Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn HĐTN, HN (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 4 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 4 Đề thi giữa kì 2 môn HĐTN, HN 6, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn, Tin học, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 1

1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6

UBND QUẬN ….
TRƯỜNG THCS..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: Hoạt động trải nghiệm 6
Năm học 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Hãy chọn và ghi chỉ một chữ cái vào bài làm của em.

Câu 1.Trong các việc sau, việc nào là việc nhà?

A. Nấu cơm cho gia đình.
B. Ăn uống.
C. Vệ sinh cá nhân.
D. Học bài.

Câu 2. Em cảm thấy như thế nào khi chủ động làm việc nhà?

A. Mệt mỏi.
B. Khó chịu, vất vả.
C. Mất thời gian.
D. Vui vẻ, thoải mái.

Câu 3. Em đã chủ động, tự giác thực hiện công việc nào trong gia đình?

A. Ăn uống.
B. Vệ sinh cá nhân.
C. Sắp xếp đồ đạc trong nhà.
D. Học bài.

Câu 4. Ý nào không đúng khi nói về ý nghĩa của việc chủ động, tự giác làm việc nhà?

A. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, lao động.
B. Trách nhiệm với gia đình
C. Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, yêu thương người thân.
D. Làm việc nhà để nhận được nhiều tiền thưởng của bố mẹ.

Câu 5. Để hoàn thành tốt việc nhà, đặc biệt chế biến món ăn và trang trí nhà cửa, mỗi chúng ta cần

A. tìm hiểu và áp dụng bí quyết thực hiện để tạo ra sự hấp dẫn và kết quả tốt
B. làm nhanh chóng để hoàn thành
C. làm theo cảm tính
D. lúc nào rảnh thì làm.

Câu 6. Để trang trí nhà của mình đẹp và gọn gàng, em sẽ làm như thế nào?

A. Trang trí theo sở thích
B. Quan sát, tìm hiểu và trang trí theo không gian của gia đình
C. Làm với thái độ thờ ơ
D. Trang trí theo sở thích của mỗi người.

Câu 7. Để sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng, ngăn nắp, em sẽ làm như thế nào?

A. Sắp xếp đồ đạc theo ý thích của bản thân.
B. Sắp xếp theo ý thích của từng người.
C. Để các đồ dùng cho tiện sử dụng không cần gọn gàng
D. Quan sát và sắp xếp vào các vị trí phù hợp.

Câu 8. Để chăm sóc cây cảnh xanh tốt, em sẽ làm như thế nào?

A. Chăm sóc cây với thái độ thờ ơ
B. Chăm sóc cây theo suy nghĩ và hiểu biết của mình.
C. Tìm hiểu và áp dụng các phương pháp chăm sóc phù hợp.
D. Tưới nước và bón phân thật nhiều

Câu 9. Để thiết lập được quan hệ với cộng đồng chúng ta cần

A. tìm những người hợp với mình.
B. có lợi cho bản thân
C. sự đồng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
D. luôn tuân theo mọi người.

Câu 10. Thái độ, việc làm nào không nên có khi ta thiết lập quan hệ cộng đồng

A. Lạc quan, yêu đời.
B. Đồng cảm biết giúp đỡ người khác.
C. Không ngại giao lưu, kết nối.
D. E ngại, không dám bắt chuyện với mọi người.

Câu 11. Khi thiết lập được quan hệ cộng đồng sẽ giúp chúng ta

A. có cuộc sống vui vẻ, có nhiều bạn bè, mở mang kiến thức, bản thân tự tin hơn.
B. bản thân sẽ được nhiều người chú ý tới và trở nên nổi tiếng.
C. có thể dễ dàng kết giao được với nhiều thành phần trong xã hội.
D. không sợ bất cứ ai.

Câu 12. Khi thiết lập quan hệ cộng đồng chúng ta cần là

A. biết tôn trọng mọi người.
B. lôi kéo mọi người về phe mình
C. buộc mọi người làm theo ý mình.
D. lựa chọn những người có lợi cho mình

Câu 13. Hoạt động thiện nguyện là

A. tình cảm bạn bè dành cho nhau.
B. là sự gắn bó giữa người và người.
C. hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp, sự giúp đỡ giữa người với người trong hoàn cảnh khó khăn.
D. lời nói thể hiện được tình cảm giữa người với người trong hoàn cảnh sung túc.

Câu 14. Đâu là nội dung chính công việc được xây dựng trong dự án ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung?

A. Cùng các bạn đến tham gia, xem mọi người thực hiện.
B. Giao lưu với các bạn khác trong cộng đồng.
C. Thực hiện quyên góp quần áo, đồ dùng học tập ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.
D. Chỉ kêu gọi nhưng không ủng hộ.

Câu 15. Những hoạt động thiện nguyện nào không phù hợp với học sinh?

A. Quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở những bạn có hoàn cảnh khó khăn
B. Giúp các cụ già neo đơn làm việc nhà
C. Làm tuyên truyền về sự cần thiết phải tham gia các hoạt động thiện nguyện.
D. Liên hệ với các tổ chức, cơ quan để quyên tiền từ thiện.

Câu 16. Có những cách nào em có thể vận động được gia đình, người quen ủng hộ cho dự án vì cộng đồng?

A. Nhắc nhở họ một cách gay gắt rằng đây là việc nên làm.
B. Đưa ra ví dụ về những việc nhỏ đơn giản hằng ngày họ có thể làm được cũng sẽ giúp
cho cộng động phát triển hơn.
C. Đe dọa họ nếu như không làm thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống
D. Uy hiếp họ rằng cộng đồng sẽ lên án nếu như họ không làm

PHẦN II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Câu 1(3.0 điểm). Hành vi có văn hóa của học sinh khi đến trường được thể hiện như thế nào?

Câu 2 (3.0 điểm). Em hãy kể những hoạt động thiện nguyện và những việc tốt mà em đã tham gia thực hiện? Khi tham gia những hoạt động thiện nguyện đó bản thân em thấy như thế nào?

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

C

D

A

B

D

C

C

D

A

A

Câu

13

14

15

16

Đáp án

C

C

D

B

PHẦN II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Bài (Câu)

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3.0 điểm)

HS có thể đảm bảo các ý:

Đi học học đúng giờ; thực hiện đồng phục nghiêm túc;tự giác, chăm học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ thầy cô giao; không nói tục, chửi bậy; không đánh bạn, nói xấu gây mất đoàn kết trong trường; không ăn quà vặt, xả rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn trường xanh,sạch, đẹp; có ý thức bảo vệ của công; không tô son, phấn, sơn móng tay khi đến trường; không hút thuốc lá điện tử, sử dụng các chất kích thích, lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy; lễ phép, tôn trọng với thầy cô,nhân viên nhà trường, phụ huynh khi đến trường làm việc…..

3.0 điểm

Câu 2

(3.0 điểm)

HS có thể đảm bảo các ý sau:

+ Kể các việc tốt, hoạt động thiện nguyện đã tham gia:

( Ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, lũ lụt; động viên chia sẻ với bạn khi bạn buồn, nuôi lợn siêu trọng để giúp đỡ những bạn khó khăn, mua tăm tre giúp người khuyết tật, giúp đỡ người già neo đơn….)

+ Cảm nhận của bản thân….

2.0 điểm

1.0 điểm

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Em với gia đình

Em làm việc nhà

12 câu

8 câu

2.0

2

Em với cộng đồng

Thiết lập quan hệ cộng đồng

4 câu

4 câu

1.0

3

Em tham gia hoạt động thiện nguyện

4 câu

0.5 câu

0.5 câu

4 câu

1 câu

4.0

4

Hành vi có văn hóa nơi công cộng

1 câu

1 câu

3.0

Tổng

16

1.0

0.5

0.5

16

2

10 điểm

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

40%

60%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

1.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Em với gia đình

1. Em làm việc nhà

Nhận biết:

Nhận biết được việc nhà, cách thức, yêu cầu khi thực hiện việc nhà

Thông hiểu:

Giải thích lý do phải làm việc nhà

Vận dụng:

Đề xuất một số cách thức, kinh nghiệm để thực hiện tốt việc nhà

8TN

2

Em với cộng đồng

2. Thiết lập quan hệ cộng đồng

Nhận biết:

Thái độ, việc làm, ý nghĩa khi thiết lập quan hệ cộng đồng

Thông hiểu:

Hiểu rõ được những cách thức để thiết lập quan hệ cộng đồng

Vận dụng:

Thực hiện được những việc làm để thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng

4TN

3. Em tham gia hoạt động thiện nguyện

Nhận biết:

- Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện

Thông hiểu:

- Giải thích ý nghĩa của việc tham gia hoạt động thiện nguyện

Vận dụng:

- Kể những hoạt động thiện nguyện đã tham gia.

Vận dụng cao:

- Đánh giá bản thân và mọi người khi tham gia hoạt động thiện nguyện

- Lập được kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện.

4TN

0.5TL

0.5TL

4. Hành vi có văn hóa nơi công cộng

Nhận biết:

- Nêu được những hành vi có văn hóa nơi công cộng

Thông hiểu:

- Giải thích ý nghĩa của việc thực hiện hành vi có văn hóa nơi công cộng.

- Nêu rõ những biểu hiện của hành vi có văn hóa nơi công cộng.

Vận dụng:

- Thực hiện được hành vi có văn hóa nơi công cộng

Vận dụng cao:

- Đánh giá được hành vi có văn hóa nơi công cộng của bản thân và mọi người.

1TL

Tổng

16 TN

1.0 TL

0.5 TL

0.5 TL

Tỉ lệ %

40

30

20

10

Tỉ lệ chung

70

30

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 2

2.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Mức độ
Nội dung
Chủ đề
Các mức độ tư duy
Nhận biếtThông hiểuVận dụng
TNTLTNTLTNTL

1. Em với gia đình

Câu 1,2:

HS nhận biết được trách nhiệm của bản thân với gia đình.

Câu 3,4,5:

HS hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm của HS với gia đình.

Câu 6,7,8: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế: biết làm những việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình.

Tổng số câu

2

3

3

Tổng số điểm

1,0 đ

1,5 đ

1,5 đ

Tỉ lệ %

10 %

15 %

15 %

2. Em với cộng đồng

Câu 9,10,11: HS nhận biết được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

Câu 12,13,14,15,16:

HS hiểu được những hành vi có văn hóa, cách ứng xử văn minh nơi công cộng, với những người xung quanh.

Câu 1: HS cần biết thực hiện những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng và những người xung quanh.

Tổng số câu

3

5

1

Tổng số điểm

1,5 đ

2,5 đ

0,5 đ

Tỉ lệ %

15 %

25 %

5 %

3. Em với thiên nhiên và môi trường

Câu 18:

HS nhận biết được các cảnh quan thiên nhiên của đất nước.

Câu 19: HS hiểu được những hành vi của mình có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên để từ đó có những việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

Câu 20: HS biết làm những việc có ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, môi trường.

Tổng số câu1 11
Tổng số điểm0,5 đ0,5 đ0,5 đ
Tỉ lệ %5 %5 %5 %
Cả bài
Tổng số câu695
Tổng số điểm3 đ 4,5 đ2,5 đ
Tỉ lệ %30 %45 %25 %
Tổng100 %

2.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Những việc làm nào dưới đây không đúng khi đối xử với người thân trong gia đình?

A. An ủi khi người thân có chuyện không vui.
B. Trách mắng khi người thân làm sai.
C. Khen ngợi mỗi khi người thân đạt được thành công dù nhỏ.
D. Tặng quà cho người thân nhân dịp sinh nhật.

Câu 2. Bản thân em thấy cần có trách nhiệm gì để gia đình được hạnh phúc hơn?

A. Chăm chỉ học tập.
B. Cố gắng vươn lên trong học tập để đạt được kết quả tốt.
C. Ngoài giờ học, giờ chơi, em luôn giúp đỡ bố mẹ những việc làm vừa sức.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3. Việc làm nào sau đây thể hiện là người biết quan tâm tới những người thân trong gia đình?

A. Vui vẻ chúc mừng khi người thân đạt được thành tích.
B. Luôn quan tâm giúp đỡ khi người thân gặp khó khăn.
C. Chăm sóc tận tình chu đáo khi người thân ốm đau.
D. Tất cả các việc làm trên đều đúng.

Câu 4. Để tình cảm giữa các thành viên trong gia đình ngày càng gắn kết, em thường:

A. Trò chuyện, thường xuyên cùng làm việc nhà với mọi người những lúc rảnh rỗi.
B. Em chỉ thích nói chuyện và chơi với một mình anh trai.
C. Những ngày được nghỉ học, em thường đi chơi với bạn bè.
D. Đi học về là em chỉ ngồi lì trong phòng, đến khi nào bố mẹ gọi ra mới ra.

Câu 5. Để giải quyết được các vấn đề thường nảy sinh trong gia đình, em cần:

A. Thường xuyên trao đổi để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
B. Lắng nghe, tích cực ý kiến của các thành viên trong gia đình và cùng nhau tìm cách giải quyết phù hợp.
C. Thực hiện lời nói, hành vi tích cực khi tham gia giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình.
D. Em cần làm tất cả các việc ở A, B và C.

Câu 6. Theo em, là thành viên trong gia đình, em cần:

A. Chủ động, tự giác làm những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
B. Nhờ bố mẹ hướng dẫn những việc em chưa biết cách làm và nhận xét việc thực hiện của em.
C. Có kế hoạch khắc phục và thực hiện những việc nhà em ngại làm.
D. Em cần làm tất cả những việc trên.

Câu 7. Sắp đến sinh nhật bố, Hà băn khoăn chưa biết sẽ làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với bố. Em hãy tư vấn giúp bạn Hà cách thể hiện tình yêu thương với bố?

A. Hà có thể tự tay làm một món quà nhỏ có ý nghĩa tặng bố.
B. Có thể làm bữa cơm có những món ăn mà bố thích.
C. Có thể cùng mẹ và anh (em) tổ chức sinh nhật bất ngờ cho bố.
D. Hà có thể chọn một trong các phương án trên trên.

Câu 8. Buổi chiều, Tuấn ngồi học trong nhà, thấy mẹ đi làm về, hai tay xách túi đồ nặng, trông rất mệt. Theo em, Tuấn nên làm gì?

A. Tuấn chạy ra xách đỡ mẹ túi đồ.
B. Tuấn chạy ra xách đỡ mẹ túi đồ cất đi và rót nước mời mẹ.
C. Tuấn chạy ra chào mẹ, xách đỡ mẹ túi đồ và lấy nước mời mẹ.
D. Tuấn chào mẹ và vẫn ngồi học.

Câu 9. Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10. Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?

A. Qua internet.
B. Qua báo, đài.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
B. Không nói chuyện to trong rạp chiếu phim.
C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Câu 12. Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng?

A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.

Câu 13. Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là đúng?

A. Đứng đúng hàng.
B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy.
C. Giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14. Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?

A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.
B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 15. Với lễ hội truyền thống quê hương, có bạn bảo rằng đó là việc của người lớn, mình không cần phải có trách nhiệm gì? Theo em, ý kiến đó đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 16. Thanh thiếu niên chúng ta sẽ nhận được gì khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng?

A. Cảm thấy bản thân sống có ý nghĩa hơn
B. Hình thành các kỹ năng cho bản thân
C. Có thể đồng cảm, biết giúp đỡ người khác.
D. Tất cả các ý nghĩa trên.

Câu 17. Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn lớp trưởng đã đưa ra một đề xuất về việc quyên góp ủng hộ một bạn trong trường vì nhà bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Là thành viên trong lớp, em sẽ không làm gì:

A. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn lớp trưởng và đóng góp vào ngày hôm sau.
B. Em không nhất trí ủng hộ vì bạn đó không phải là thành viên của lớp mình.
C. Em đồng ý và còn vận động thêm các bạn cùng thực hiện.
D. Em đồng ý và về nói với bố mẹ để nếu có thể bố mẹ sẽ giúp đỡ bạn thêm.

Câu 18. Đâu là cảnh quan thiên nhiên của nước ta được UNESCO vinh danh là "Di sản thiên nhiên thế giới"?

A. Vịnh Hạ Long, vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng
B. Khu Đền tháp Mỹ Sơn; Đô thị Hội An; Quần thể di tích cố đô Huế; Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Thành nhà Hồ ; Quần thể danh thắng Tràng An.
C. Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Quan họ Bắc Ninh; Ca trù; Hội Gióng; Hát xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Đờn ca tài tử Nam Bộ.
D. Công viên đá Đồng Văn.

Câu 19. Những hành động nào dưới đây làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên?

A. Sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.
B. Tham gia trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây.
C. Thu gom rác, làm sạch môi trường và tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi nơi công cộng.
D. Sử dụng phù hợp lí những tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, động vật, thực vật.

Câu 20. Nhân dịp bế giảng năm học, trường em tổ chức cho học sinh đi tham quan một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. Sau khi ăn trưa xong, các bạn đã vứt luôn những túi bóng, vỏ chai nước và một số thức ăn còn thừa ở gốc cây to. Nếu em chứng kiến cảnh đó, em sẽ làm gì?

A. Nhắc các bạn không được vứt rác bừa bãi, phải để rác đúng nơi quy định.
B. Nhắc các bạn không được vứt rác bừa bãi và bản thân cùng một số bạn nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định.
C. Em không có phản ứng gì, vô tư tiếp tục đi ngắm cảnh cùng các bạn.
D. Em cũng vứt rác ở đó cùng các bạn.

2.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Câu12345678910
Đáp ánBDDADDDCDD
Câu11121314151617181920
Đáp ánBADCBDBAAB

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 3

3.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Câu 1: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?

A. Qua internet.
B. Qua báo, đài.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Trong các bước sau đây, đâu là bước quan trọng nhất để làm một sản phẩm tuyên truyền?

A. Suy nghĩ, lựa chọn loại sản phẩm.
B. Xây dựng nội dung cho sản phẩm.
C. Thực hiện tạo sản phẩm.
D. Tất cả các bước đều quan trọng như nhau.

Câu 4: Khi xây dựng một sản phẩm tuyên truyền, yêu cầu về ngôn ngữ phải như thế nào?

A. Tha thiết, chân thành.
B. Nghiêm túc, cứng rắn.
C. Mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Câu 6: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.

Câu 7: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

A. Đứng đúng hàng.
B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.

Câu 8: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?

A. Áo hai dây.
B. Váy ngắn trên đầu gối.
C. Áo hở vai.
D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.

Câu 9: Làm thế nào để nói, cười đủ nghe nơi công cộng?

A. Giữ khoảng cách phù hợp giữa người nói và người nghe.
B. Nói bằng âm lượng vừa đủ.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là đúng?

A. Đứng đúng hàng.
B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy.
C. Giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?

A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.
B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?

A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
C. Sự khó chịu của mọi người.
D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.

Câu 13: Theo em, những hành vi thiếu văn minh có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

A. Làm mất mĩ quan đô thị.
B. Gây ra tranh chấp, bất hoà giữa người với người.
C. Để lại ấn tượng xấu cho mọi người xung quanh.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?

A. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
B. Thờ ơ, không quan tâm.
C. Giả vờ không nhìn thấy.
D. Cười, nói lớn tiếng

Câu 15: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?

A. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.
B. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.
C. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16: Là học sinh lớp 6, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

A. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời
gian cá nhân
B. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
C. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn
D. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh

Câu 17: Khi tìm hiểu kĩ càng về cộng đồng và các tổ chức trong cộng đồng sẽ chúng ta:

A. Không giúp ích gì cả
B. Giúp chúng ta dễ dàng, thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng
C. Khiến chúng ta cảm thấy các hoạt động tẻ nhạt, không thú vị
D. Mất thời gian, không có lợi ích gì.

Câu 18: Thanh thiếu niên chúng ta sẽ nhận được gì khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng?

A. Cảm thấy bản thân sống có ý nghĩa hơn
B. Hình thành các kỹ năng cho bản thân
C. Có thể đồng cảm, biết giúp đỡ người khác.
D. Tất cả các ý nghĩa trên.

Câu 19: Tại sao gia đình bạn nên chung tay giúp cộng đồng?

A. Là hành động tốt
B. Lấp đầy thời gian rảnh rỗi một cách “khôn ngoan”
C. Có trách nhiệm hơn trong những việc làm của mình tại cộng đồng
D. Tất cả đáp án trên

Câu 20: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia:

A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác
C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia
D. Thích tổ chức nào thì tham gia tổ chức đó.

Câu 21: Xã hội ngày càng tốt đẹp là nhờ:

A. chất lượng cuộc sống của con người
B. mối quan hệ cộng đồng, hợp tác và tôn trọng nhau
C. kinh tế của đất nước
D. lối sống của người dân.

Câu 22: Có những cách nào thể hiện mối quan hệ cộng đồng?

A. luôn lạc quan, yêu đời
B. thể hiện sự đồng cảm, biết giúp đỡ người khác
C. tham giác các hoạt động cộng đồng
D. tất cả những cách trên.

Câu 23: Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào?

A. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm
B. Hà là người không biết nghĩ
C. Hà là người vô tâm
D. Hà là người làm bất đắc dĩ.

Câu 24: Để ủng hộ cho các bạn học sinh gặp khó khăn trong đợt lũ lụt miền Trung vừa rồi,
Trung đem gom lại hết sách vở cũ, quần áo cũ vẫn còn mặc được đem đi quyên góp. Em suy nghĩ gì về việc làm của Trung?

A. Đồng tình với việc làm của Trung
B. Không đồng tình với việc làm của Trung
C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình
D. Ủng hộ nhưng với tâm thế không thoải mái.

Câu 25: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?

A. vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
C. vì họ giúp đỡ khi ta cần.
D. vì họ luôn làm theo sở thích của ta.

Câu 26: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?

A. Vịnh Hạ Long
B. Dân ca quan họ
C. Cồng chiêng Tây Nguyên
D. Cố đô Huế

Câu 27: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?

A. Dân ca quan họ
B. Vườn quốc gia Cúc Phương
C. Cồng chiêng Tây Nguyên
D. Cố đô Huế

Câu 28: Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh nào của nước ta?

A. Quảng Ninh
B. Hải Phòng
C. Hà Nội
D. Hồ Chí Minh

Câu 29: Ở đâu có cảnh quan thiên nhiên đẹp sẽ:

A. làm cho nơi đó ô nhiễm môi trường
B. làm ảnh hưởng đến đời sống người dân
C. thu hút khách du lịch
D. tốn chi phí tu sửa.

Câu 30: Đâu là cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng của nước ta:

A. Biển Nha Trang
B. Thác bản giốc
C. Sa Pa
D. Tất cả các địa danh trên.

3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Câu hỏi123456789
Đáp ánDDDDBACDD
Câu hỏi101112131415161718
Đáp ánDCADABABD
Câu hỏi192021222324252627
Đáp ánCABDAABAB
Câu hỏi282930
Đáp ánACD

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 4

UBND THÀNH PHỐ ……

TRƯỜNG THCS….

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN HĐTN - LỚP 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Cá nhân học sinh được giao nhiệm vụ trước 3 ngày.

II. NỘI DUNG, YÊU CẦU

1. Nội dung 

Em hãy vẽ một bức tranh tuyên truyền chủ đề về “ Môi trường”

2. Yêu cầu

Học sinh làm bài cá nhân

Thời gian hoàn thiện không quá 45 phút.

III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

1. Tiêu chí

Sản phẩmTiêu chíĐạtChưa đạt
Một bức tranh vẽ 1. Bức tranh vẽ đúng chủ đề
2. Vẽ trên khổ giấy A3, ngang khổ
3. Đảm bảo đúng thời gian quy định
4. Tô màu phù hợp tranh vẽ
5. Bố cục tranh vẽ khoa học, cân đối
6. Tranh được tô màu hoàn thiện
7. Có ghi đầy đủ họ và tên, lớp, trường phía sau bức tranh.

2. Hướng dẫn xếp loại.

- Đạt: Từ 5/7 tiêu chí trở lên.

- Chưa đạt: 4/7 tiêu chí.

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.239
  • Lượt xem: 28.334
  • Dung lượng: 77,9 KB
Sắp xếp theo