Đề thi học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều Đề kiểm tra học kì 2 Lý 11 (Có đáp án, ma trận)

Đề thi cuối kì 2 Vật lí 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Đề thi cuối kì 2 Vật lí 11 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa lớp 11. Thông qua đề thi Vật lí 11 học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài Vật lí để làm bài kiểm tra học kì 2 lớp 11 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là Đề thi cuối kì 2 Vật lí 11 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.

1.1 Đề thi cuối kì 2 Vật lí 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT ……..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2023 - 2024

Môn thi: VẬT LÍ 11

Thời gian làm bài : ... phút , không tính thời gian phát đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của

A. electron.
B. neutron.
C. điện tích âm.
D. điện tích dương.

Câu 2. Tốc độ dịch chuyển có hướng của các electron trong một dây dẫn kim loại mang dòng điện vào cỡ

A. 1 cm/s
B. 10 m/s.
C. 104 m/s.
D. 108 m/s.

Câu 3. Một dòng điện chạy 5A qua dây chì trong cầu chì trong thời gian 0,5 giây có thể làm đứt dây chì đó. Điện lượng dịch chuyển qua dây chì trong thời gian trên là bao nhiêu?

A. 25C
B. 2,5 C
C. 0,25 C
D. 0,025C

Câu 4. Dòng điện không đổi chạy trong một dây dẫn, cứ mỗi giây có 1,6 C chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Cường độ dòng điện là

A. 2,6 A.
B. 5,2 A.
C. 1,9 A.
D. 1,6 A.

Câu 5. Cường độ dòng điện 0,6 A chạy qua sợi đốt của một bóng đèn. Nếu để bóng đèn sáng trong 8 phút thì có bao nhiêu electron di chuyển qua bóng đèn? Biết điện tích của electron là e = -1,6.10-19 C.

A. 1,8.1021 electron.
B. 1,6.1020 electron.
C. 2,7.1021 electron.
D. 3,6.1020 electron.

Câu 6. Nếu trong khoảng thời gian Δt = 0,1s đầu có điện lượng q = 0,5 C và trong thời gian Δt' = 0,1s tiếp theo có điện lượng 0,1C chuyển qua tiết diện của vật dẫn thì cường độ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là

A. 1 A.
B. 2 A.
C. 3 A.
D. 4 A.

Câu 7. Đơn vị của điện trở là

A. vôn (V).
B. ampe (A).
C. ôm (Ω).
D. oát (W).

Câu 8. Điện trở nhiệt thuận (PTC) có đặc điểm gì?

A. Điện trở giảm khi nhiệt độ tăng.
B. Điện trở tăng khi nhiệt độ tăng.
C. Phụ thuộc rất nhỏ vào nhiệt độ môi trường.
D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu của nó.

Câu 9. Khi đặt hiệu điện thế U = 8V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây có cường độ I = 0,2A. Nếu tăng hiệu điện thế thêm 4V thì dòng điện chạy qua dây dẫn khi đó có cường độ là

A. 0,2A.
B. 0,3 A.
C. 0,4 A.
D. 0,8 A.

Câu 10. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn là 4,5 V thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là 0,36 A. Khi hiệu điện thế giảm đi 0,5 V thì cường độ dòng điện giảm đi

A. 0,04 A.
B. 0,32 A.
C. 0,5 A.
D. 0,08 A.

Câu 11. Đồ thị I – U của một vật dẫn được biểu diễn như hình vẽ. Điện trở của vật dẫn này là

A. 2 Ω.
B. 4 Ω.
C. 6 Ω.
D. 3 Ω.

Câu 12. Nguồn điện là thiết bị

A. để tạo ra và duy trì giữa hai cực của nó vào hiệu điện thế.
B. tạo ra các ion âm.
C. tạo ra các ion dương.
D. tạo ra các ion âm chạy trong vật dẫn.

Câu 13. Chọn phát biểu sai khi nói về công suất điện của đoạn mạch.

A. Được đo bằng oát (W).
B. Bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
C. Bằng năng lượng điện đoạn mạch tiêu thụ.
D. Công suất được kí hiệu là P.

Câu 14. Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng

A. suất điện động E và điện trở mạch ngoài R.
B. suất điện động E và điện trở trong r.
C. cường độ dòng điện I và điện trở trong r.
D. hiệu điện thế U và suất điện động E.

Câu 15. Mắc hai đầu điện trở 4 Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ I1 = 1 A; khi thay điện trở R1 bằng điện trở R2 = 10 Ω thì dòng điện trong mạch có cường độ là I2 = 0,5 A; suất điện động và điện trở trong của nguồn điện lần lượt là

A. 3V và 2 Ω.
B. 2 V và 3 Ω.
C. 6V và 2 Ω.
D. 3V và 4Ω.

Câu 16. Một ác quy ô tô 12 V cung cấp dòng điện có cường độ 5 A trong thời gian 2 giờ. Năng lượng mà ắc quy cung cấp trong thời gian này là

A. 864 000 J
B. 432 000 J.
C. 360 000 J.
D. 125 000 J.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

a) Em hãy phát biểu và nêu biểu thức định luật Ohm?

b) Xét mạch điện như hình vẽ. Tính điện trở của đoạn mạch AB, biết các điện trở có giá trị bằng nhau và bằng R. Biết dây nối có điện trở không đáng kể.

Câu 2 (1,5 điểm). Một dây đồng có 8,5.1028 electron tự do trong một mét khối. Dây có tiết diện thẳng là 1,2 mm2 và trong dây có cường độ dòng điện 2 A. Tính tốc độ chuyển động có hướng của các electron. Giải thích tại sao tốc độ dịch chuyển có hướng của electron rất nhỏ.

Câu 3 (2,5 điểm).

a) Mắc hai đầu điện trở 4 Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ I1 = 0,5 A. Khi mắc điện trở R2 = 10 Ω thì dòng điện trong mạch là I2 = 0,25 A. Tính suất điện động E và điện trở trong r của nguồn điện.

b) Cho mạch điện như hình vẽ. Suất điện động E của nguồn chưa biết. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Tìm giá trị của E để nguồn 10 V được nạp điện.

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Vật lí 11

I. TRẮC NGHIỆM

Xem đáp án trắc nghiệm trong file tải về

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm).

a)

Phát biểu nội dung định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Biểu thức định luật ôm

I=\frac{U}{R}\(I=\frac{U}{R}\)

Trong đó:

+ I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, đo bằng Ampe (A).

+ U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn dây, đo bằng Vôn (V).

+ R là điện trở của dây, đo bằng Ôm (Ω).

b)

R_{23}=\frac{R_2 R_3}{R_2+R_3}=\frac{R R}{R+R}=\frac{R}{2} .\(R_{23}=\frac{R_2 R_3}{R_2+R_3}=\frac{R R}{R+R}=\frac{R}{2} .\)

\begin{aligned}
& R_{234}=R_4+R_{23}=R+\frac{R}{2}=\frac{3 R}{2} . \\
& R_{A B}=\frac{R_{234} R_1}{R_{234}+R_1}=\frac{R \frac{3 R}{2}}{R+\frac{3 R}{2}}=\frac{3 R}{5} .
\end{aligned}\(\begin{aligned} & R_{234}=R_4+R_{23}=R+\frac{R}{2}=\frac{3 R}{2} . \\ & R_{A B}=\frac{R_{234} R_1}{R_{234}+R_1}=\frac{R \frac{3 R}{2}}{R+\frac{3 R}{2}}=\frac{3 R}{5} . \end{aligned}\)

Câu 2 (1,5 điểm). 

v=\frac{I}{S n e}=\frac{2}{1,2.10^{-6} .8,5 \cdot 10^{28} .1,6.10^{-19}}=1,2 \cdot 10^{-4} \mathrm{~m} / \mathrm{s}\(v=\frac{I}{S n e}=\frac{2}{1,2.10^{-6} .8,5 \cdot 10^{28} .1,6.10^{-19}}=1,2 \cdot 10^{-4} \mathrm{~m} / \mathrm{s}\)

Câu 3 (2,5 điểm).

a)

Áp dụng định luật Ôm dưới dạng U_N=\mathrm{IR}=\mathrm{E}-\mathrm{Ir}\(U_N=\mathrm{IR}=\mathrm{E}-\mathrm{Ir}\) ta được hai phương trình :

\begin{aligned}
& 2=E-0,5 r(1) \\
& 2,5=E-0,25 r(2)
\end{aligned}\(\begin{aligned} & 2=E-0,5 r(1) \\ & 2,5=E-0,25 r(2) \end{aligned}\)

Giải hệ hai phương trình này ta tìm được suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là

\mathrm{E}=3 \mathrm{~V} ; \mathrm{r}=2 \Omega\(\mathrm{E}=3 \mathrm{~V} ; \mathrm{r}=2 \Omega\)

b)

Nguồn 10 V được nạp khi E có giá trị đủ lớn để triệt tiêu dòng điện do nguồn 10 V tạo ra. Nghĩa là dòng điện chạy qua nguồn 10 V bằng 0 . Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở 2,5 ôm bằng 10 V. Suy ra dòng điện chạy do nguồn phát bằng 4 A. Từ đó, định luật Ohm cho toàn mạch kín

4=\frac{E}{3,5}\ suy\ ra\ E\ =\ 14V\(4=\frac{E}{3,5}\ suy\ ra\ E\ =\ 14V\)

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Vật lí 11

CHỦ ĐỀNhận biếtThông hiểuVận dụngVDC
Tổng số câu

Điểm số
TNTLTNTLTNTLTNTL

1. Cường độ dòng điện

3

2

1

1

6

1

3

2. Điện trở

2

1 ý

2

1

1 ý

5

1

3,25

3. Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện

3

1 ý

2

1 ý

5

1

3,75

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

3

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

Xem chi tiết bảng ma trận đề thi trong file tải về

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Đề thi học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều