Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11 (Có ma trận)

Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 có ma trận đề thi. Thông qua đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Nguyên nhân của cạnh tranh
B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh
D. Mục đích của cạnh tranh.

Câu 2: Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

A. Do nền kinh tế thị trường phát triển
B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh
C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh

Câu 3: Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu có mối quan hệ như thế nào?

A. Tác động lẫn nhau.
B. Chỉ có cầu tác động đến cung.
C. Tồn tại độc lập với nhau.
D. Chỉ có cung tác động đến cầu.

Câu 4: Cung – cầu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây?

A. Người sản xuất
B. Giá cả
C. Hàng hóa
D. Tiền tệ

Câu 5: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định được gọi là

A. cung.
B. cầu.
C. giá trị.
D. giá cả.

Câu 6: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh

A. Không lành mạnh
B. Không bình đẳng
C. Tự do
D. Không đẹp

Câu 7: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

A. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
B. Giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình
C. Gây ảnh hưởng trong xã hội
D. Phục vụ lợi ích xã hộ

Câu 8: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với nền kinh tế?

A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.

Câu 9: Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình, là:

A. thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
B. thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp không tự nguyện.
C. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.
D. thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì.

Câu 10: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Trường hợp. Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.

A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngưng việc.
B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.

Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1. 000%) được gọi là tình trạng

A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát kinh niên.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.

Câu 12: Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?

Trường hợp. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa sản xuất ra không bán được, công ty X phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều lao động bị mất việc làm.

A. Thất nghiệp cơ cấu.
B. Thất nghiệp chu kì.
C. Thất nghiệp tạm thời.
D. Thất nghiệp tự nguyện.

Câu 13: Các nguyên nhân khách quan có thể gây ra tình trạng thất nghiệp là gì?

A. Do bị kỉ luật bởi công ty đang theo làm
B.   Do tình hình kinh doanh của công ty đang theo làm bị thua lỗ đóng cửa
C, Do thiếu kĩ năng chuyên môn, không đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đề ra
D. Do sự không hài lòng với công việc mà mình đang có

Câu 14: Nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc được gọi là

A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. trung tâm giới thiệu việc làm.
D. trung tâm môi giới việc làm.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?

A. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
B. Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.
C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

Câu 16: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm

A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?

A. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
B Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.
C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

Câu 18: Lao động là gì?

A. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống.
B. Lao động là một hoạt động cần có và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
C. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục tiêu và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
D. Không có ý nào đúng

Câu 19: Thấy quán ăn của mình ê khách, A có ý định bán thêm một vài món mới, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ khách hàng, đầu tư nơi để xe. . . Đề phù hợp với tính chất của cạnh tranh lành mạnh, nêu là bạn của A, em sẽ:

A. ủng hộ với cách làm A.
B. không thèm quan tâm.
C. khuyên A cứ giữ y như cũ.
D. khuyên A dùng mánh khóe để buôn bán

Câu 20: Do hệ thông máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Vậy, gia đình G đã

A. cạnh tranh không lành mạnh
B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh
D. cạnh tranh tiêu cực.

Câu 21: Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ

A. các phiên giao dịch việc làm.
B. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
C. mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.
D. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu 22: Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 (năm gốc có chỉ số giá là 100) tính theo chỉ số CPI:

A. 6,6%
B. 10,7%
C. 10%
D. Không câu nào đúng.

Câu 23. Nhận định nào sau đây là đúng về khả năng cung ứng lao động và khả năng việc làm?

A. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng
B. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động
C. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng cân bằng về thị trường lao động
D. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế

Câu 24. Bác A là một thợ thêu thủ công đã lành nghề, các mũi thêu của bác A đều mang trong mình nét nghệ thuật độc đáo. Biết được điểm mạnh của mình bác A đã mở một lớp dạy kèm các bạn thanh thiếu niên trong làng để một phần lưu giữ được nghề truyền thống mặt khác giúp các bạn có thêm được một cái nghề để sau này có thể kiếm sống. Theo em, hành động của bác A có gì đáng quý?

A. Bác A đã giúp cho các bạn nhỏ biết thêm nhiều hơn về nghề thêu của làng
B. Bác A đã làm một hành động giúp các bạn nhỏ trong làng sau này có thêm hành trang vững bước trong thị trường lao động
C. Mục đích của bác A là muốn được mọi người ghi nhận nên việc làm này đã tạo được tiếng vang rất tốt
D. Bác A đã giúp các bạn nhỏ có thể kiếm được tiền nuôi sống gia đình

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Nêu tác động của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.

Câu 2. (2,5 điểm)

a. (1,0 điểm) Nhận xét các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp ở những trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Để cạnh tranh giành thị phần dệt may trên thị trường, doanh nghiệp P đưa ra các biện pháp chủ động, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm. Nhờ sự nỗ lực không ngừng đổi mới, doanh nghiệp P đã nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường dệt may.

- Trường hợp 2: Để thu hút khách hàng, ngân hàng D đã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua về máy bay; đóng tiền điện, nước, học phí;. .

b. (1,5 điểm) Em hãy quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi

- Số lao động có việc làm theo quý từ năm 2019 - 2021 có biến động như thế nào qua biểu đồ trên?

…………………………………………………………………………………………

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

4

3

0,5

2

9

0,5

3,25

2. Lạm phát, thất nghiệp

3

1

3

1

1

8

1

3,5

3. Thị trường lao động và việc làm

3

2

1

0,5

1

7

0,5

3,25

Tổng số câu TN/TL

10

1

8

0,5

2

0,5

4

8

2

10,0

Điểm số

2,5

1,5

2,0

1,0

0,5

1,5

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong kinh tế thị trường

Nhận biết

- Chỉ ra được mặt hạn chế của cạnh tranh.

- Chỉ ra được mối quan hệ của cung – cầu

- Nêu được khái niệm của cầu

- Nêu được khái niệm cạnh tranh không lành mạnh

4

- C1

- C3

- C5

- C6

Thông hiểu

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu

- Chỉ ra mục đích của cạnh tranh.

- Nhận xét các hành vi cạnh tranh trong một số trường hợp.

1

3

- C2.a

- C2

- C4

- C7

Vận dụng cao

- Nhận xét hành vi cạnh tranh của một số chủ thể kinh tế.

2

C19, C20

2. Lạm phát, thất nghiệp

Nhận biết

- Chỉ ra hậu quả của thất nghiệp

- Phân loại thất nghiệp.

- Chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh tăng, giảm tỉ lệ thất nghiệp

- Trình bày tác động của lạm phát đối với nền kinh tế

1

3

- C1

- C8

- C9

- C10

Thông hiểu

- Hiểu về siêu lạm phát

- Xác định được loại thất nghiệp căn cứ vào nguyên nhân gây thất nghiệp.

- Xác định được nguyên nhân khách quan dẫn đến thất nghiệp.

3

- C11

- C12

- C13

Vận dụng

- Phân tích mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

1

C21

Vận dụng cao

- Biết cách tính tỉ lệ lạm phát.

1

C22

3. Thị trường lao động, việc làm

Nhận biết

- Nêu được khái niệm của thị trường việc làm.

- Nêu được khái niệm của việc làm

- Nêu được khái niệm của lao động.

3

- C14

- C16

- C18

Thông hiểu

- Nhận định đúng sai về xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường hiện nay.

- Hiểu được trách nhiệm của học sinh để tham gia vào thị trường lao động.

2

- C15

- C17

Vận dụng

- Tìm nhận định đúng, sai

- Nhận xét về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động ở Việt Nam và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ.

1

1

- C2.b

- C23

Vận dụng cao

- Giải quyết tình huống.

1

C24

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 21
  • Lượt xem: 1.777
  • Dung lượng: 140 KB
Sắp xếp theo