Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 90 sách Cánh diều tập 2

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 90, hướng dẫn chuẩn bị bài.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 90)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 90)

Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 90)

Câu 1. Tìm thành phần gọi - đáp, thành phần cảm thán trong các câu dưới đây. Nêu ý nghĩa của mỗi thành phần đó.

a. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? (Nguyễn Thành Long)

b. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Ngô Tất Tố)

c. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. (Kim Lân)

d. Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long)

Gợi ý:

a. Thành phần cảm thán: ơ, bộc lộ thái độ ngạc nhiên

b. Thành phần gọi đáo: này, duy trì quan hệ khi giao tiếp

c. Thành phần gọi đáp: thưa ông, thể hiện sự tôn trọng của người vai dưới

d. Thành phần cảm thán: trời ơi, bộc lộ thái độ tiếc nuối

Câu 2. Tìm thành phần phụ chú trong những câu dưới đây. Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết thành phần đó? Các thành phần phụ chú đó được dùng làm gì?

a. Trên nền im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa – tiếng suối ... (Lê Trí Viễn)

b. Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát. (Lê Trí Viễn)

c. Vậy là không cần hành động, không cần biến cố (hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa), tác giả để cho tính cách nhân vật hiện lên qua hai cuộc trò chuyện, nhờ vào đó để triển khai tâm tưởng bề sâu của nhân vật. (Văn Giá)

Gợi ý:

a. Thành phần phụ chú là tiếng suối; dấu hiệu nhận biết là phía trước có dấu “-”; dùng để giải thích cho “âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát”

b. Thành phần phụ chú là tiếng suối và tiếng hát; dấu hiệu nhận biết là phía trước có dấu hai chấm, để giải thích cho “hai thứ tiếng”

c. Thành phần phụ chủ là hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa, dấu hiệu nhận biết là cụm từ này nằm trong dấu ngoặc đơn; dùng để giải thích cho “không cần hành động, không cần biến cố”

Câu 3. Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi thành phần đó.

a. May ra có lẽ mợ không mắng đâu. (Thạch Lam)

b. Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng? Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra, chảy ra biển. [...] Thứ đến, nước dâng do hiện tượng dãn nở nhiệt của nước biển. (Lưu Quang Hưng)

c. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hẳn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố)

d. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo. (Thạch Lam)

e. Trong tầm quan sát của Trần Tế Xương, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị “biến dạng” trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và cái mới vẫn chưa thắng thế. Nói cách khác, thơ Trần Tế Xương đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cả nhân thành một chuỗi cười dài. (Nguyễn Hữu Sơn)

Gợi ý:

a. Thành phần tình thái: may ra, có lẽ; thể hiện phán đoán không chắc chắn của người nói.

b. Thành phần chuyển tiếp: trước hết, thứ để; tạo sự liên kết trong đoạn văn

c. Thành phần tình thái: hình như; thể hiện phán đoán không chắc chắn của người nói.

d. Thành phần tình thái: đương, thể hiện phán đoán của người nói.

e. Thành phần chuyển tiếp: nói cách khác; tạo sự liên kết trong đoạn văn

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần tình thái và một thành phần phụ chú. Chỉ ra thành phần tình thái và thành phần phụ chú được sử dụng trong đoạn văn đã viết.

Gợi ý:

Trong kho tàng văn học đồ sộ, “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky là một cuốn tiểu thuyết đáng đọc. Tôi đã đọc cuốn sách này rất nhiều lần. Nhưng lần nào tôi cũng cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ nhân vật Pavel - một chàng trai có nghị lực phi thường, nhiệt huyết tuổi trẻ mãnh liệt và lòng yêu nước sâu đậm. Anh chính là bức tượng đài bất tử trong lòng thế hệ thanh niên ở nước Nga. Tác phẩm kể về cuộc đời của Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) - một thanh niên trưởng thành trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình. Truyện gửi gắm nhiều thông điệp giá trị đến bạn đọc.

  • Câu có sử dụng thành phần tình thái: Chắc hẳn , khi đọc đến câu nói này, người đọc sẽ vô cùng ngưỡng mộ nhân vật này.
  • Câu có sử dụng thành phần phụ chú: Tác phẩm kể về cuộc đời của Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) - một thanh niên trưởng thành trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn.
Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 06
  • Lượt xem: 845
  • Dung lượng: 166,4 KB
Tìm thêm: Soạn văn 8
Sắp xếp theo