Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 11 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 Địa lý 11

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 11 Cánh diều năm 2024 - 2025 bao gồm tóm tắt kiến thức cần nhớ và các dạng câu hỏi ở nhiều mức độ khác nhau. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn thi giữa kì 1 Địa lí 11 Cánh diều còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Địa lí 11 Cánh diều năm 2024 - 2025 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều, đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều, đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 11 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 11 Cánh diều

TRƯỜNG THPT ……….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 – 2025

MÔN ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

  • Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân; cơ cấu kinh tế và chỉ số
  • Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhómnước.
  • Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước, phân tích được bảng số liệu về KT- XH của các nhómnước.
  • Thu thập được tư liệu về KT-XH của một số nước từ các nguồn khác

Bài 2. Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

  • Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  • Phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  • Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hóa kinhtế.
  • Phân tích được ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Bài 3. Một số tổ chức khu vực và quốc tế

  • Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế.
  • Liên hệ vai trò của Việt Nam khi tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế.

Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu về Toàn cầu hóa, khu vực hóa

  • Sưu tầm và hệ thống hóa được các tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa và khu vực hóa.
  • Trao đổi và thảo luận được về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang pháttriển.

Bài 5. Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình

Bài 6. Thực hành: Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức

Thu thập tư liệu, viết báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.

Bài 7. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Mỹ La – tinh

  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
  • Trình bày được vấn đề đô thị hóa, một số vấn đề về dân cư, xã hội và phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
  • Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
  • Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực Mỹ
  • Vẽ được biểu đồ, rút ra nhận xét.

Bài 8. Thực hành: Viết báo cáo về tình hình phát triển KT – XH ở Cộng hòa Liên bang Bra- xin

B. LUYỆN TẬP

Phần I. TNKQ

Câu 1. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân chia các nước theo trình độ phát triển kinh tế không bao gồm:

A. tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người
B. cơ cấu ngành kinh tế.
C. chỉ số phát triển con người.
D. chỉ số tiêu thụ điện năng.

Câu 2. Chỉ số phát triển con người (HDI) không phản ánh chỉ tiêu nào sau đây?

A. sức khỏe.
B. khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. giáo dục.
D. thu nhập của con người.

Câu 3. Dựa vào GNI/người năm 2020, WB đã chia các nước thành các nhóm:

A. thu nhập cao, thu nhập khá, thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
B. thu nhập rất cao, thu nhập cao, thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
C. thu nhập rất cao, thu nhập khá, thu nhập trung bình, thu nhập kém.
D. thu nhập cao, thu nhập trung bình cao, thu nhập trung bình thấp, thu nhập thấp.

Câu 4. Trong cơ cấu kinh tế ở nhóm các nước phát triển thì chiếm tỉ trọng cao nhất là?

A. ngành nông nghiệp.
B. ngành công nghiệp.
C. ngành dịch vụ.
D. thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm)

Câu 5. Quốc gia nào trong các nước sau đây có GNI/người năm 2020 cao nhất?

A. Ốt-xtrây-li-a
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Đức.

Câu 6. Năm 2020, tỉ trọng ngành dịch vụ ở quốc gia nào sau đây là thấp hơn cả?

A. Ca-na-đa.
B. Bra-xin.
C. Nam Phi.
D. Ấn Độ.

Câu 7. Quan sát và cho biết các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.
B. Nam Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.
C. Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây Âu.
D. Bắc Mĩ, Đông Á, Ô-xtrây-li-a.

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở các nước đang phát triển?

A. Thu nhập bình quân theo đầu người cao.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh.
C. Tuổi thọ trung bình của dân cư còn thấp.
D. Tỉ trọng ngành dịch vụ rất cao trong cơ cấu GDP. .

Câu 10. Nhóm nước phát triển và nước đang phát triển khác khau chủ yếu do

A. Đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.
B. Tài nguyên thiên nhiên và cơ cấu ngành kinh tế.
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. Tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Câu 11. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Chiến tranh xảy ra trên toàn cầu.
B. Tăng nhanh thương mại quốc tế.
C. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.
D. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.

Câu 12. Các hoạt động nào sau đây hiện nay thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài?

A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. Nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục.
C. Văn hoá, giáo dục, công nghiệp.
D. Du lịch, công nghiệp, giáo dục.

Câu 13. Biểu hiện về vai trò của các công ty xuyên quốc gia là

A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.

Câu 14. ISO 9001, ISO 27701, Fair Trade, EER…được áp dụng ngày càng rộng rãi là biểu hiện trực tiếp của

A. các hợp tác song phương và đa phương được kí kết.
B. sự mở rộng phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.
C. phát triển mạnh mạng lưới tài chính toàn cầu.
D. nhiều nước tham gia các tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh.

Câu 15. MERCOSUR là tên viết tắt của tổ chức khu vực hóa kinh tế nào sau đây?

A. Thị trường chung Nam Mĩ.
B. Liên minh châu Âu .
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 11 Cánh diều 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm