PowerPoint STEM Làm bàn tay Rô-bốt Bài giảng STEM lớp 2
PowerPoint STEM Làm bàn tay Rô-bốt được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint, với hiệu ứng, hình ảnh sinh động, đẹp mắt, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án điện tử tích hợp STEM lớp 2 của mình.
PowerPoint STEM lớp 2 Làm bàn tay Rô-bốt dùng khi dạy nội dung về cơ quan vận động môn Tự nhiên và Xã hội 2, giúp các em xác định được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ quan vận động; vận dụng cắt, xé, dán,... để làm bàn tay rô-bốt. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm STEM Làm bưu thiếp chúc mừng ngày 20/11, Lịch để bàn tiện ích, Hộp đựng bút đa năng, Thước gấp.
PowerPoint STEM Làm bàn tay Rô-bốt
Video STEM Làm bàn tay Rô-bốt
Giáo án STEM Làm bàn tay Rô-bốt
BÀI HỌC STEM LỚP 2 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 10: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
(2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Khi dạy nội dung về cơ quan vận động (môn Tự nhiên & Xã hội)
– Tuần 24: Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động – Sách KNTT
– Tuần 23: Bài 19: Cơ quan vận động – Sách CTST
– Tuần 23: Bài 14: Cơ quan vận động – Sách CD
Mô tả bài học:
Xác định được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ quan vận động; vận dụng cắt, xé, dán,... để bàn tay rô-bốt.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: | ||
Môn học | Yêu cầu cần đạt | |
Môn học chủ đạo | Tự nhiên & Xã hội | – Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động trên sơ đồ, tranh ảnh. – Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản, ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân. |
Môn học tích hợp | Mĩ thuật | – Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm. – Thực hiện được các bước để tạo ra sản phẩm. – Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích. |
Toán | – Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài trong quá trình tạo sản phẩm. |
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài học này giúp các em:
– Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động trên sơ đồ, tranh ảnh.
– Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản, ban đầu qua hoạt động hàng ngày của bản thân.
– Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài trong quá trình tạo sản phẩm.
– Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm.
– Thực hiện được các bước để tạo ra sản phẩm.
– Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích.
− Thiết kế và sử dụng bàn tay rô bốt để giải thích về chức năng của hệ xương, khớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Các phiếu học tập (như ở phụ lục)
– Bộ thẻ ghi tên các cảm xúc: buồn, vui, lo lắng, giận dữ, sợ hãi,… (số bộ thẻ theo số nhóm HS).
– Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm 2 HS)
STT | Thiết bị/ Học liệu | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Giấy bìa A4 | 1 tờ | |
2 | Băng dính hai mặt hoặc hồ dán | 1 cuộn/1 lọ | |
3 | Ống hút | 2 chiếc | |
4 | Dây len hoặc chỉ | 1 cuộn |
2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm 2 HS)
STT | Thiết bị/Dụng cụ | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Thước kẻ | 1 cái | |
2 | Kéo thủ công | 1 cái | |
3 | Hộp bút (lông) màu | 1 hộp |
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức | |
Trò chơi “Hộp quà bí mật” | |
– GV: Mỗi hộp quà ẩn chứa bí mật nhỏ, mời các em khám phá. | |
– GV mời 5 HS lần lượt mỗi em bấm vào 1 hộp quà để trả lời câu hỏi. Trả lời đúng em bấm vào nắp hộp quà để nhận phần thưởng. | – HS bấm vào hộp quà để xuất hiện lần lượt các câu hỏi từ 1 đến 5 |
– GV tổng kết trò chơi, HS nhận được nhiều phần quà là người chiến thắng. | |
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) | |
Hoạt động 1: Vận động theo nhạc | |
– GV tổ chức cho HS tập thể dục theo bài hát “Tập thể dục buổi sáng” của nhạc sĩ Minh Trang. | – HS tập thể dục theo bài hát |
– GV tổ chức cho HS trao đổi sau khi hát. – Sau khi tập thể dục xong em cảm thấy thế nào? – Nêu các bộ phận giúp cơ thể chúng ta thực hiện các động tác thể dục? Gợi ý: + Sau khi tập thể dục xong em cảm thấy: Tinh thần sảng khoái, vui vẻ, khoẻ mạnh. + Các bộ phận giúp cơ thể chúng ta thực hiện các động tác thể dục trên: bàn tay, cánh tay, cẳng tay. | – HS trả lời |
– Để thực hiện các động tác đó, bàn tay của em đã cử động như thế nào? Gợi ý: Để thực hiện các động tác đó, bàn tay của em đã nắm vào, duỗi ra. | – HS trả lời |
– GV giao phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS hoàn thành. | – HS hoàn thành |
– GV dẫn dắt đưa ra nhiệm vụ của bài học và giao nhiệm vụ cho HS làm sản phẩm bàn tay rô-bốt đảm bảo các yêu cầu sau: + Bàn tay thể hiện được hệ xương, khớp. + Bàn tay chắc chắn, cử động được. | – HS theo dõi |
....
>> Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới