Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ Dàn ý + 4 bài văn hay lớp 10
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận của em về hình ảnh người Mẹ trong truyện ngắn Nghề của Mẹ bao gồm 4 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết. Qua đó giúp các em học sinh có thể vận dụng, điều chỉnh và viết một cách tự tin chính xác hơn.
TOP 4 bài cảm nhận hình ảnh người mẹ mà em cho là đặc sắc mà Download.vn đăng tải dưới đây sẽ giúp các em tự luyện tập và rèn luyện phong cách viết riêng cho mình. Hi vọng qua bài văn mẫu cảm nhận hình ảnh người mẹ này sẽ giúp các em học sinh học tập ngày càng tốt hơn và tự tin với khả năng viết văn. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh, nghị luận về hiện tượng nghiện Tiktok của giới trẻ hiện nay.
Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ
Dàn ý phân tích hình ảnh người mẹ
1. Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: hình ảnh người mẹ , lấy câu thơ như: Công cha như núi Thái Sơn..../ Mẹ già như chuối chín cây... để dẫn vào bài nhé.
2. Thân Bài
- Công việc của mẹ:
"Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau chết dễ sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm"
--> cái lam lũ, vất vả, tảo tần, chịu thương chịu khó, gợi ra sự bấp bênh trong cuộc sống, gợi sự vất vả trong công việc của mẹ. Đây chẳng phải công việc ổn định vì chỉ vào mùa nước lũ cá mới lên nhiều. Mẹ hi sinh để mưu sinh nuôi con khôn lớn
- Trái tim người mẹ: Vất vả là thế, nhưng điều hiện lên nhiều nhất là: "Có lần mẹ đội thau cá đứng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ ngoắt tôi đến cốt đưa cho gói xôi, cái bánh."
-- > tình thương của mẹ dành cho con là vô bờ bến. Dù có vất vả bao nhiêu, tấm lòng người mẹ chẳng thể đo đếm nổi, là từng bữa ăn, từng giấc ngủ của con.
- Nhưng đó còn là sự vô tâm, sự ích kỉ của người con: "Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá."
--> người con có chút xấu hổ mà chẳng nghĩ rằng chính nghề ấy đã nuôi con lớn khôn.
- Hình ảnh vất vả, tảo tần, hi sinh, chịu thương chịu khó không chỉ ở mẹ mà còn là chung của 1 làng quê: "Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ hiếu cùng mẹ."
--> chính làng quê ấy đã giúp con khôn lớn trưởng thành, chính làng quê ấy đã giúp con biết ơn mẹ, những người nơi đồng nước quê mình, để thêm yêu, gắn bó và tự hào về cái làng quê của mình
3. Kết bài: lấy 1 trong những câu thơ này để mở bài/ kết bài để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận nhé!
+“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được hết từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.”
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”
+“Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”
Suy nghĩ hình ảnh người mẹ trong Nghề của mẹ
Hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn "Nghề của mẹ" không chỉ đơn thuần là một người phụ nữ có vai trò làm việc và chăm sóc gia đình, mà còn mang trong mình những tình cảm sâu sắc và tình yêu thương vô điều kiện đối với con cái. Với những mảnh ghép về gia đình, tình mẫu tử và công việc, hình ảnh người mẹ này tạo nên một cảm nhận mãnh liệt về tình mẫu tử và lòng hiếu thảo.
Trước tiên trong truyện ngắn "Nghề của mẹ", chúng ta thấy hình ảnh người mẹ là một người phụ nữ vô cùng đáng kính. Bằng cách trau dồi kiến thức từ các cuốn sách và luôn cập nhật thông tin, người mẹ đã đạt thành tích cao trong công việc. Điều này cho thấy sự cố gắng và động lực mạnh mẽ của người mẹ để tạo cuộc sống tốt đẹp cho gia đình mình. Hình ảnh này gợi lên cho chúng ta cảm nhận về sự cống hiến và lòng tự hào của người mẹ trong công việc.
Hơn thế nữa, người mẹ trong truyện cũng là người luôn hiểu và quan tâm tới những khó khăn và ước mơ của con cái. Dẫu bận rộn với công việc, người mẹ không bỏ qua bất kỳ niềm vui hay khó khăn nào của con mình. Bằng cách lắng nghe và tạo điều kiện cho con cái thể hiện bản thân, người mẹ đã khuyến khích sự phát triển và tự tin của chúng. Từ đó, chúng ta cảm nhận một tình yêu thương vô điều kiện, luôn đồng hành cùng con cái và sẵn lòng hy sinh để đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho chúng.
Hình ảnh người mẹ trong truyện "Nghề của mẹ" cũng là một biểu tượng về sự mạnh mẽ và kiên nhẫn. Với công việc mang tính chất áp lực và những thử thách trong cuộc sống, người mẹ đã vượt qua tất cả để bảo vệ gia đình và đồng thời giữ cho mình một tinh thần sáng sủa và lạc quan. Hình ảnh này truyền cảm hứng về sự quả cảm và sự kiên nhẫn trong đối mặt với khó khăn.
Tóm lại hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn "Nghề của mẹ" mang trong mình những giá trị văn hóa, tình yêu thương và sự hy sinh. Từ việc cống hiến cho công việc, quan tâm đến con cái và tinh thần mạnh mẽ, người mẹ đã trở thành biểu tượng của tình mẫu tử và lòng hiếu thảo.
Hình ảnh người mẹ trong truyện Nghề của mẹ
Trong truyện ngắn "Nghề của mẹ" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, hình ảnh người mẹ được miêu tả rất chi tiết và sâu sắc. Tác giả đã tạo nên một nhân vật đầy sức mạnh, kiên cường và đầy tình yêu thương.
Người mẹ trong truyện là một người phụ nữ đã trải qua nhiều sóng gió trong cuộc đời. Bà đã phải đối mặt với nghèo khó, bệnh tật và những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bà không bao giờ từ bỏ hy vọng và luôn nỗ lực để có thể nuôi dưỡng gia đình.
Hình ảnh người mẹ trong truyện khiến tôi cảm thấy rất xúc động và cảm động. Tôi cảm nhận được sự kiên cường và sức mạnh của người phụ nữ này. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, bà vẫn luôn giữ vững niềm tin và hy vọng. Điều đó cho thấy sự quyết tâm và tình yêu thương của người mẹ dành cho con cái.
Bên cạnh đó, tôi cũng cảm nhận được sự hy sinh và tình cảm của người mẹ. Bà đã hy sinh rất nhiều để có thể nuôi dưỡng con cái. Từ việc làm đủ các công việc để kiếm tiền, cho đến việc chăm sóc con cái khi bị ốm đau. Tất cả những điều đó cho thấy tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con cái.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp phải những khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, hình ảnh người mẹ trong truyện đã cho thấy rằng, nếu có tình yêu thương và sự kiên cường, chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn. Đó là một thông điệp ý nghĩa và cảm động mà tác giả đã muốn truyền tải đến độc giả.
Tóm lại, hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn "Nghề của mẹ" đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về sự kiên cường, hy sinh và tình yêu thương của người mẹ dành cho con cái. Đó là một bài học ý nghĩa về cuộc sống và tình người.
Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ
Không ai có thể phủ nhận được rằng, tình mẹ là thứ thiêng liêng và chẳng điều gì có thể thay thế được. Đây cũng là một đề tài được rất nhiều nhà văn, nhà thơ đưa vào trong thơ ca, nhạc họa nhằm bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn. Trong tác phẩm Nghề của mẹ, tác giả Võ Thành An đã khéo léo bày tỏ tình yêu thương qua sự trưởng thành của người con. Hình ảnh người mẹ trong truyện cũng làm người đọc liên tưởng đến thực tại, là sự hy sinh của đấng sinh thành.
Tác phẩm Nghệ của mẹ thực sự rất ngắn, nhưng lại miêu tả đầy đủ và rõ ràng hình ảnh người mẹ hiền về cả công việc và tình thương của mẹ. Trong truyện, mẹ là một người bán cá, công việc rất khó khăn, Mỗi lần cá về, mẹ lại nhanh chóng đi khắp làng, ngõ vì sợ cá bị sình. Người đọc có thể tưởng tượng được rằng, mọi thời tiết mà mẹ vẫn đi như vậy là rất khó khăn, nhất là những ngày trời mưa. Tuy nhiên, vì đồng tiền nuôi các con mà mẹ chẳng nghỉ ngày nào cả, cứ bươn chải vất vả bao năm tháng.
Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng mẹ lại dành hết những gì tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Mẹ thường đến gần trường con học để buôn bán, mục đích là đưa cho con nắm xôi, chiếc bánh. Sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ lam lũ với màu áo trắng của con làm ta thấy được nỗi vất vả, sự hy sinh vĩ đại của mẹ.
Trái ngược với hình ảnh người mẹ tần tảo dịu hiền, người con được tác giả miêu tả có sự trưởng thành theo thời gian. Lúc đầu, con ngại với bạn bè về nghề của mẹ, không muốn nói cho ai biết. Sau này, khi trưởng thành, người con mới hiểu được mẹ đã cực khổ như thế nào và biết thương mẹ nhiều hơn. Cũng nhờ suy nghĩ này, người đọc càng hiểu được sự bao dung của người mẹ hiền. Trong cuộc sống, dù có bao nhiêu vất vả thì mẹ vẫn là nơi tựa vào của con.
Hình ảnh người mẹ trong Nghề của mẹ là một người mẹ tiêu biểu cho những người phụ nữ trong hiện thực. Họ là người chăm chỉ, tần tảo sớm hôm và không bao giờ nghĩ cho mình. Người mẹ trong truyện vất vả ngày qua ngày, nhưng những chi tiết nói tới bà cũng chỉ là hình ảnh đưa cho con ít quà vặt. Người mẹ đó có thể sẵn sàng cho con những gì tốt nhất.
Nghề của mẹ đã khắc hoạ một người mẹ sát với thực tế, đầy đủ những đặc điểm tần tảo và yêu thương con. Đây cũng là những đức tính đẹp của người phụ nữ hiện nay. Vậy nên, nếu còn mẹ, hãy trân trọng từng giây phút này. Bởi cuộc đời ngắn lắm, ở bên và yêu thương người đã cho chúng ta tất cả nhiều hơn nhé!
Cảm nhận hình ảnh người mẹ trong truyện Nghề của mẹ
Mẹ - luôn là đề tài quen thuộc đối với các tác giả. Người mẹ sẽ luôn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những đứa con của mình. Hình ảnh của mẹ có thể gần gũi hay xa vời. Nhưng tất cả đều đọng lại trong lòng chúng ta.
Với truyện ngắn "Nghề của mẹ" chúng ta thấy rằng chỉ có một vài dòng kể của tác giả nhưng đã thấy được sự khó khăn vất vả của mẹ. Người mẹ của nhân vật làm nghề bán cá. Mà bà bán cá linh một loài có đặc thù là đưa lên bờ sẽ bị chết. Vậy nên mẹ sẽ phải rất vất vả phải xuống bến mua và rao bán. Nếu ngày nắng thường chắc sẽ đỡ hơn những ngày mưa thì chắc chắn sự vất vả, khó khăn đó tăng lên gấp bội.
Tình cảm người mẹ không bao giờ lòa thuyên giảm đi. Mẹ có thể vất vả tất bật với chậu cá vẫn đội trên đầu, nhưng mẹ vẫn mua những món quà vặt, bữa ăn sáng cho đứa con bé bỏng của mình. Mẹ mang đến tận cổng trường, nhưng mẹ chỉ ở ngoài mà đưa vào thôi.
Chắc hẳn đứa trẻ đó là không bao giờ cho các bạn biết được mẹ mình làm nghề bán cá. Có thể thấy được trẻ đó sẽ rất ngại ngùng, sợ cái bạn trêu cười khi mẹ làm nghề bán cá mùi hôi tanh của các nồng nặc.
Nhưng khi lớn lên, khi xa quê quay lại nơi mình từng sinh ra mới thấy rằng mình chưa làm tròn chữ hiếu với mẹ. Mẹ đã vất vả, tần tảo nuôi mình, nhưng lại sợ các bạn cười chê mà không giấu đi nghề nghiệp của mẹ
Không có nghề nào là cao quý cả, tất cả nghề nghiệp đều đáng được chúng ta tự hào. Hãy luôn yêu quý cha mẹ dù cha mẹ làm nghề gì. Coi đó chính là làm tròn chữ hiếu với cha mẹ đã cố gắng nuôi nấng chăm sóc chúng ta.