Văn mẫu lớp 10: Mở bài Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi Những bài văn hay lớp 10
Mở bài Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm 4 mẫu mở bài trực tiếp và gián tiếp được Download.vn tuyển chọn từ bài làm của học sinh giỏi trên cả nước. Qua 4 mở bài Dục Thúy sơn siêu hay các bạn lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi ngôn ngữ, biết cách mở bài hay, ấn tượng nhất.
Dục Thuý sơn là một sáng tạo tuyệt vời của hoá công, không phải cho cõi trần, không phái từ cõi trần mà cho tiên giới, từ liên giới. Một chút vô thức đã tô điểm thêm vẻ đẹp hạ giới. Vậy dưới đây là TOP 4 Mở bài Dục Thúy sơn hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Mở bài Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi
Mở bài mẫu 1
Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng thường thấy trong các sáng tác của Nguyễn Trãi. Phía sau mỗi bức tranh thiên nhiên, thi sĩ thường khéo léo bày tỏ nỗi niềm suy tư, trăn trở về cuộc đời, thế sự. Điều này được thể hiện rõ nét qua tác phẩm "Dục Thúy sơn". Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể ngũ ngôn luật thi đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho bạn đọc bởi cảnh sắc nên thơ, trữ tình.
Mở bài mẫu 2
Từ trước tới nay, thiên nhiên luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao nhà văn, nhà thơ. Các tác giả đã họa nên vô vàn cảnh sắc tươi đẹp trong những sáng tác của mình. Ta bắt gặp phong cảnh trong trẻo ở đất Phật Hương Sơn trong "Hương Sơn phong cảnh" - Chu Mạnh Trinh hay bức tranh quê hương thanh bình trong "Thiên trường vãn vọng" - Trần Nhân Tông,... Nguyễn Trãi cũng không ngoại lệ. Ông đã mang đến nhiều tác phẩm viết về đề tài này, góp phần làm nên sự phong phú cho nền thơ ca trung đại. Tiêu biểu nhất phải kể đến thi phẩm "Dục Thúy sơn", rút từ tập "Ức Trai thi tập". Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ được khắc họa trong bài thơ đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu đậm, khó phai.
Mở bài mẫu 3
Nói về người anh hùng, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông từng có câu thơ "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" ("Ức Trai lòng sáng tựa sao khuê"). Quả đúng như vậy, đọc những sáng tác của ông, ta lại nhận thấy thi nhân là người có tâm hồn trong trẻo, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người và quê hương đất nước tha thiết. Điều này được thể hiện rất rõ trong tác phẩm "Dục Thúy sơn".
Mở bài mẫu 4
Nguyễn Trãi viết: “Túi thơ chứa hết mọi giang san”. Quả thật Ức Trai đã đi nhiều nơi, thăm nhiều danh thắng. Với lòng yêu thiên nhiên say đắm, với hồn thơ rộng mở, nhạy cảm và tinh tế, tới đâu Nguyễn Trãi cũng có thơ về cảnh đẹp non sông đất nước. Người đọc ngày nay có thể tìm thấy một bộ sưu tập phong cảnh Việt Nam rất phong phú và đa dạng qua tập thơ chữ Hán – ức Trai thi tập: núi Côn Sơn, núi Yên Tử, cảng Vân Đồn, chùa Tiên Du, chùa Đông Sơn, núi Long Đại, núi Lam Sơn… Đặc biệt, Nguyễn Trãi có nhiều thơ về các địa danh ở Ninh Bình, tạo nên một quần thể danh thắng của vùng “vịnh Hạ Long cạn” này: núi Dục Thúy, cửa biển Thần Phù, trấn Vịnh Doanh.