Toán 6 Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính Giải Toán lớp 6 trang 26 - Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức trang 25, 26. Qua đó, giúp các em ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán.

Giải Toán 6 Bài 7 chi tiết phần luyện tập, vận dụng, bài tập, đồng thời còn giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức lý thuyết trọng tâm của Bài 7 Chương I: Tập hợp các số tự nhiên. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Phần Câu hỏi

Trong tình huống mở đầu, bạn nào làm đúng theo quy ước trên?

Câu hỏi

Gợi ý đáp án:

Với biểu thức 5 + 3 x 2 bằng mấy?

Vì biểu thức trên có phép tính cộng và nhân thì ta thực hiện nhân trước rồi đến cộng.

Do đó: 5 + 3 x 2 = 5 + 6 = 11

Vậy bạn Vuông xanh làm đúng theo quy ước trên.

Phần Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 trang 26 Toán 6 tập 1

Tính giá trị của các biểu thức sau

a) 25.23 − 32 + 125

b) 2.32 + 5. (2 + 3)

Gợi ý đáp án:

a) 25.23 − 32 + 125 = 25.8 − 9 + 125 = 316

b) 2.32 + 5. (2 + 3) = 2.9 + 5.5 = 43

Luyện tập 2 trang 26 Toán 6 tập 1

a) Lập biểu thức tính diện tích của hình chữ nhật ABCD (hình bên)

b) Tính diện tích của hình chữ nhật khi a = 3 cm

Hình chữ nhật ABCD

Gợi ý đáp án:

a) Độ dài đoạn thẳng AB là:

a + a + 1 = 2.a + 1 (đơn vị độ dài)

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

AB . AD = a . (2.a + 1) (đơn vị diện dích)

b) Khi a = 3cm thì diện tích hình chữ nhật là:

3. (2.3 + 1) = 21 (cm2)

Vận dụng trang 26 Toán 6 tập 1

Một người đi xe đạp trong 5 giờ. 3 giờ đầu người đó đi với vận tốc 14km/h; 2 giờ sau người đó đi với vận tốc 9 km/h.

a) Tính quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu, 2 giờ sau?

b) Tính quãng đường người đó đi được trong 5 giờ?

Gợi ý đáp án:

a) Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là:

3 . 14 = 42 (km)

Quãng đường người đó đi được trong 2 giờ sau là:

2 . 9 = 18 (km)

b) Quãng đường người đó đi được trong 5 giờ là:

42 + 18 = 60 (km)

Phần Bài tập

Bài 1.46 trang 26 Toán 6 tập 1

Tính:

a) 235 + 78 - 142\(235 + 78 - 142\)

b) 14 + {2.8^2}\(14 + {2.8^2}\)

c) \left\{ {{2^3} + \left[ {1 + {{\left( {3 - 1} \right)}^2}} \right]} \right\}:13\(\left\{ {{2^3} + \left[ {1 + {{\left( {3 - 1} \right)}^2}} \right]} \right\}:13\)

Gợi ý đáp án:

a) 235 + 78 - 142 = 313 - 142 = 171\(235 + 78 - 142 = 313 - 142 = 171\)

b) 14 + {2.8^2} = 14 + 2.64 = 14 + 128 = 142\(14 + {2.8^2} = 14 + 2.64 = 14 + 128 = 142\)

c) \left\{ {{2^3} + \left[ {1 + {{\left( {3 - 1} \right)}^2}} \right]} \right\}:13 = \left\{ {8 + \left[ {1 + {2^2}} \right]} \right\}:13\(\left\{ {{2^3} + \left[ {1 + {{\left( {3 - 1} \right)}^2}} \right]} \right\}:13 = \left\{ {8 + \left[ {1 + {2^2}} \right]} \right\}:13\)

= \left\{ {8 + \left[ {1 + 4} \right]} \right\}:13 = \left\{ {8 + 5} \right\}:13 = 13:13 = 1\(= \left\{ {8 + \left[ {1 + 4} \right]} \right\}:13 = \left\{ {8 + 5} \right\}:13 = 13:13 = 1\)

Bài 1.47 trang 26 Toán 6 tập 1

Tính giá trị của biểu thức: 1 + 2\left( {a + b} \right) - {4^3}\(1 + 2\left( {a + b} \right) - {4^3}\) khi a = 25; b = 9

Gợi ý đáp án:

Khi a = 25; b = 9. Giá trị của biểu thức là:

\begin{matrix} 1 + 2\left( {25 + 9} \right) - {4^3} \hfill \\ = 1 + 2.34 - 64 \hfill \\ = 1 + 68 - 64 \hfill \\ = 5 \hfill \\ \end{matrix}\(\begin{matrix} 1 + 2\left( {25 + 9} \right) - {4^3} \hfill \\ = 1 + 2.34 - 64 \hfill \\ = 1 + 68 - 64 \hfill \\ = 5 \hfill \\ \end{matrix}\)

Bài 1.48 trang 26 Toán 6 tập 1

Trong 8 tháng đầu năm, một cửa hàng bán được 1 264 chiếc ti vi. Trong 4 tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được 164 chiếc ti vi. Hỏi trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng đó bán được bao nhiêu ti vi? Viết biểu thức tính kết quả.

Gợi ý đáp án:

Số ti vi 4 tháng cuối năm cửa hàng đó bán được là:

164 . 4 = 656 (chiếc)

Tổng số ti vi cả năm cửa hàng đó bán được là:

656 + 1 264 = 1920 (chiếc)

Vậy trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được số ti vi là:

1920 : 12 = 160 (chiếc)

Bài 1.49 trang 26 Toán 6 tập 1

Căn hộ nhà bác Cường diện tích 105m2. Ngoại trừ bếp và nhà vệ sinh diện tích 30 m2, toàn bộ diện tích sàn còn lại được lát gỗ như sau: 18m2 được lát bằng gỗ loại 1 giá 350 nghìn đồng/m2, phần còn lại lát bằng gỗ loại 2 có giá 170 nghìn đồng/m2. Công lát là 30 nghìn đồng/m2

Viết biểu thức tính tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ như trên. Tính giá trị của biểu thức đó.

Gợi ý đáp án:

Diện tích sàn được lát gỗ là: 105 - 30 (m2)

Diện tích sàn lát gỗ loại 2 là: 105 - 30 - 18 (m2)

Chi phí mua gỗ loại 1 là: 18 . 350 000(đồng)

Chi phí mua gỗ loại 2 là: (105 - 30 - 18) . 170 000(nghìn đồng)

Chi phí trả công lát gạch là: (105 - 30) . 30 000 (đồng)

Tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn là:

18 . 350 000 + (105 - 30 - 18) . 170 000 + (105 - 30) . 30 000 = 18 240 000 (đồng)

Lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính

+ Đối với các biểu thức không có dấu ngoặc:

  • Nếu chỉ có phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ có phép nhân và phép chia) thì thực hiện các phép tính từ trái qua phải.
  • Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

Ví dụ 1. Tính giá trị biểu thức sau:

a) 23 + 47 – 52;

b) 24.5:3;

c) 22.3 + 3.7 – 18:9.

Lời giải

a) 23 + 47 – 52

= 70 – 52

= 18.

b) 24.5:3

= 120 : 3

= 40.

c) 22.3 + 3.7 – 18:9

= 4.3 + 21 – 2

=12 + 21 – 2

= 33 – 2

= 31.

+ Đối với các biểu thức có dấu ngoặc:

  • Nếu chỉ có một dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước.
  • Nếu có các dấu ngoặc tròn (), dấu ngoặc vuông [], dấu ngoặc nhọn {} thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

Ví dụ 2. Thực hiện phép tính: (30 + 80).2 + 20:4;

Lời giải

(30 + 80).2 + 20:4

= 110.2 + 5

= 220 + 5

= 225.

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau rồi đến lũy thừa.
B. Khi thực hiện các phép tính có dấu ngoặc ưu tiên ngoặc vuông trước.
C. Nếu chỉ có phép cộng, trừ thì ta thực hiện cộng trước trừ sau.
D. Với các biểu thức có dấu ngoặc: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau: () → [] → {}.

Lời giải

Với các biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ.

Với các biểu thức có dấu ngoặc: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau: () → [] → {}.

Đáp án: D

Câu 2. Cho phép tính 12 + 8.3. Bạn Nam thực hiện như sau:

12 + 8.3

= (12 + 8).3 (Bước 1)

= 20.3 (Bước 2)

= 60. (Bước 3)

Bạn Nam sai từ bước nào?

A. Bước 1.
B. Bước 2.
C. Bước 3.
D. Không sai bước nào.

Lời giải

Bạn Nam sai ngay từ bước 1, vì theo thứ tự thực hiện phép tính phải thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

Sửa lại: 12 + 8.3

= 12 + 24

= 36.

Đáp án: A

Câu 3. Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?

A. Cộng và trừ → Nhân và chia → Lũy thừa.
B. Nhân và chia → Lũy thừa → Cộng và trừ.
C. Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Lời giải

Đối với biểu thức không có dấu ngoặc, thứ tự thực hiện phép tính là: Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ.

Đáp án: C

Câu 4. Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức có dấu ngoặc?

A. [ ] → ( ) → { }.
B. ( ) → [ ] → { }.
C. { } → [ ] → ( ).
D. [ ] → { } → ( ).

Lời giải

Đối với biểu thức có dấu ngoặc, thứ tự thực hiện phép tính: ( ) → [ ] → { }.

Đáp án: B

Câu 5. Hãy chọn biểu thức sử dụng đúng thứ tự các dấu ngoặc:

A. 100:{2.[30 − (12 + 7)]}.
B. 100:[2.(30 − {12 + 7})].
C. 100:(2.{30 − [12 + 7]}).
D. 100:(2.[30 − {12 + 7}]).

Lời giải

Biểu thức sử dụng đúng dấu ngoặc là: 100:{2.[30 − (12 + 7)]}.

Đáp án: A

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

8 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • quang tran
    quang tran

    hay nha


    Thích Phản hồi 02/07/23
    • Thư's Nguyễn
      Thư's Nguyễn

      hay nha

      Thích Phản hồi 27/09/23
      • Anh Nhất Phan
        Anh Nhất Phan

        Hay vãi òoooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo.                                             😎

        Thích Phản hồi 27/09/23
        • Bênh Vi
          Bênh Vi

          Ờ đc

          Thích Phản hồi 27/09/23
          • Hoàng Thị Như Quỳnh
            Hoàng Thị Như Quỳnh

            Hay nha😘

            Thích Phản hồi 21:10 02/10
            • Hoàng Thị Như Quỳnh
              Hoàng Thị Như Quỳnh

              Hay

              Thích Phản hồi 21:09 02/10
              • Ha.ch16vhvn
                Ha.ch16vhvn

                bài tập mà sao lại là sgk




                Thích Phản hồi 01/10/23
                • Vân Hương Nguyễn
                  Vân Hương Nguyễn

                  😠



                  Thích Phản hồi 28/09/23
                  Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm