Văn mẫu lớp 10: Đóng vai Rùa Vàng kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy 5 Mẫu hóa thân Rùa Vàng kể lại câu chuyện

Hóa thân thành Rùa Vàng kể lại câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy gồm 5 bài văn mẫu hay nhất. Thông qua tài liệu này các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, dễ dàng tiếp thu kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, rèn luyện nâng cao kỹ năng viết văn ngày một tốt hơn.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Đóng vai Rùa Vàng kể lại câu chuyện giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, biết cách làm bài văn hóa thân vào nhân vật. Vậy sau đây là 5 bài văn mẫu hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Hóa thân thành Rùa Vàng kể lại câu chuyện - Mẫu 1

Xin chào các bạn! Ta là Rùa Vàng đây. Hôm nay, trong khi ngồi bàn việc nước cùng với các vị thần, ta chợt nhớ đến câu chuyện năm xưa của An Dương Vương. Chỉ vì sự chủ quan, khinh thường giặc mà dẫn đến mất nước. Vì vậy, bây giờ, ta muốn kể lại cho các bạn nghe tường tận về diễn biến câu chuyện này. Từ đó mà rút ra được bài học quý báu trong sự nghiệp bảo về Tổ Quốc ngày nay.

Trong buổi đầu dựng nước, vua Hùng đã rất có công với dân tộc. Vua cho xây thành Cổ Loa với hi vọng nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Việc xây thành mãi vẫn không thành công, vua bèn cầu trời phật, giữ cho tâm mình trong sạch. Điều đó đủ để thấy tâm huyết của vua dành cho dân tộc là như thế nào. Nhờ sự giúp đỡ của tôi cùng với tấm lòng yêu nước thương dân của ta, chỉ nửa tháng sau, thành đã được xây xong. Vua Hùng còn lo cho vận mệnh đất nước khi tâm sự mối băn khoăn lại bị Đà xâm chiếm. Nhìn thế sự ấy,tôi đã cho ta một cái vuốt. Nhờ sự giúp đỡ của tôi mà vua Hùng cùng những tướng lĩnh tài ba đã làm thành nỏ, cái nỏ ấy có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên chỉ trong một lần bắn (nhân dân gọi là nỏ thần). Nước Âu Lạc nhờ thế nên đã được sống trong thái bình thịnh trị.

Nhưng cũng chính vì thế cũng đã hình thành tính tự mãn của vua Hùng. Khi Đà sang cầu hôn, vua đã đồng ý gả con gái mình cho con trai Đà là Trọng Thủy. Cuộc hôn nhân giữa hai nước vốn đã có hiềm khích là sự dự báo cho những mối hiểm họa về sau.

"Một đôi kẻ Việt người Tàu
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương"

"Một đôi kẻ Việt người Tàu" lấy nhau như thế là một sự nguy hiểm khôn lường. Thế nhưng vua không hề màng tới điều đó. Có lẽ ta chỉ mong hai nước sớm thuận hòa qua cuộc hôn nhân này và nhân dân sẽ không phải chịu cảnh khổ đau. Nhưng vua không biết được, kẻ thù dù quỳ dưới chân ta thì chúng vẫn vô cùng nguy hiểm. Vua nghĩ cho dân, nghĩ đến cái lợi trước mắt nhưng lại không nghĩ đến những điều nguy hiểm sắp đến. Vì thế, vua đã đưa cả cơ đồ "đắm biển sâu".

Sự tự mãn là bạn đồng hành của thất bại. Có nỏ thần trong tay, vua dường như đã nắm chắc phần thắng trong tay. Đỉnh điểm là lúc được báo Triệu Đà sang đánh chiếm thì vua "vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: "Đà không sợ nỏ thần sao?'" vua Hùng đã bước vào vết xe đổ của người xưa, để rồi lúc nguy cấp nhất, vua mới lấy nỏ thần ra bắn và biết là nỏ giả, liền dắt con gái bỏ chạy về phương Nam. Trong lúc cấp bách, vua chỉ biết mỗi việc bỏ chạy chứ không còn cách đối kháng nào khác. Khi ra đến biển Đông, vua còn không nhận ra được đâu là giặc, ta chỉ ngửa mặt kêu "trời" mà không biết phải làm gì. Đến khi tôi hiện lên và nói: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!" thì vua đã rút gươm chém con gái của mình. Hành động dứt khoát, không do dự ấy đã chứng minh vua là một vị minh quân, đặt việc nước lên trên việc nhà, không để việc riêng làm lung lay ý chí.

Có lẽ tôi đã bổ sung mọi khiếm khuyết của cua Hùng. Khi vua không xây được thành, tôi hiện lên giúp đỡ, khi ta lo cho vận mệnh đất nước, tôi cũng hết sức chỉ bảo vua và lúc này, khi nguy cấp nhất, tôi cũng hiện lên để giúp vua. Phải chăng đó là sự ngưỡng mộ, sự tha thứ cho một vị minh quân của nhân dân? Chi tiết "vua cầm sừng tê bảy tấc,tôi rẽ nước dẫn vua đi xuống biển" đã chứng minh điều đó.

Nếu như kì tích xây thành Cổ Loa là một chiến thắng vẻ vang mang tính huyền thoại thì sự thất bại lần này của ta mang tính hiện thực sâu sắc. Và bi kịch nước mất nhà tan ấy xuất phát từ mối tình duyên của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu là con An Dương Vương, là vợ Trọng Thủy và là con dâu của Triệu Đà. Nàng rất ngây thơ, yêu Trọng Thủy với một tình yêu trong sáng của con gái. Nàng đã trao cho Trọng Thủy tất cả trái tim mình. Mấu chốt chính là lúc nàng chỉ cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là việc đại sự, thế mà nàng lại "vô tư" đến mức đưa cho Trọng Thủy xem. Nàng u mê, ngu muội đến mức lầm lẫn giữa "tình nhi nữ" và "việc quân vương". Còn gì đau xót hơn chăng? Nếu xét về khía cạnh một người vợ thì Mị Châu là một mẫu hình lí tưởng cho chữ "tòng" thời ấy. Nhưng không chỉ là một người vợ, Mị Châu còn là công chúa của nước Âu Lạc. Khi đã tráo được nỏ thần, Trọng Thủy biện cớ về thăm cha. Trước khi đi, chàng nói với Mị Châu: "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?". Câu nói đầy ẩn ý của Trọng Thủy thế mà Mị Châu không nhận ra. Nàng yêu Trọng Thủy đến mức còn không thèm đặt ra câu hỏi tại sao hai nước phải thất hòa, tại sao Bắc Nam phải cách biệt trong khi ta đã là "người một nhà". Nàng chỉ hướng về hạnh phúc lứa đôi, mong đến ngày sum họp: "Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau". Câu nói của Mị Châu là lời nói của một người vợ yêu chồng tha thiết. Nhưng nàng không biết rằng hành động của nàng đã cho Triệu Đà chiến thắng vua cha, cho Trọng Thủy đuổi theo giết cha mình.

"Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn
Những chiếc lông không tự biết giấu mình"

Khi bị giặc truy đuổi, Mị Châu đã mặc chiếc áo lông ngỗng trên mình. Chiếc áo hóa trang lông ngỗng là trang phục của người phụ nữ Việt xưa trong những dịp lễ hội. Thế nhưng Mị Châu lại mặc nó vào lúc nguy cấp như thế này. Điều đó cho thấy nàng đã không còn lí trí sáng suốt nữa. Mọi hành động của nàng đều bị tình cảm vợ chồng chi phối. Trước khi bị vua cha chém đầu, nàng đã nói: "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Nàng đã nhận ra được chân tướng sự việc, rằng người nàng đã yêu, đã tin tưởng bấy lâu nay chỉ là kẻ lừa bịp. Cái chết của Mị Châu là sự hóa thân không trọn vẹn, xác biến thành ngọc thạch, máu biến thành châu ngọc. Điều đó cho thấy sự cảm thông của nhân dân ta với Mị Châu, một người đã "vô tình" đưa nước Việt vào một ngàn năm nô lệ.

Không như cổ tích, cái kết luôn có hậu cho mọi người. Truyền thuyết buộc ta phải suy ngẫm thật nhiều sau đó. Chúng ta phải biết đặt cái chung lên trên cái riêng, nhất là phải cảnh giác, đừng như ta "nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà". Và trong tình yêu phải luôn luôn sáng suốt, đừng nên lầm đường lạc lối để rồi phải trả một cái giá quá đắt như Mị Châu. Truyện vừa mang tính triết lí vừa thấm đậm ý vị nhân sinh như Tố Hữu trong "Tâm sự" đã nói:

"Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu
Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống
Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng
Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào
Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình"

Đóng vai Rùa Vàng kể lại truyện - Mẫu 2

Ta là Rùa Vàng. Vì thấy được tấm lòng và sự tài giỏi của An Dương Vương mà ta đã giúp để xây dựng thành Cổ Loa và hiến kế đánh lui quân Triệu Đà. Nhưng không ngờ ta lại phải gặp Anh Dương Vương dưới thủy cung như thế này.

Sau khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Ta cho vua một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời của ta dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm. An Dương Vương giao cho tướng Cao Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nôi. Vua quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc. Nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa và sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần.

Trọng Thủy ngỏ ý với Mị Châu muốn xem chiếc nỏ. Sau đó, Trọng Thủy xin phép về thăm vua Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc.

Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, An Dương Vương cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, vua mới sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. An Dương Vương và Mị Châu lên ngựa chạy trốn.

Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, An dương Vương liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Ta xuất hiện, bảo rằng:

- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!

An Dương Vương tỉnh ngộ, rút kiếm chém chết Mị Châu. Ta liền rẽ nước đưa nhà vua xuống biển.

Đóng vai Rùa Vàng kể lại truyện - Mẫu 3

Ta là Rùa Vàng. Hôm nay, trong khi ngồi bàn việc nước cùng với các vị thần, ta chợt nhớ đến câu chuyện năm xưa của An Dương Vương. Chỉ vì sự chủ quan, khinh thường giặc mà dẫn đến mất nước. Vì vậy, bây giờ, ta muốn kể lại diễn biến câu chuyện này. Từ đó mà rút ra được bài học quý báu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc ngày nay.

Trong buổi đầu dựng nước, An Dương Vương đã rất có công với dân tộc. Vua cho xây thành Cổ Loa với hy vọng nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Việc xây thành mãi vẫn không thành công, vua bèn cầu trời phật, giữ cho tâm mình trong sạch. Điều đó đủ để thấy tâm huyết của vua dành cho dân tộc là như thế nào. Nhờ sự giúp đỡ của tôi cùng với tấm lòng yêu nước thương dân của ta, chỉ nửa tháng sau, thành đã được xây xong. Nhà vua còn lo cho vận mệnh đất nước khi tâm sự mối băn khoăn lại bị Đà xâm chiếm. Nhìn thế sự ấy,tôi đã cho ta một cái vuốt. Nhờ sự giúp đỡ của tôi mà vua Hùng cùng những tướng lĩnh tài ba đã làm thành nỏ, cái nỏ ấy có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên chỉ trong một lần bắn (nhân dân gọi là nỏ thần). Nước Âu Lạc nhờ thế nên đã được sống trong thái bình thịnh trị.

Khi Đà sang cầu hôn, vua đã đồng ý gả con gái mình cho con trai Đà là Trọng Thủy. Trọng Thủy biết được bí mật của nỏ thần, liền đánh tráo nỏ rồi đem về cho Đà. Có nỏ thần trong tay, vua dường như đã nắm chắc phần thắng trong tay. Đỉnh điểm là lúc được báo Triệu Đà sang đánh chiếm thì vua vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”.

Quân của Đà tiến đánh, vua đem nỏ thần ra bắn nhưng không có tác dụng. Vua liền đưa Mị Châu chạy khỏi kinh thành. Khi ra đến biển Đông, tôi hiện lên nói: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”. Vua đã rút gươm chém con gái của mình. Hành động dứt khoát, không do dự ấy đã chứng minh vua là một vị minh quân, đặt việc nước lên trên việc nhà, không để việc riêng làm lung lay ý chí.

Đóng vai Rùa Vàng kể lại truyện - Mẫu 4

Tôi chính là Rùa Vàng. Tôi đã sống hàng nghìn năm nay và chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử huy hoàng của dân tộc. Một trong những sự kiện làm tôi nhớ mãi đó là câu chuyện về vua An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.

Tôi luôn quan tâm và dõi theo vua An Dương Vương và cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của vua rất chi tiết, tỉ mỉ. Tôi có niềm tin và hy vọng mãnh liệt rằng vị vua này sẽ mang lại độc lập cho nước nhà. Quả không ngoài dự đoán, An Dương Vương đã đánh đuổi thành công giặc ngoại xâm và mang về độc lập cho đất nước khiến tôi vô cùng vui vẻ, hài lòng vì đã không nhìn nhầm người tài giỏi.

Đất nước đang trong những ngày hòa bình, yên ổn. Nhân dịp vua đi dạo thuyền trên hồ, tôi quyết định hiện lên, tiến lại gần để nói chuyện với vua. Tôi báo cho người về những việc trong trời đất để biết đường điều khiển. Vua vui mừng và rước tôi về kinh thành rất trịnh trọng. Suốt ba năm ở kinh thành, giúp vua xây dựng thành Cổ Loa và trấn an nhân dân. Khi đất nước đã ổn định, tôi quyết định từ biệt nhà vua để quay về thủy cung. Trước những cảm kích của nhà vua và những trăn trở về chuyện chống ngoại xâm, tôi đã cho nhà vua một chiếc móng vuốt của mình và căn dặn nhà vua mang chiếc móng.

Tôi tặng vua chiếc móng của mình và dặn vua chế tạo thành chiếc nỏ để bảo vệ giang sơn. Tôi yên tâm trở về thủy cung với niềm tin nhà vua sẽ bảo vệ vững chắc giang sơn này với thành lũy kiên cố và chiếc nỏ thần mà mình đã dặn chế tác. Tôi vẫn luôn dõi theo nhà vua, thấy đất nước hòa bình, trong lòng tôi luôn hài lòng về cách nhà vua cai trị và giúp đỡ bách tính.

Một thời gian sau, tôi hay tin Trọng Thủy là con trai của tướng giặc Triệu Đà sang hòa hoãn, kết thân với nhà vua trong lòng tôi đã có linh cảm không lành. Điều khiến tôi lo lắng hơn nữa chính là việc Mị Châu công chúa đem lòng yêu thương Trọng Thủy, đó là điều không tưởng khi một bên là người đứng đầu nhà nước; một bên là tên giặc luôn lăm le cướp nước. Một thời gian sau, tôi hay tin họ thành vợ chồng và Trọng Thủy ở lại làm rể nước Nam này. Tôi im lặng và theo dõi những hành động của hắn ta và cách xử trí của công chúa. Điều gì đến cũng đã đến: sau khi Mị Châu công chúa cho Trọng Thủy xem chiếc nỏ thần, hắn đã làm một chiếc nỏ giả giống với chiếc thật rồi đánh cắp chiếc nỏ thật rồi quay về phương Bắc đưa cho cha mình. Đến lúc này, tôi vô cùng thất vọng về công chúa lẫn sự bất cẩn của nhà vua. Nhưng mọi chuyện đã không thể cứu vãn được nữa rồi.

Triệu Đà cho quân sang đánh nước ta nhanh hơn tôi dự đoán. Bọn chúng rất nghênh ngang và tự mãn. An Dương Vương vẫn không hề hay biết nỏ thần đã bị đánh cắp nên chủ quan. Khi mang nỏ ra bắn thì không được và bại trận dưới tay của Triệu Đà khiến nước ta khi ấy bị thiệt hại rất nặng nề. Nhà vua bất lực trước cảnh nước mất nhà tan bèn mang con gái lên ngựa chạy trốn. Nhưng chính công chúa đã rải lông ngỗng trên suốt đoạn đường để Trọng Thủy tìm đến nơi. Đến giờ phút này cô ta vẫn không nhận ra chính hắn là kẻ thù.

Đến biển, nhà vua tự hỏi tại sao lại xảy ra cảnh này và cầu cứu tôi. Lúc đó tôi không chịu nổi cảnh này nữa nên đã hiện lên và nói cho nhà vua biết rằng giặc ở ngay sau lưng, chính là cô con gái mà người yêu thương đã bán nước cho giặc. Tôi vừa dứt lời, vua rút gươm giết chết công chúa. Để cứu nhà vua, tôi rẽ nước đưa người xuống nơi thủy cung của mình.

Tôi biết rằng dù cho tôi có báo trước cho nhà vua biết thì với sự mê muội của công chúa và sự tin tưởng mù quáng của vua thì cảnh mất nước sớm muộn gì cũng xảy ra. Đây là bài học để đời cho thế hệ sau này trong việc giữ nước khi mình ở cương vị có trọng trách cao cả. Nhiều năm đã trôi qua nhưng câu chuyện này vẫn còn để lại tiếng tăm đến ngàn đời sau về bài học về sự tin tưởng và tỉnh táo.

Đóng vai Rùa Vàng kể lại truyện - Mẫu 5

Ta là Rùa Vàng, được đức Long Quân sai xuống giúp vua Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa. Thành xây nửa tháng thì xong. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc. Vua An Dương Vương cho nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quỷ Long Thành.

Ta ở lại giúp vua rèn luyện binh mã ba năm rồi từ biệt ra về. Nhà vua cảm tạ nói:

- Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”.

Ta liền đáp:

- Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận. Nhàn vua ước muốn ta có tiếc chi.

Nói rồi ra bèn tháo vuốt đưa cho nhà vua mà nói:

- Hãy đem vật này làm lẫy nỏ, nhắm quân giặc mà bắn thì sẽ không lo gì nữa.

Từ biệt nhà vua, ta liền trở về biển Đông. Tuy vậy, ta vẫn thường xuyên cho người theo dõi mọi việc.

Vua An Dương Vương sau đó sai tướng Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy. Nỏ thần được đặt tên là “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Về sau Triệu Đà - vua ở phương Bắc sang giao chiến. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, khiến cho quân của Đà phải đầu hàng.

Không bao lâu, Đà cầu hôn. Nhà vua gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ. Trọng Thủy bèn dỗ dành Mị Châu cho xem nỏ thần, rồi làm một chiếc nỏ đánh tráo. Sau đó, Trọng Thủy nói dối là về phương Bắc thăm cha. Nói rằng:

- Tình vợ chồng không thể lãng quên, tình cha con cũng không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như gặp lúc Bắc Nam cách trở, lấy gì để tìm kiếm?

Mị Châu liền đáp:

- Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo lông ngỗng, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc đến đấy.

Trọng Thuỷ mang nỏ thần về nước. Triệu Đà vui mừng lắm, đem quân sang đánh. An Dương Vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên nói:

- Đà không sợ nỏ thần sao?

Quân Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi cùng nhau chạy về phương Nam.

Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng mà tìn tới. An Dương Vương chạy đến bờ biển liền hô to:

- Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu.

Ta đã biết rõ mọi sự tình, nghe thấy liền hiện lên rồi nói:

- Kẻ ngồi sau lưng ngựa chính là giặc!

Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:

- Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù.

An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, ta liền rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 187
  • Lượt xem: 45.422
  • Dung lượng: 173,7 KB
Sắp xếp theo