhiên?

A. Mặc thoáng mát
B. Thấm mồ hôi tốt
C. Ít bị nhàu
D. Thân thiện với môi trường

Câu 10. Theo em, trang phục trong cuộc sống được đánh giá như thế nào?

A. Đa dạng
B. Phong phú
C. Phong phú và đa dạng
D. Rất ít loại.

Câu 11. Trang phục theo phong cách cổ điển có màu sắc như thế nào?

A. Đa dạng, mang màu sắc văn hóa truyền thống.
B. Thường sử dụng màu trầm, màu trung tính.
C. Đa dạng, thường sử dụng màu mạnh, tươi sáng.
D. Thường sử dụng các loại màu nhẹ, màu rực rỡ.

Câu 12. Trang phục theo phong cách lãng mạn có màu sắc như thế nào?

A. Đa dạng, mang màu sắc văn hóa truyền thống.
B. Thường sử dụng màu trầm, màu trung tính.
C. Đa dạng, thường sử dụng màu mạnh, tươi sáng.
D. Thường sử dụng các loại màu nhẹ, màu rực rỡ.

II. Tự luận: (7điểm)

Câu 1: Em thường bảo quản trang phục của mình như thế nào?

Câu 2. Vì sao quần áo mùa hè thường được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm?

Câu 3. Theo em, phong cách thời trang nào phù hợp với lứa tuổi học sinh?

Câu 4. Hãy tự xác định vóc dáng của em và lựa chọn màu vải, họa tiết phù hợp với vóc dáng của mình.

2.4.Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6

CâuNội dungĐiểm

I. Trắc nghiệm

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

3 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

B

D

A

B

D

C

A

C

C

B

D

II. Tự luận

7 điểm

Câu 1

Quần áo mùa hè thường được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm vì:

Loại vải này có đặc điểm là thoáng mát, thấm hút mồ hôi, giữ nhiệt tốt, an toàn và thân thiện với môi trường.

Câu 2

Theo em, phong cách thời trang dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh

Câu 3

Em thường bảo quản trang phục của mình bằng cách giặt tay thông thường, để phơi khô tự nhiên, là phẳng và treo lên mắc.

HS Có thể trình bày đáp án khác.

Câu 4

Vóc dáng em cao, gầy nên em sẽ lựa chọn :

- Màu vải: Màu sáng như trắng, hồng nhạt

- Họa tiết: Họa tiết lớn

HS Có thể trình bày đáp án khác.

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3

3.1. Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6

Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngTổng
TNTLTNTLTNTL

Cơ sở ăn uống hợp lý

3

0,75

1

0,25

1

1

1

1

6

3

Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

0.5

1

2

3

2,5

Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

1

1

1

0,5

1

0,5

3

2

Các phương pháp chế biến thực phẩm

1

0.25

1

0,5

1

0,25

1

1,5

4

2,5

Tổng

7

2,5

5

4,25

4

3,25

16

10.0

3.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6

PHÒNG GD& ĐT ……
TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Công nghệ 6
Thời gian làm bài 45 phút

I. Trắc nghiệm: (2,5 điểm)

Câu 1: Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây để điền vào chỗ trống: đạm động vật và đạm thực vật; vi khuẩn có hại; béo phì; đói, mệt, cơ thể ốm yếu; chất độc; tê phù. (1 đ)

1) Có hai nguồn cung cấp chất đạm là:…………………............................................

2) Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của .......................................... vào thực phẩm.

3) Ăn quá nhiều chất đường bột dễ gây bệnh ……………........ thiếu chất đường bột dễ bị ………………….....................................

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng: (1 đ)

1) Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là

A. 1000 C → 1150 C
B. 500 C → 800 C
C. 00 C → 370 C
D. -200 C → -100 C.

2) Nấu cơm là làm chín thực phẩm trong môi trường

A. Nước.
B. Chất béo.
C. Hơi nước.
D. Nước hoặc hơi nước.

3) Để bảo quản chất dinh dưỡng khi nấu nướng cần chú ý gì?

A. Đảo nhiều để thức ăn chín đều.
B. Vo gạo kĩ khi nấu cơm.
C. Không nên chắt bỏ nước cơm.
D. Rán kĩ thức ăn.

4) Cá thuộc nhóm thực phẩm

A. giàu chất đạm.
B. giàu chất béo.
C. giàu đường bột.
D. giàu vitamin và khoáng chất.

Câu 3: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ⬜ sau mỗi câu dưới đây: (0,5 đ)

Để phân nhóm thức ăn cần:

1) căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của thức ăn. ⬜

2) căn cứ vào nguồn gốc của thức ăn.

II. Tự luận: (7,5 điểm)

Câu 4: Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất béo. (1,5 đ)

Câu 5: Tại sao cần phải thay đổi món ăn trong các bữa ăn? Cách thay thế thức ăn lẫn nhau? (1 đ)

Câu 6: Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. Để rau, củ, quả không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh, trong quá trình chuẩn bị chế biến nên chú ý điều gì? (3,5 đ)

Câu 7: Hãy trình bày quy trình thực hiện một món ăn mà em yêu thích. (1,5 đ)

3.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1: (1 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

1) đạm động vật và đạm thực vật.

2) vi khuẩn có hại

3) béo phì ........... đói, mệt, cơ thể ốm yếu.

Câu 2: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

1) A
2) D
3) C
|4) A

Câu 3: Mỗi phần đúng cho 0,25 điểm.

1) Đ
2) S

II. Phần tự luận:

Câu 4:

- Nguồn cung cấp: 0,5 điểm

  • Động vật
  • Thực vật

- Chức năng dinh dưỡng: 1 điểm.

  • Cung cấp năng lượng, tích mỡ dưới da, bảo vệ cơ thể.
  • Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

Câu 5:

  • HS nêu được lý do cần thay đổi món ăn: cho ngon miệng, hợp khẩu vị... 0,5 điểm
  • Cách thay thế thức ăn lẫn nhau: Thay thế thức ăn trong cùng một nhóm. 0,5 điểm.

Câu 6:

- Nêu được 6 biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm: 3 điểm

  • Rửa tay sạch trước khi ăn.
  • Vệ sinh nhà bếp.
  • Rửa kỹ thực phẩm.
  • Nấu chín thực phẩm.
  • Đậy thức ăn cẩn thận.
  • Bảo quản thực phẩm chu đáo.

- Để rau, củ, quả không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh, trong quá trình chuẩn bị chế biến nên chú ý: mua loại tươi hoặc bảo quản lạnh, tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, củ, quả) với thực phẩm cần nấu chín... 0,5 điểm

Câu 7: HS trình bày được quy trình chế biến một món ăn yêu thích (gồm các bước: chuẩn bị, chế biến, trình bày món ăn). 1,5 điểm

>> Tải file để tham khảo các đề còn lại!

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Vân
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.213
  • Lượt xem: 19.942
  • Dung lượng: 89,3 KB
Sắp xếp theo