Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 11 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 Địa lý 11

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo một số câu tự luận. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lý 11 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THPT ………
BỘ MÔN: Địa lí

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2024– 2025
MÔN: Địa lí , LỚP 11

Câu 1. Các nước trên thế giới phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển dựa theo

A. trình độ phát triển kinh tế - xã hôi.
B. đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội.
C. đặc điểm dân cư, trình độ phát triển kinh tế.
D. đặc điểm tự nhiên, trình độ khoa học kĩ thuật.

Câu 2. Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước đang phát triển?

A. Hoa Kì.
B. Nhật Bản.
C. Bra-xin.
D. Đức.

Câu 3. Ở các nước phát triển, ngành nào sau đây đóng góp nhiều nhất trong GDP?

A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Lâm nghiệp.

Câu 4. Nhóm các nước đang phát triển thường có quy mô GDP như thế nào?

A. Lớn.
B. Trung bình và thấp.
C. Trung bình cao.
D. Thấp

Câu 5. Để phân biệt các nước phát triển và đang phát triển theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội không sử dụng chỉ tiêu nào sau đây?

A. Thu nhập bình quân GNI/người.
B. Cơ cấu nền kinh tế.
C. Chỉ số phát triển con người.
D. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với các nước phát triển?

A. Quy mô GDP lớn, tăng trưởng GDP khá ổn định.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp.
C. Trong GDP, ngành dịch vụ có tỉ trọng thấp nhất.
D. Trong GDP, ngành nông nghiệp có tỉ trọng thấp nhất.

Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là do

A. trình độ phát triển kinh tế.
B. phong phú về tài nguyên.
C. sự đa dạng về chủng tộc.
D. phong phú nguồn lao động.

Câu 8. Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do

A. môi trường sống thích hợp.
B. chất lượng cuộc sống cao.
C. nguồn gốc gen di truyền.
D. làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

Câu 9. Biểu hiện nào sau đây là của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
B. Các giao dịch quốc tế về thương mại bị hạn chế.
C. Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi.
D. Vai trò của các công ty đa quốc gia giảm sút.

Câu 10. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là

A. sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau.
B. các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau.
C. hàng hóa và dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia thuận lợi hơn.
D. giao dịch bằng thẻ điện tử ngày càng trở lên thông dụng.

Câu 11. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

A. thành phần chủng tộc.
B. mục tiêu và lợi ích phát triển.
C. lịch sử dựng nước, giữ nước.
D. trình độ văn hóa, giáo dục.

Câu 12. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập và hoạt động từ năm

A. 1995.
B. 1994.
C. 1989.
D. 1945.

Câu 13. Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.
B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.
C. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.
D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.

Câu 14. Mục đích quan trọng nhất của Liên hợp quốc (UN) là

A. thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước.
B. phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
D. hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do.

Câu 15. Khu vực hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây?

A. Số lượng của các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng.
B. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực tăng.
C. Nhiều hiệp định kinh tế, chính trị khu vực được kí kết.
D. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành.

Câu 16. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là

A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
B. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.

Câu 17. Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 18. Đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh?

A. Amadôn.
B. Mixixipi.
C. La Plata.
D. Pampa.

Câu 19. Dãy núi nổi tiếng nhất ở Mỹ La Tinh là

A. An-pơ.
B. An-tai.
C. An-đet.
D. Cooc-đi-e.

Câu 20. Phần lớn lãnh thổ Mỹ La Tinh có khí hậu

A. nóng, ẩm.
B. lạnh, khô.
C. nóng, khô.
D. lạnh, ẩm.

Câu 21. Quốc gia có quy mô dân số đứng đầu Mỹ La tinh là

A. Bra-xin.
B. Mê-hi-cô.
C. Đô-mi-ni-ca.
D. Nê-vít.

Câu 22. Đặc điểm xã hội nổi bật ở hầu hết các nước Mỹ La Tinh là

A. điều kiện sống của dân cư đô thị cao.
B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp.
C. phần lớn dân cư sống ở nông thôn.
D. chênh lệch giàu nghèo lớn.

Câu 23. Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ La Tinh có thể phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới là

A. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. có nhiều loại đất khác nhau.
C. có nhiều cao nguyên bằng phẳng.
D. có khí hậu nhiệt đới điển hình.

Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh?

A. Chính trị không ổn định.
B. Cạn kiệt dần tài nguyên.
C. Thiếu lực lượng lao động.
D. Thiên tai xảy ra nhiều.

Câu 25. Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh gây ra hậu quả là

A. hiện đại hóa sản xuất.
B. thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. quá trình công nghiệp hóa.
D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên của Mĩ La tinh?

A. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
B. Tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Khoáng sản chủ yếu là kim loại màu.
D. Hầu hết lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 27. Biểu hiện rõ rệt của việc cải thiện tình hình kinh tế ở nhiều nước Mĩ La tinh là

A. giảm nợ nước ngoài, đẩy mạnh nhập khẩu.
B. xuất khẩu tăng nhanh, khống chế được lạm phát.
C. công nghiệp phát triển, giảm nhanh xuất khẩu.
D. tổng thu nhập quốc dân ổn định, trả được nợ nước ngoài.

Câu 28. Đô thị hóa ở Mỹ La tinh không có đặc điểm nào sau đây?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra từ sớm.
B. Tỉ lệ dân thành thị cao trong tổng dân số.
C. Nhiều đô thị có số dân từ 10 triệu trở lên.
D. Khu vực đô thị tập trung nhiều di sản văn hóa.

Câu 29. Hiện nay, thế giới phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng

A. hạt nhân.
B. tái tạo.
C. hóa thạch.
D. thủy điện.

Câu 30. Uỷ hội sông Mê Công gồm không có quốc gia nào sau đây?

A. Mi-an-ma.
B. Thái Lan.
C. Cam-pu-chia.
D. Việt Nam.

Câu 31. Tình trạng mất an ninh lương thực chủ yếu tập trung ở châu lục nào sau đây?

A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Âu.
D. Châu Mĩ.

Câu 32. Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh truyền thống?

A. Chiến tranh cục bộ.
B. An ninh lương thực.
C. An ninh kinh tế.
D. Biến đổi khí hậu.

Câu 33. Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX liên quan nhiều đến vấn đề nào sau đây?

A. An ninh năng lượng.
B. Thiếu nguồn nước.
C. Tranh giành đất đai.
D. Xung đột tộc người.

Câu 34. Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh không phải là

A. kim loại màu.
B. kim loại quý.
C. nhiên liệu.
D. kim loại đen.

Câu 35. Ở Mỹ Latinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng A-ma-dôn.
B. Vùng núi An-đét.
C. Đồng bằng La Pla-ta.
D. Đồng bằng Pam-pa.

Câu 36. Vùng núi An-đét có tiềm năng lớn về

A. khoáng sản, thủy điện và du lịch.
B. thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
C. nông sản, lâm sản và công nghiệp.
D. thủy điện, vận tải và công nghiệp.

Câu 37. Khu vực Mỹ La-tinh không có bộ phận nào sau đây?

A. Eo đất Trung Mỹ.
B. Toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
C. Mê-hi-cô.
D. Toàn bộ lục địa Bắc Mỹ.

Câu 38. Khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

A.Nam Đại Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B.Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
C.Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
D.Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 39: Vùng biển Ca-ri-bê có thuận lợi nào sau đây?

A. Địa hình đa dạng.
B. Đất đai màu mỡ.
C. Khí hậu phân hóa.
D. Sông ngòi dày đặc.

Câu 40: Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

A. NAFTA.
B. MERCOSUR.
C. EU.
D. APEC.

Câu 41: Khu vực nào sau đây chịu tác động rất nhỏ của nạn đói trên thế giới?

A. Tây Âu.
B. Đông Phi.
C. Nam Á.
D. Trung Phi.

Câu 42: Liên hợp quốc không có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?

A. Đảo bảo ổn định về tài chính.
B. Duy trì an ninh và hòa bình.
C. Cung cấp viện trợ nhân đạo.
D. Bảo vệ các quyền con người.

Câu 43: Toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào sau đây?

A. Tìm cách lũng đoạn về kinh tế của các nước trên thế giới.
B. Bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình trên trường quốc tế.
C. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương và đa phương.
D. Tăng cường thao túng thị trường các quốc gia khác nhau.

Câu 44: Ở khu vực Mỹ Latinh có kênh đào nổi tiếp nào sau đây?

A. Xuy-ê.
B. Kiel.
C. Panama.
D. Moscow.

Câu 45: Một số tổ chức có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay là

A. EU, ASEAN.
B. FAO, WFP.
C. IMF, WTO.
D. WFP, APEC.

Câu 46: Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của các công ti đa quốc gia?

A. Chiếm khoảng 30% tổng giá trị GDP của thế giới.
B. Có hơn 80 nghìn công ti đa quốc gia khác nhau.
C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
D. Chiếm khoảng 2/3 trong buôn bán của quốc tế.

Câu 47: Khu vực có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là

A. Bắc Mĩ, Trung Mĩ.
B. Đông Á, Tây Nam Á.
C. Bắc Âu, Bắc Mĩ.
D. Tây Phi, Đông Phi.

Câu 48: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc an ninh phi truyền thống?

A. Xung đột vũ trang.
B. Biến đổi khí hậu.
C. Anh ninh lương thực.
D. Dịch bệnh toàn cầu.

Câu 49: Khoáng sản ở khu vực Mỹ Latinh tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Vùng núi An-đét và phía bắc nam sơn nguyên Mê-hi-cô.
B. Vùng núi An-đét và phía tây nam sơn nguyên Guy-a-na.
C. Khu vực Trung Mỹ và ở phía nam sơn nguyên Guy-a-na.
D. Vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin.

Câu 50: Biểu hiện nào sau đây không phải của toàn cầu hoá kinh tế?

A. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.
B. Các quốc gia gần nhau lập một khu vực.
C. Thương mại thế giới phát triển nhanh.
D. Tăng vai trò của các công ty đa quốc gia.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 Cho bảng số liệu:

GDP/người theo giá hiện hành của một số quốc gia Mỹ La Tinh năm 2000 và năm 2020

(Đơn vị: USD)

Quốc gia

Năm 2000

Năm 2020

Ac - hen - ti - na

7708

8579

Bra - xin

3749

6797

Mê - hi - cô

7158

8329

Chi - lê

5100

13232

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

Nhận xét GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành của một số quốc gia Mỹ La Tinh năm 2000 và năm 2020.

Câu 2 Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đem lại những cơ hội gì cho nước ta?

Câu 3 Trình bày các ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế.

Câu 4

a. trình bày tình hình phát triển của ngành nông nghiệp khu vực Mỹ La tinh.

b. Cho bảng số liệu sau:

QUY MÔ GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC MỸ LA TINH

(Đơn vị: tỉ USD)

Quốc gia

GDP (tỉ USD)

Năm 2000

Năm 2020

Ác - hen - ti - a

284,2

385,5

Bra - xin

655,5

1448,6

Cô – lôm – bi - a

99,9

271,4

- Vẽ biểu đồ so sánh quy mô GDP của một số quốc gia khu vực Mỹ La tinh năm 2000 và 2020.

- Nhận xét về quy mô GDP của một số quốc gia khu vực Mỹ La tinh năm 2000 và 2020.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm