Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi (2 Mẫu) Nắng đã hanh rồi

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi của Vũ Quần Phương mang đến 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất để các bạn tham khảo nhanh chóng nắm được nội dung các luận điểm luận cứ để biết cách triển khai bài văn phân tích Nắng đã hanh rồi thật hay.

Bài thơ Nắng đã hanh rồi miêu tả bức tranh thiên nhiên vào một buổi chiều đông tươi vui, hừng sáng, ấm áp và đầy sức sống. Qua đó bộc lộ tâm trạng vui tươi, yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên, những rung cảm của nhân vật trữ tình trước khung cảnh lãng mạn, nên thơ. Để hiểu rõ hơn nội dung tác phẩm, mời các bạn cùng đón đọc 2 dàn ý phân tích Nắng đã hanh rồi trong bài viết dưới đây.

Dàn ý phân tích Nắng đã hanh rồi chi tiết nhất

Dàn ý Nắng đã hanh rồi

I. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ và tác giả.

II. Thân bài

- Lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

1. Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân

- Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh.

=> Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông ''Nắng đã vàng hanh như phấn bay'

- Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian. Khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông

=> Khung cảnh thiên nhiên trước sân nhà tiêu điều, hiu hắt. Tác giả sử dụng láy vần “ay” mở rộng không gian trước sân nhà vào mùa đông. Nhà thơ nhắc đến nhân vật “em xa nhà” thể hiện những nỗi niềm nhớ nhung với cô gái ở xa.

2. Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh

- Khung cảnh nắng hanh mùa đông thay bằng “nắng lên khói ủ”

=> Khói ở đây có thể là sương sớm nhưng cũng có thể là khói bếp chiều. Tác giả muốn miêu tả không gian trở thân thuộc, gần gũi.

- Nghệ thuật nhân hóa vườn mía “xôn xao” lá gợi không gian vui vẻ, phấn khởi với sự hiện diện thấp thoáng bóng con người

3. Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi

- Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình tràn ngập nỗi nhớ mong

+ Câu hỏi tu từ “em có muốn...” Bộc lộ những cảm xúc khát khao được ở gần người con gái đang ở phương xa.

+ Cảnh nắng chiều luôn là một cảnh gợi nhớ đến nỗi niềm nhớ mong vì buổi chiều là lúc con người sum họp sau một ngày dài, cũng là lúc ngôi nhà chợt thấy thiếu vắng vì một người con gái đang ở xa.

4. Những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình

- Điệp từ “xuân sắp sang” lặp lại hai lần

=> Nhân vật trữ tình như đang reo vui, phân khởi chờ mong mùa xuân tới cũng là chờ mong được sum họp, được gần gũi với người em ở phương xa.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

Dàn ý phân tích Nắng đã hanh rồi

1. Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ và tác giả.

- Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

2. Thân bài:

- Lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

- Xác định chủ đề bài thơ: khắc họa bức tranh thiên nhiên khi vào đông, đồng thời bộc lộ tình cảm của chủ thể trữ tình với người "em ở xa nhà".

- Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ:

  • Cảnh sắc thiên nhiên mùa đông được miêu tả qua các sự vật ở: trước sân nhà, trên mái nhà tranh, sau vườn và trên núi.
  • Tâm trạng nhớ thương, chờ mong của chủ thể trữ tình.

- Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

  • Xây dựng hình ảnh gần gũi.
  • Lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
  • Các biện pháp tu từ.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 59
  • Lượt xem: 6.609
  • Dung lượng: 111,4 KB
Sắp xếp theo