-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Cảnh khuya Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 47 sách Cánh diều tập 2
Bài thơ Cảnh khuya đã khắc họa bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, cũng như thể hiện được tình yêu thiên nhiên, đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Cảnh khuya, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích. Mời tham khảo ngay sau đây.
Soạn văn 8: Cảnh khuya
1. Soạn bài Cảnh khuya chi tiết
1.1 Chuẩn bị
Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
1.2 Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm.
Hướng dẫn giải:
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt
- Các câu mang vần gồm 1, 2 và 4 (xa - hoa - nhà)
- Chủ đề của tác phẩm: Vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
Câu 2. Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào? Cảnh khuya ấy thể hiện được điều gì trong tâm hồn nhà thơ?
Hướng dẫn giải:
- Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên đầy lãng mạn, thơ mộng:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa: tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa” khiến cho tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.
- Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa: có hai cách hiểu, một là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng; hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.
- Cảnh khuya ấy thể hiện được một tâm hồn thi sĩ say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên.
Câu 3. Phân tích hai câu thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?
Hướng dẫn giải:
- Câu “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu:
- Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.
- Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.
- Câu “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủ:
- Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.
- Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.
=> Qua hai câu thơ, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.
Câu 4. Tìm biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ. Nêu tác dụng miêu tả và biểu cảm của biện pháp tu từ đó.
Hướng dẫn giải:
- Biện pháp tu từ so sánh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
- Tác dụng miêu tả âm thanh tiếng suối trong trẻo, ngân vang giống như tiếng hát có giai điệu, tình cảm hơn.
Câu 5. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya.
Hướng dẫn giải:
Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh đã để lại cho tôi nhiều cảm nhận, đặc biệt là hai câu thơ cuối. Nhân vật trữ tình trong bài hay có thể hiểu chính là Bác hiện lên trong trạng thái là “chưa ngủ”. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng? Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Bác đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ - cụm từ “chưa ngủ” được lặp lại tới hai lần để trả lời lí do khi trời đã khuya mà Bác còn thức. Bác đang lo âu cho tình cảnh của nhân dân, trăn trở về sự nghiệp cách mạng của đất nước trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị thực dân Pháp xâm lược. Từ đó, chúng ta càng thấy được tấm lòng yêu nước, yêu dân của Hồ Chủ tịch. Đọc bài thơ, tôi thêm kính trọng và yêu mến Bác Hồ.
2. Soạn bài Cảnh khuya ngắn gọn
2.1 Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.
- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc... Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.
- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.
- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.
- Một số tác phẩm nổi bật:
- Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
- Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
- Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
- Con rồng tre (1922, kịch )
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
- Các truyện ngắn: Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) ...
- Nhật kí trong tù (thơ, 1942 - 1943) ...
2.2 Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta.Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.
b. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya.
- Phần 2. Hai câu sau: Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.
2.3 Tổng kết
- Nội dung: Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh giản dị, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ...

Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 8: Cảnh khuya 196,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
-
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43 Cánh diều
-
Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư Cánh diều
-
Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh (Sơ đồ tư duy)
-
Bài thơ Đi đường
-
Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh (Dàn ý + 11 Mẫu)
Lớp 8 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Tổng hợp tranh vẽ đề tài lễ hội đẹp nhất
100.000+ -
Chứng minh câu Đoàn kết là sức mạnh vô địch (11 mẫu)
50.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 1 -
Viết đoạn văn ngắn về tình mẫu tử (25 mẫu)
100.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích Đất Nước (Sơ đồ tư duy)
1M+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100.000+ 1 -
Biên bản họp phụ huynh cuối học kì 1 (7 mẫu)
100.000+ -
Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
10.000+ -
Nghị quyết phân công nhiệm vụ Đảng viên
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Soạn Văn 8 - Tập 1
- Bài 1: Truyện ngắn
-
Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ
- Soạn bài Nắng mới
- Soạn Nếu mai em về Chiêm Hóa
- Thực hành tiếng Việt (trang 46)
- Bài tập Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
- Soạn bài Đường về quê mẹ
- Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ
- Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- Tự đánh giá: Quê người
-
Bài 3: Văn bản thông tin
- Soạn bài Sao băng
- Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI
- Thực hành tiếng Việt (trang 68)
- Soạn Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại
- Giới thiệu hiện tượng núi lửa
- Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống
- Nói và nghe: Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích 1 hiện tượng tự nhiên
- Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?
-
Bài 4: Hài kịch và truyện cười
- Soạn bài Đổi tên cho xã
- Soạn bài Cái kính
- Thực hành tiếng Việt (trang 95)
- Bài tập Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn
- Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- Soạn bài Thi nói khoác
- Suy nghĩ của em về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích
- Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một hiện tượng đời sống
- Tự đánh giá: Treo biển
-
Bài 5: Nghị luận xã hội
- Soạn bài Hịch tướng sĩ
- Soạn bài Nước Đại Việt ta
- Thực hành tiếng Việt (trang 116)
- Bài tập từ Hán Việt
- Bài tập Thành ngữ, tục ngữ
- Soạn bài Chiếu dời đô
- Soạn Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
- Suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc
- Nói và nghe: Nghe và thuyết trình về 1 vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- Tự đánh giá: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
-
Soạn Văn 8 - Tập 2
- Bài 6: Truyện
-
Bài 7: Thơ Đường luật
- Soạn bài Mời trầu
- Soạn bài Vịnh khoa thi Hương
- Thực hành tiếng Việt (trang 43)
- Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư
- Soạn bài Cảnh khuya
- Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Vịnh khoa thi Hương)
- Phân tích một bài thơ mà em yêu thích
- Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ
- Tự đánh giá: Qua Đèo Ngang
- Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết
-
Bài 9: Nghị luận văn học
- Soạn Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”
- Soạn Chiều sâu của truyện Lão Hạc
- Thực hành tiếng Việt (trang 90)
- Soạn Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
- Phân tích đoạn trích Đổi tên cho xã (trích Bệnh sĩ)
- Nói và nghe: Giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá: Hoàng tử bé - một cuốn sách diệu kì
-
Bài 10: Văn bản thông tin
- Lá cờ thêu sáu chữ vàng tác phẩm không bao giờ cũ cho thiếu nhi
- Soạn bài Bộ phim Người cha và con gái
- Thực hành tiếng Việt (trang 111)
- Soạn Cuốn sách chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giờ
- Viết bài giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích
- Nói và nghe: Giới thiệu một cuốn sách
- Tự đánh giá: Tập truyện Quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
- Không tìm thấy