Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 54 sách Cánh diều tập 1

Trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được thực hành nói và nghe, trình bày về một vấn đề trong đời sống.

Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống
Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

Soạn văn 8: Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

1. Định hướng

1.1. Thảo luận về một vấn đề trong đời sống là đưa ra ý kiến của cá nhân về vấn đề đó và trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của mọi người cùng tham gia để có hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn và lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.

Vấn đề trong đời sống có thể nêu lên từ thực tế cuộc sống nhưng cũng có thể rút ra từ các tác phẩm văn học.

1.2. Để thảo luận, trao đổi về một vấn đề trong đời sống, các em cần chú ý:

- Quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng,… trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu để phát hiện vấn đề có ý nghĩa.

- Lựa chọn một vấn đề cần thảo luận. Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến của em về vấn đề đó.

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đã lựa chọn.

- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn

2. Thực hành

Bài tập: Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự nêu vấn đề) để thảo luận trong nhóm, lớp. Khi chọn, cần suy nghĩ về mối liên hệ giữa vấn đề ấy với các văn bản ở phần đọc hiểu.

(1) Gia đình có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

(2) Tình cảm quê hương quan trọng với mỗi người như thế nào?

(3) Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống.

a. Chuẩn bị (ví dụ với vấn đề 2)

- Xác định vấn đề thảo luận: Vai trò của tình cảm quê hương đối với mỗi người; đối tượng tham gia thảo luận: các bạn trong nhóm/lớp.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

  • Em hiểu thế nào là quê hương?
  • Tình cảm với quê hương mang lại cho mỗi người những điều gì?
  • Chúng ta nên bày tỏ, thể hiện tình cảm với quê hương như thế nào?

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

(1). Mở bài

Nêu vấn đề và ý kiến chung của em về vấn đề thảo luận: Vai trò của tình cảm quê hương đối với mỗi người.

(2). Nội dung chính

Nêu và làm rõ ý kiến của em về vấn đề. Ví dụ:

- Quê hương là nơi gia đình, dòng họ của mỗi người đã trải qua nhiều đời làm ăn, sinh sống,… Tình yêu quê hương là một nguồn tình cảm tự nhiên đối với mỗi chúng ta.

- Tình cảm với quê hương đem đến cho con người nhiều điều.

- Chúng ta cần thể hiện tình cảm, trách nhiệm với quê hương bằng những suy nghĩ, việc làm phù hợp, ý nghĩa.

(3). Kết bài

Khẳng định lại ý kiến và thông điệp chung.

c. Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 35); nội dung nói và nghe đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 43
  • Lượt xem: 18.108
  • Dung lượng: 113 KB
Tìm thêm: Soạn Văn 8
Sắp xếp theo