Soạn bài Cảnh khuya Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 47 sách Cánh diều tập 2

Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8. Tác phẩm đã khắc họa bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, cũng như thể hiện được tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả.

Soạn bài Cảnh khuya
Soạn bài Cảnh khuya

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Cảnh khuya, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Cảnh khuya

1. Chuẩn bị

Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).

2. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm.

- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Các câu mang vần gồm 1, 2 và 4 (xa - hoa - nhà)

- Chủ đề của tác phẩm: Vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.

Câu 2. Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào? Cảnh khuya ấy thể hiện được điều gì trong tâm hồn nhà thơ?

- Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên đầy lãng mạn, thơ mộng:

  • Tiếng suối trong như tiếng hát xa: tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa” khiến cho tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.
  • Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa: có hai cách hiểu, một là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng; hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.

- Cảnh khuya ấy thể hiện được một tâm hồn thi sĩ say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên.

Câu 3. Phân tích hai câu thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?

- Câu “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu:

  • Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.
  • Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.

- Câu “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủ:

  • Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.
  • Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.

=> Qua hai câu thơ, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.

Câu 4. Tìm biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ. Nêu tác dụng miêu tả và biểu cảm của biện pháp tu từ đó.

  • Biện pháp tu từ so sánh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
  • Tác dụng miêu tả âm thanh tiếng suối trong trẻo, ngân vang giống như tiếng hát có giai điệu, tình cảm hơn.

Câu 5. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya.

Gợi ý:

Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh đã để lại cho tôi nhiều cảm nhận, đặc biệt là hai câu thơ cuối. Nhân vật trữ tình trong bài hay có thể hiểu chính là Bác hiện lên trong trạng thái là “chưa ngủ”. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng? Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Bác đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ - cụm từ “chưa ngủ” được lặp lại tới hai lần để trả lời lí do khi trời đã khuya mà Bác còn thức. Bác đang lo âu cho tình cảnh của nhân dân, trăn trở về sự nghiệp cách mạng của đất nước trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị thực dân Pháp xâm lược. Từ đó, chúng ta càng thấy được tấm lòng yêu nước, yêu dân của Hồ Chủ tịch. Đọc bài thơ, tôi thêm kính trọng và yêu mến Bác Hồ.

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 83
  • Lượt xem: 30.509
  • Dung lượng: 187 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo