Phân tích truyện Nữ thần lúa (Dàn ý + 3 Mẫu) Viết bài văn phân tích, đánh giá một truyện kể
Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá truyện Nữ thần lúa bao gồm 3 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em học sinh có thể vận dụng, điều chỉnh và viết một cách tự tin chính xác hơn.
TOP 3 bài phân tích Nữ thần lúa mà Download.vn đăng tải dưới đây sẽ giúp các em tự luyện tập và rèn luyện phong cách viết riêng cho mình. Hi vọng qua bài văn mẫu này sẽ giúp các em học sinh học tập ngày càng tốt hơn và tự tin với khả năng viết văn phân tích đánh giá truyện thần thoại. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn: phân tích Thần mưa, phân tích truyện Thần Trụ Trời.
Phân tích truyện Nữ thần lúa hay nhất
Dàn ý phân tích truyện Nữ thần lúa
1. Thân bài
- Giới thiệu câu chuyện về nữ thần lúa.
- Đánh giá xuất sắc về nội dung và tính nghệ thuật của tác phẩm.
2. Thân bài
- Phân tích chủ đề, chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích nhân vật và cốt truyện.
- Đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị lịch sử.
- Liên hệ, phát triển.
Đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nữ thần lúa
Nữ thần Lúa là một truyện thần thoại của Việt Nam kể về sự ra đời của Lúa và một số phong tục tập quán ở các vùng miền. Không những giải thích được sự ra đời của hạt lúa, câu chuyện còn mang những giá trị nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc tại Việt Nam.
Nữ thần Lúa có cốt truyện đơn giản nhưng lại hấp dẫn người đọc. Truyện kể về nữ thần Lúa ban đầu là con của Ngọc Hoàng, được đưa xuống trần gian để giúp nhân dân. Nàng làm phép cho đất có thể trồng trọt, cũng dạy nhân dân cách cuốc đất trồng lúa. Sau đó, nàng lại cho bông lúa biết cách tự đi về nhà. Nhưng một ngày, có cô nàng mải chơi mà quên dọn dẹp trước khi lúa về, rồi còn dùng chổi đánh hạt lúa. Điều này đã chọc tức nữ thần, người không cho lúa tự bò về nữa mà bắt con người đi cắt, đi “mời” lúa về nhà.
Sự sáng tạo của truyện nhằm giải thích cho nguồn gốc của cây lúa và hoạt động cắt lúa mang về của con người. Bằng sự tưởng tượng của mình, người xưa đã làm cho hình tượng của cây lúa được nâng cao, trở nên cao quý chứ không còn mang tính “tự nhiên” nữa. Đây cũng là một cách gián tiếp để tôn vinh giá trị của cây lúa ngày xưa. Không chỉ vậy, hình tượng nữ thần Lúa cũng được nhân dân chăm chút xây dựng từ nguồn gốc đến tính cách. Người yêu thương nhân gian nên đem lòng giúp người, mang lại cuộc sống cơm no áo ấm. Tuy nhiên, con người lại phụ sự kỳ vọng và làm cho người tức giận. Nữ thần được xây dựng có những cảm xúc của con người gần gũi, nhưng lại sở hữu sức mạnh phi thường mà người xưa luôn ao ước.
Những chi tiết kể về thần Lúa cũng được dùng những phép nghệ thuật để nó trở nên đặc sắc và gần gũi hơn. Nữ thần Lúa được người dân đầu tư xây dựng khi sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo làm tăng tính chất của truyện. Ta hiểu được rất nhiều điều sau khi đọc xong câu chuyện này. Đầu tiên chính là nguồn gốc hình thành cây lúa. Thứ hai là sự tôn trọng của người dân lúc bấy giờ với nguồn lương thực trọng yếu này. Thứ ba là sự ca ngợi của nhân dân với các vị thần, cũng là khao khát chinh phục được sức mạnh vĩ đại của con người. Tóm lại, Nữ thần Lúa đã rất thành công khi vận dụng cả nghệ thuật và xây dựng cốt truyện hấp dẫn người đọc đi đúng chủ đề muốn thể hiện.
Phân tích truyện Nữ thần lúa
Trong truyện thần thoại xưa, truyện "Nữ Thần Lúa" là một trong những câu chuyện ra đời ngay đầu và nó đã lí giải về tục cúng Lúa cũng như giải thích hiện tượng những hạt lúa lép. Câu chuyện đã sử dụng chủ đề cùng với những nét đặc sắc về nghệ thuật đã giúp tác phẩm được trường tồn và lưu truyền với thời gian.
Truyện "Nữ Thần Lúa" thuộc truyện thần thoại, nó lấy chủ đề là những nhân vật không có thật ngoài đời và được nhân dân xây dựng bằng trí tưởng tượng và óc sáng tạo, giúp nhân dân lí giải về những hiện tượng tự nhiên cũng như giải đáp những thắc mắc dường như không thể giải thích được. Về nghệ thuật, truyện "Nữ Thần Lúa" sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhưng xây dựng lên hình tượng Nữ Thần Lúa giúp nhân dân sinh sống và chuyện người phụ nữ lấy chổi đánh vào đầu hạt lúa khiến Nữ Thần Lúa dỗi. Đó đều nhờ sự sáng tạo của nhân dân để góp phần lí giải về quá trình vì sao con người phải tự đi gặt lúa và nguồn gốc của những hạt lúa lép. Ngữ điệu kể chuyện của tác giả cũng không có sự khó chịu hay tức giận. Con người chấp nhận việc mình phải tự đi gặt lúa và cũng chấp nhận phải lao động thì mới có đồ ăn để sinh sống. Thần thoại "Nữ thần Lúa" sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, những chi tiết huyền ảo vô cùng hấp dẫn. Nhân vật trong truyện khi xây dựng đều có sự thần thánh hóa, trở thành những vị thần có sức mạnh đúng theo mô típ trong truyện thần thoại. Như vậy, "Nữ thần Lúa" là một câu chuyện thần thoại vô cùng đặc sắc với nhiều giá trị nghệ thuật. Câu chuyện đã giải thích về quá trình thu về hạt lúa - hạt ngọc của trời. Qua đây, người đọc cũng có thể thấy được những người nông dân ngày xưa, tuy quanh năm làm lụng vất vả ngày đêm nhưng trí tưởng tượng của họ lại vô cùng phong phú, đa dạng và muốn khám phá, lí giải những điều mình chưa biết.
Qua truyện "Nữ thần Lúa", nhân dân xưa đã lí giải cho người đọc về quá trình tạo ra hạt lúa với giải thích những hạt lúa lép cùng chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật, tác phẩm một lần nữa khẳng định tài năng và vị trí của câu truyện trong nền truyện thần thoại Việt Nam
Phân tích Nữ thần lúa siêu hay
Thần thoại Việt Nam là một thể loại cũng mang phong cách huyền huyễn tương tự truyền thuyết, tuy nhiên nó lý giải những điều bình thường và thực tế hơn. Cũng chính vì vậy, những truyện này gần gũi đối với người dân lao động. Hình ảnh cây lúa nước trong những truyện thần thoại Việt Nam rất đa dạng, được sáng tạo nên từ nhiều bàn tay nghệ nhân xây dựng. Đặc biệt, truyện nữ thần Lúa là một truyện thần thoại vô gần gũi với những dân tộc ít người tại Việt Nam.
Trong truyện, nữ thần Lúa được xây dựng là con gái của Ngọc Hoàng, người đứng đầu tam giới. Sau khi con người sinh sôi nảy nở dưới mặt đất, nữ thần Lúa là người ban phép cho nhân gian, tạo ra hạt nảy mầm, kết bông mẩy hạt nuôi sống loài người. Tuy nhiên, do con người thiếu hiểu biết và không tôn trọng thần, người bắt con người phải lao động để kiếm được hạt cơm.
Trong đoạn đầu, nữ thần Lúa được thần tượng hóa, trở thành một vị thần có đầy sức mạnh. Người cũng vô cùng yêu thương con người, tạo ra miếng cơm và còn để cho “lúa chín tự về nhà mà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả”. Cuộc sống ấy chính là cuộc sống mà con người hiện nay mơ ước, không cần đối phó thiên tai mà vẫn có được những hạt lúa mẩy. Và “Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm.”
Tuy nhiên, cuộc sống như vậy không kéo dài được lâu. Và thứ hủy hoại đi sự tốt đẹp này lại là do con người. Người phụ nữ trong truyện làm trái với tục lệ, không dọn dẹp và còn tỏ ra cáu giận với những bông lúa đang về nhà. Điều đó làm vị thần tức giận, “nhất định không cho lúa bò về nữa.” Từ đây, con người phải đi cắt lúa, phơi phóng rồi xay giã mới có thể tạo ra được hạt gạo để thổi cơm.
Hình ảnh người phụ nữ ẩn dụ ở đây ám chỉ phái nữ mà người thời đó quan niệm, những người dễ cáu giận và hay tính toán chi li, dễ làm hỏng việc. Tuy rằng nghĩa này khiến rất nhiều người tỏ ra bất bình, nhưng đây cũng là một trí tưởng tượng của người xưa trong việc bông lúa không tự về nữa.
Sau câu chuyện, ta còn thấy chi tiết “Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật.” Đó chính là cỏ. Tuy nó cũng có một phần giúp ích cho cuộc sống của người và vật, nhưng cũng giải thích được việc khi có cỏ thì lúa chậm phát triển. “Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất.”
Cũng như hiện thực, trong quá trình vun vén, con người hiện nay phải chăm bón và bỏ ra rất nhiều công sức. Sau đó, quá trình để “đưa” hạt lúa về cũng không hề dễ dàng nữa. Quá trình cắt lúa, phơi lúa, xay xát đều mất nhiều thời gian và sức người. Cũng do lỗi lầm trong quá khứ đó, cuộc sống cần nhiều sức lao động hơn.
Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy ngữ điệu kể chuyện không có sự khó chịu hay tức giận. Họ chấp nhận việc này và cũng chấp nhận phải lao động. Thần thoại Nữ thần Lúa sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, những chi tiết huyền ảo vô cùng hấp dẫn. Nhân vật trong truyện khi xây dựng đều có sự thần thánh hóa, trở thành những vị thần có sức mạnh đúng theo mô típ trong truyện thần thoại.
Nữ thần Lúa là một câu chuyện thần thoại vô cùng đặc sắc với nhiều giá trị nghệ thuật. Câu chuyện giải thích về quá trình thu về hạt lúa - hạt ngọc của trời. Qua đây, ta cũng có thể thấy được những người nông dân ngày xưa, tuy quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng trí tưởng tượng của họ lại vô cùng phong phú.