Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 11

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích, bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THPT ……….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 – 2025

MÔN HÓA HỌC 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

CHƯƠNG I: CÂN BẰNG HÓA HỌC

Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

A. phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.
B. có phương trình hoá
học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
D. xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch ?

A. N2+ 3H2⇌ 2NH3.
B. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.
C. H2+ Cl2⟶ 2HCl.
D. 2H2 + O2 ⟶ 2H2O.

Câu 3: Cho các phản ứng :

(1) NaOH + HCl ⟶ NaCl + H2O (2) H2 + I2 ⇌ 2HI

(3) CaCO3 ⇌ CaO + CO2 (4) 2KClO3 ⟶ 2KCl + 3O2

Các phản ứng thuận nghịch là :

A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (1), (4).
D. (3), (4)

Câu 4. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?

A. vt = 2vn.
B. vt = vn¹0.
C. vt = 0,5vn.
D. vt = vn = 0.

Câu 5. Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng,

A. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi.
B. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi.
C. phản ứng hoá học không xảy ra.
D. tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần.

Câu 6. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi một hệ ở trạng thái cân bằng?

A. Phản ứng thuận đã dừng.
B. Phản ứng nghịch đã dừng.
C. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.
D. Nồng độ của các chất trong hệ không đổi.

Câu 7. Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là

A. cân bằng tĩnh.
B. cân bằng động.
C. cân bằng bền
D. cân bằng không bền.

Câu 8 : Cho các nhận xét sau:

(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.

(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu.

(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.

Các nhận xét đúng là

A. (a) và (b).
B.(b) và (c).
C. (a) và (c).
D. (a) và (d).

Câu 9: Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do

A. không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng
B .tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
C. tác động của các yếu tố từ bên trong tác động lên cân bằng.
D. cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài.

Câu 10. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nồng độ
B. Nhiệt độ
C. Áp suất
D. Chất xúc tác

Câu 11. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là

A. sự biến đổi chất.
B. sự dịch chuyển cân bằng.
C. sự chuyển đổi vận tốc phản ứng.
D. sự biến đổi hằng số cân bằng.

Câu 12. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là

A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.
B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.

Câu 13. Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng?

A. Nhiệt độ
B. Áp suất
C. Nồng độ
D. Chất xúc tác

Câu 14: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng , nếu thêm chất xúc tác thì

A. Chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng thuận.
B. Chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nghịch.
C. Làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau.
D. Không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch.

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm