Toán 6 Bài tập cuối chương VII - Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Toán lớp 6 trang 42 - Tập 2

Giải Toán 6 Bài tập cuối chương VII giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo đáp án của 6 bài tập SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 42. Qua đó, giúp các em nắm được lý thuyết quan trọng, biết cách tính toán với số thập phân, làm tròn và ước lượng.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài tập cuối chương VII: Số thập phân - Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết:

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 42 tập 2

Bài 7.26

Tính giá trị của các biểu thức sau:

a. 15,3-21,5-3.1,5;

b. 2.(4^{2}-2.4,1)+1,25:5.

Phương pháp giải:

a. Nhân chia trước, cộng trừ sau.

b. Thực hiện phép nhân lũy thừa trước. Nhân chia trước, cộng trừ sau.

Gợi ý đáp án:

a. 15,3-21,5-3.1,5=15,3-21,5-4,5=-10,7;

b. 2.(4^{2}-2.4,1)+1,25:5=2.(16-8,2)+0,25=15,6+0,25=15,85.

Bài 7.27

Tìm x biết:

a. x-5,01=7,02-2.1,5;

b. x: 2,5=1,02+3.1,5.

Phương pháp giải:

a. Tính biểu thức vế phải trước. Lấy kết quả nhận được cộng với 5,01 ta được giá trị của x cần tìm.

b. Tính biểu thức vế phải trước. Lấy kết quả nhận được nhân với 2,5 ta được giá trị của x cần tìm.

Gợi ý đáp án:

a. x-5,01=7,02-2.1,5

x-5,01=4,02

x=4,02+5,01=9,03

b. x: 2,5=1,02+3.1,5

x:2,5=5,52

x=5,52.2,5=13,8

Bài 7.28

Làm tròn số

a.127,459 đến hàng phần mười;

b.152,025 đến hàng chục;

c.15 025 796 đến hàng nghìn.

Phương pháp giải:

Xác định chữ số ở hàng làm tròn. Để làm tròn một số thập phân dương tới một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn) ta làm như sau:

  • Đối với chữ số hàng làm tròn: Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5; Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 5.
  • Đối với các chữ số sau hàng làm tròn: Bỏ đi nếu ở phần thập phân. Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.

Gợi ý đáp án:

a. Làm tròn 127,459 đến hàng phần mười ta được kết quả là: 127,5

b. Làm tròn 152,025 đến hàng chục ta được kết quả là: 150,0.

c. Làm tròn 15 025 796 đến hàng nghìn ta được kết quả là: 15 026 000.

Bài 7.29

Năm 2002, Thumbelina được tổ chức Kỉ lục Thế giới Guinness chính thức xác nhận là con ngựa thấp nhất thế giới với chiều cao khoảng 44,5 cm. Còn Big Jake trở lên nổi tiếng vào năm 2010 khi được Tổ chức Kỉ lục Thế giới Guinness trao danh hiệu là con ngựa cao nhất thế giới, nó cao gấp khoảng 4,72 lần con ngựa Thumbelina. Hỏi chiều cao của con Big Jake là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Chiều cao của Big Jake bằng chiều cao của Thumbelina nhân với 4,72.

Gợi ý đáp án:

Chiều cao của con Big Jake là:

44,5.4,72 = 210,04 (cm).

Bài 7.30

Nhân dịp Việt đạt danh hiệu học sinh giỏi, Việt được mẹ mua cho một con robot(rô-bốt). Giá niêm yết của con robot là 300 000 đồng nhưng hôm nay được khuyến mại giảm giá 15%. Vậy mẹ Việt phải trả bao nhiêu tiền để mua con robot đó?

Phương pháp giải:

  • Số tiền robot bằng giá niêm yết trừ đi số tiền được giảm.
  • Số tiền được giảm bằng giá niêm yết nhân với phần trăm được giảm.

Gợi ý đáp án:

Mẹ Việt phải trả số tiền để mua con robot đó là:

300 000-300 000.15% = 255 000 (đồng).

Bài 7.31

Cầu Bạch Đằng nổi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh được khánh thành ngày 1-9-2018. Đây là một trong những cây cầu lớn nhất Việt Nam, đứng thứ ba trong số bảy cây cầu dây văng thứ hai của Việt Nam được thiết kế, thi công hoàn toàn bởi kĩ sư, công nhân người Việt Nam. Cầu có tổng chiều dài khoảng 5,4 km, vượt qua ngã ba sông Bạch Đằng, sông Cấm.

Nếu vẽ trên bản đồ tỉ lệ xích 1: 100 000 thì cầu Bạch Đằng dài bao nhiêu xentimet?

Phương pháp giải:

  • Đổi đơn vị về cm.
  • Lấy độ dài cầu nhân với tỉ lệ xích thì được độ dài trên bản đồ.

Gợi ý đáp án:

Đổi 5,4 km = 540 000 cm

Nếu vẽ trên bản đồ tỉ lệ xích 1: 100 000 thì cầu Bạch Đằng dài bao nhiêu xentimet là:

540 000 . (1: 100 000) = 5,4 cm.

Lý thuyết Bài tập cuối chương VII

a) Phân số thập phân

Phân số thập phân là phân số có phần mẫu số là lũy thừa của 10

b) Số thập phân

Ta viết \frac{-28}{10} = –2, 8 là số thập phân âm, đọc là “âm một phẩy bốn”.

Ta viết \frac{-64}{100} = –0, 64 là số thập phân âm, đọc là “âm không phẩy hai mươi lăm”.

c) Tính chất của số thập phân

- Mỗi số thập phân gồm: Phần số nguyên viết bên trái dấu “,”; phần thập phân viết bền phải dấu “,”.

- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số thập phân không đổi:

21, 45 = 21, 450 = 21, 4500 = …

- Hai số thập phân được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.

d) Đổi từ số thập phân ra phân số và ngược lại.

Đổi từ số thập phân sang phân số ta làm như sau:

  • Bước 1: Đếm xem có bao nhiêu số ở phía bên phải dấu phẩy. Gọi n là số chữ số ở phía bên phải dấu phẩy.
  • Bước 2: Viết số không có dấu phẩy ở tử số và lũy thừa 10n ở mẫu số.
  • Bước 3: Rút gọn phân số phía trên để được phân số tối giãn.

Đổi phân số ra số thập phân

  • Bước 1: Đưa phân số về dạng phân số thập phân có mẫu là lũy thừa của 10
  • Bước 2: Kiểm tra xem mẫu số là lũy thừa mấy của 10. Giả xử mẫu số là lũy thừa bậc n của 10.
  • Bước 3: Đếm từ phải sang tới số thứ n của tử và đặt dấu phẩy ở đó số thập phân cần tìm là số ở tửu đã được thêm dấu phẩy.
Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
181
  • Lượt tải: 87
  • Lượt xem: 49.318
  • Dung lượng: 161,3 KB
Sắp xếp theo