Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 11 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 11 Cánh diều được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận gồm đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Địa lí giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 11 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 11

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Để phân biệt các nước phát triển và đang phát triển theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội không sử dụng chỉ tiêu nào sau đây?

A. Thu nhập bình quân GNI/người.
B. Cơ cấu nền kinh tế.
C. Chỉ số phát triển con người.
D. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.

Câu 2. Chỉ tiêu nào sau đây không đúng với các nước phát triển.

A. GNI/người ở mức cao.
B. HDI ở mức cao trở lên.
C. Trong GDP, ngành dịch vụ có tỉ trọng thấp nhất.
D. Trong GDP, ngành nông nghiệp có tỉ trọng thấp nhất.

Câu 3. Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước có trình độ kinh tế-xã hội phát triển

A. A-rập Xê-út.
B. U-ru-goay.
C. Thái Lan
D. Nhật Bản.

Câu 4. Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước có trình độ kinh tế-xã hội đang phát triển

A. Thụy Sỹ.
B. Ác-hen-ti-na.
C. Hoa Kỳ.
D. Nhật Bản.

Câu 5. Toàn cầu hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây?

A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
C. Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu..
D. Sự ra đời của nhiều tổ chức liên kết khu vực.

Câu 6. Khu vực hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây?

A. Số lượng của các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng.
B. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực tăng.
C. Nhiều hiệp định kinh tế, chính trị khu vực được kí kết.
D. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành.

Câu 7. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là

A. sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau.
B. các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau.
C. hàng hóa và dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia thuận lợi hơn.
D. giao dịch bằng thẻ điện tử ngày càng trở lên thông dụng.

Câu 8. Trụ sở của Liên hợp quốc đặc đặt ở

A. Thành phố Niu Oóc, Hoa Kỳ.
B. Xin-ga-po.
C. Oa-sinh-tơn, Hoa Kỳ.
C. Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.

Câu 9. Thương mại thế giới phát triển được biểu hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của nền minh tế.
B. Tự do hóa lãi suất ngân hàng và việc di chuyển của các nguồn vốn quốc tế.
C. Các tiêu chuẩn toàn cầu về quản lí môi trường, năng lượng được áp dụng rộng rãi.
D. Công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực quan trọng trong sản xuất và dich vụ.

Câu 10. Quỹ tiền tệ quốc tế được viết tắt là

A. APEC.
B. IMF
C. WTO.
D. ASEAN.

Câu 11. Bộ phận nào sau đây không thuộc phạm vi lãnh thổ khu vực Mỹ La tinh?

A. Lục địa Bắc Mỹ.
B. Eo đất Trung Mỹ.
C. Quần đảo Ca-ri-bê.
D. Lục địa Nam Mỹ.

Câu 12. Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 13. Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 14. Đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh?

A. Amadôn.
B. Mixixipi.
C. La Plata.
D. Pampa.

Câu 15. Quốc gia có quy mô dân số đứng đầu Mỹ La tinh là

A. Bra-xin.
B. Mê-hi-cô.
C. Đô-mi-ni-ca.
D. Nê-vít.

Câu 16. Đô thị hóa ở Mỹ La tinh không có đặc điểm nào sau đây?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra từ sớm.
B. Tỉ lệ dân thành thị cao trong tổng dân số.
C. Nhiều đô thị có số dân từ 10 triệu trở lên.
D. Khu vực đô thị tập trung nhiều di sản văn hóa.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Bằng hiểu biết của bản thân, hãy:

a) Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế chung (quy mô GDP, tăng trưởng và cơ cấu ngành kinh tế) ở khu vực Mỹ La tinh.

b) Trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Mỹ La tinh.

Câu 2 (3,0 điểm). Toàn cầu hóa và khu vực hóa có tác động đến nhiều mặt kinh tế-xã hội, hãy:

a) Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

b) Nêu cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 11

I. Trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
DCDBDABAABACCAAD

II. Tự luận

Câu 1 (3,0 điểm).

a) (1,5 điểm) Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế chung (quy mô GDP, tăng trưởng và cơ cấu ngành kinh tế) ở khu vực Mỹ La tinh.

- Quy mô GDP chiếm khoảng 6% của thế giới năm 2021 và có sự chênh lẹch lớn giữa các quốc gia (dẫn chứng).

- Tăng trưởng kinh tế không ổn định (dẫn chứng).

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dich rõ rệt (dẫn chứng).

b) (1,5 điểm) Trình bày ảnhhưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội

- Tích cực: tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Hạn chế: sức ép lên cơ sở hạ tầng; các vấn đề về XH (an ninh; việc làm; môi trường).

Câu 2 (3,0 điểm).

a) (2,0 điểm) Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Tăng cường hợp tác liên kết giữa các quốc gia trog khu vực trong sản xuất, dịch vụ.

- Phát huy được tiềm lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; tăng cường vị thế vai trò của mỗi quốc gia.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực.

- Thúc đẩy sự tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế và các ý nghĩa khác.b) (1,0 điểm) Nêu cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.

- Cơ hội: tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu; tăng cường các nguồn lực phát triển; đổi mới công nghệ và đào tạo lao động.

- Thách thức: cạnh tranh kinh tế; vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất.

Ma trận đề thi giữa kì 1 Địa lí 11

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Sự khác biệt về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước

(20% - 2,0 điểm)

– Các nhóm nước

– Sự khác biệt về kinh tế - xã hội

4

1. a*

2.a*

2,0 điểm

2

Toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và an ninh toàn cầu

(30% - 3 điểm)

– Toàn cầu hoá kinh tế

– Khu vực hoá kinh tế

– Một số tổ chức khu vực và quốc tế

– An ninh toàn cầu

6

1.a*

2.a*

2.b*

3,0 điểm

3

Nền kinh tế tri thức

(20% - 2,0 điểm)

– Đặc điểm

– Các biểu hiện

2.a*

2,0 điểm

4

Khu vực Mỹ Latinh

(30% - 3,0 điểm)

– Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

– Dân cư, xã hội

– Kinh tế

– Cộng hoà Liên bang Brasil (Bra-xin): Tình hình phát triển kinh tế và những vấn đề xã hội cần phải giải quyết

6

1.b

2.a*

2.b*

3,0 điểm

Tổng hợp chung

40% - 4 điểm

30% - 3 điểm

20% -2 điểm

10% - 1 điểm

.............

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết đề thi giữa kì 1 Địa lí 11 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 75
  • Lượt xem: 6.487
  • Dung lượng: 134,4 KB
Sắp xếp theo