Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 7 năm 2024 - 2025

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 bao gồm giới hạn ôn tập và các dạng bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận. Nội dung ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 7 được biên tập một cách logic và khoa học. Qua đó giúp các em học sinh lớp 7 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương giữa kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy dưới đây là toàn bộ đề cương ôn tập Công nghệ 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi nhé. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức, đề cương giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

I. Giới hạn kiến thức ôn thi giữa kì 1

- Sơ đồ hóa được các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5.

  • Giới thiệu về trồng trọt
  • Làm đất trồng cây
  • Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng
  • Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
  • Nhân giống vô tính cây trồng

- Vẽ sơ đồ tư duy các bài học từ bài 1 đến bài 5.

II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 1 Công nghệ 7

Câu 1: Loại cây trồng nào sau đây thuộc nhóm hoa, cây cảnh?

A. Cây lạc (đậu phụng).
B. Mùng tơi.
C. Cây hoa hồng.
D. Cây điều

Câu 2: Nội dung nào sau đây mô tả đúng phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên:

A. Trên 25% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
B. Trên 50% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
C. Trên 75% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
D. Mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.

Câu 3: Một trong những mục đích của việc cày đất là:

A. san phẳng mặt ruộng.
B. thuận lợi cho việc chăm sóc.
C. làm tăng độ dày lớp đất trồng.
D. bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 4: Một trong những ưu điểm của biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu hại cây trồng là:

A. tiết kiệm công lao động.
B. hiệu quả nhanh kể cả khi sâu đã phát triển mạnh.
C. đơn giản, dễ thực hiện.
D. có tác dụng lâu dài.

Câu 5: Phương án nào sau đây không phải là một trong các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt?

A. Hái.
B. Nhổ.
C. Cắt.
D. Bổ.

Câu 6: Nội dung nào sau đây là một trong những yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt?

A. Thu hoạch đúng thời điểm.
B. Thu hoạch càng muộn càng tốt.
C. Thu hoạch càng sớm càng tốt.
D. Thu hoạch khi có nhu cầu sử dụng.

Câu 7: Việc sử dụng thùng xốp đã qua sử dụng để trồng rau an toàn có ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp cây nhanh lớn.
B. Hạn chế nguồn sâu bệnh.
C. Thuận lợi cho việc chăm sóc.
D. Bảo vệ môi trường.

Câu 8: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây rau?

A. Cà phê, lúa, ngô.
B. Xu hào, cải bắp, cà chua.
C. Khoai lang, khoai tây, mía.
D. Bông, cao su, cà phê.

Câu 9. Cây trồng phân loại theo mục đích sử dụng là:

A. Cây lương thực
B. Cây công nghiệp
C. Cây ăn quả
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực?

A. Cây ngô
B. Cây su hào
C. Cây vải thiều
D. Cây tiêu

Câu 11. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây rau?

A. Cây ngô
B. Cây su hào
C. Cây vải thiều
D. Cây tiêu

Câu 12 Vai trò của cây trồng:

A. Cung cấp lương thực
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
C. Cung cấp nguyên liệu công nghiệp
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13. Có mấy phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 14. Trồng trọt ngoài tự nhiên:

A. Là phương thức trồng trọt phổ biến, mọi công việc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
B. Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc khó áp dụng với cây trồng khó sinh trưởng, phát triển ở điều kiện tự nhiên.
C. Kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Trồng trọt kết hợp:

A. Là phương thức trồng trọt phổ biến, mọi công việc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
B. Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc khó áp dụng với cây trồng khó sinh trưởng, phát triển ở điều kiện tự nhiên.
C. Kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Kĩ sư bảo vệ thực vật:

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn cà phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Khi cây bị ngập úng, bộ phận nào của cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?

A. Lá cây
B. Thân cây
C. Rễ cây
D. Hoa và quả

Câu 18: Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí cho cây trồng có tác dụng gì sau đây?

A. Tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng
B. Xua đuổi sâu, bệnh hại cây trồng
C. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng
D. Tránh thời kì sâu, bệnh hại phát triển mạnh.

Câu 19: Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 20: Khi nào cần tỉa cây?

A. Cây mọc không đồng đều
B. Cây mọc quá dày
C. Cây mọc quá thưa
D. Cây trồng bị thiếu nước

Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bón phân thúc cho cây trồng?

A. Bón phân vào đất trước khi trồng cây.
B. Bón phân trước khi làm cỏ dại
C. Bón phân sau khi thu hoạch
D. Bón phân vào một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Câu 22: Chăm sóc cây trồng gồm mấy công việc?

A. 1
B. 3
C. 5
D. 7

Câu 23: Hình thức gieo hạt thường được áp dụng đối với nhóm cây trồng nào sau đây?

A. Cây công nghiệp
B. Cây ăn quả
C. Cây lương thực (lúa, ngô)
D. Cây lấy gỗ

Câu 24: Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thủ công?

A. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại.
B. Vệ sinh đồng ruộng.
C. Sử dụng các sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa,...) để tiêu diệt sâu hại.
D. Dùng bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Câu 25: Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hóa học, yêu cầu “Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định” nghĩa là gì?

A. Đảm bảo thời gian cách li người phun thuốc với những người khác trong gia đình.
B. Đảm bảo thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch.
C. Đảm bảo thời gian giữa hai lần phun thuốc
D. Đảm bảo thời gian từ khi trồng đến khi phun thuốc.

Câu 26: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cây bị thiếu nước là gì?

A. Lá cây bị vàng úa
B. Lá cây bị rụng
C. Lá cây bị héo
D. Lá cây bị đốm

Câu 27: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.
B. Không có sâu, bệnh.
C. Kích thước hạt to.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 28: Nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh là gì?

A. Phòng là chính
B. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để
C. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 29: Dặm cây nhằm mục đích gì?

A. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
B. Loại bỏ các cây trồng bị sâu bệnh.
C. Đảm bảo mật độ cây trồng trên đồng ruộng
D. Nâng cao chất lượng nông sản.

Câu 30: Cầm phải làm gì trước khi bón phân thúc cho cây trồng?

A. Tưới nước
B. Vun xới đất
C. Làm cỏ dại
D. Phun thuốc trừ sâu

II. Tự luận

Câu 1: Trình bày vai trò của ngành trồng trọt ở Việt Nam.

Câu 2: Ở địa phương em có những nhóm cây trồng nào phổ biến? Những phương thức canh tác và ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt được áp dụng ở địa phương em như thế nào?

Câu 3. Nêu thành phần và vai trò của đất trồng

Câu 4. Trong làm đất trồng cây có những công việc chính gì?

Câu 5. Nêu ưu nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

Câu 6. Nêu cách tiến hành các phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm