Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Đề cương Văn 11 học kì 2 sách KNTT, CTST, CD (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Tài liệu tóm tắt kiến thức cần nắm, cấu trúc đề thi và 2 đề minh họa chưa có đáp án.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 11 được biên soạn theo cấu trúc hoàn toàn mới theo Công văn 7991. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình học kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 11 năm 2025 mời các bạn đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 11, đề cương ôn tập học kì 2 Toán 11

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 11 năm 2025 (Cấu trúc mới)

1. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều

SỞ GD&ĐT ………

TRƯỜNG THPT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2024 – 2025
MÔN NGỮ VĂN 11

I. TÓM TẮT THUYẾT

Bài 7: Tuỳ bút, tản văn,

truyện

Bài 8: Bi kịch

Bài 9: Văn bản nghị

luận

ĐỌC

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn, giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.

- Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết qua văn bản; phát hiện được giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh từ văn bản.

Nhận diện, phân tích được các yếu tố lời thoại, hành động, xung đột, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,… và chủ đề, tư tưởng, thông điệp chính của văn bản bi kịch.

- Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận; xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của

văn bản.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

- Giải thích được nghĩa của từ trong văn bản.

- Trình bày được tài liệu tham

 

Nhận diện và phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết trong các văn bản kịch,

truyện và nghị luận.

Nhận biết, phân tích và sửa các lỗi về thành phần câu.

VIẾT

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch (kịch bản văn học).

Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống có cấu trúc chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ và bằng chứng thuyết

phục.

NÓI NGHE

B. CẤU TRÚC ĐỀ THI (100% tự luận)

I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)

  • Hình thức: Trả lời 05 câu hỏi tự luận phân chia trên các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng (02 câu mức độ nhận biết, 02 câu mức độ thông hiểu, 01 câu mức độ vận dụng).
  • Nội dung:

+ Văn bản văn học thuộc thể loại tuỳ bút/tản văn/truyện kí/kịch bản văn học hoặc văn bản nghị luận (Ngữ liệu ngoài SGK).

+ Kiến thức đọc hiểu văn bản thuộc về các đặc trưng của thể loại tuỳ bút/tản văn/truyện kí/kịch bản văn học hoặc văn bản nghị luận.

II. Phần II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ)

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài nghị luận văn học (khoảng 600 chữ) về một tác phẩm tuỳ bút/tản văn/truyện kí/kịch.

III. ĐỀ MINH HỌA

.................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều

2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức 

SỞ GD&ĐT ………

TRƯỜNG THPT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2024 – 2025
MÔN NGỮ VĂN 11

BÀI 8: CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

A. LÍ THUYẾT

1. Cách viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

- MB: + Giới thiệu sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được thuyết minh

+ Nêu thông tin khái quát vế sự vật, hiện tượng đó.

- TB:

+ Chọn lọc, sắp xếp và triển khai các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lí, tùy thuộc vào định hướng cung cấp thông tin của người viết.

+ Cần xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm , nghị luận có thể đưa vào bài viết.

+ Cần dự kiến cả những phương tiện phi ngôn ngữ có thể sử dụng trong văn bản, giúp cho nội dung thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.

- KB: Khái quát ý nghĩa của sự vật, hiện tượng được đề cập, gợi mở những ý tưởng có thể kết nối....

B. LUYỆN ĐỀ

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích

Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”. Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh đến ban tổ chức và xuất sắc giành giải nhất của cuộc thi. Ngay sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhiều người đã bày tỏ sự xúc động khi đọc những dòng tâm sự mộc mạc của nữ sinh lớp 7 gửi người mẹ đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Sinh ra vốn không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, lúc em còn đỏ hỏn thì không may người cha qua đời. Cũng không lâu sau đó, người mẹ của em cũng bỏ Kiều Anh để về thế giới bên kia. Ở vùng quê nghèo nơi những định kiến về căn bệnh thế kỷ còn rất nặng nề, Kiều Anh phải sống trong sự xa lánh của mọi người. Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như một hạt mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tố cuộc đời. Kiều Anh trở thành một học sinh gương mẫu, với năng lực của mình em được chọn vào đội tuyển của trường để dự kỳ thi học sinh giỏi huyện…

(Theo Nguyễn Duy – Báo Dân Trí ngày 31/3/2016)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:

Câu 2. Trường THCS Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi có tên là:

Câu 3. Vì sao bức thư của cô bé Kiều Anh lại giành được giải nhất của cuộc thi “Thư gửi mẹ”

Câu 4. Xác định chủ ngữ của câu văn sau: “Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình.”

Câu 5. Trong văn bản, cô bé Kiều Anh được ví như cái gì?

Câu 6. Theo tác giả Nguyễn Duy, cô bé Ngô Kiều Anh trong câu chuyện trên đã gặp những “bão tố cuộc đời” đó là gì?

Câu 7. Chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn in đậm của văn bản và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 8. Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 3 đến 5 câu) nêu hai việc làm cụ thể của em góp phần giúp đỡ những bạn học sinh trong trường mình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về rừng Sác ở Cần Giờ.

BÀI 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

A. LÍ THUYẾT

1. Cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

- MB: Nêu được các thông tin cơ bản về tác phẩm (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, sự đón nhận của công chúng..)

- TB:

+ Nhìn nhận khái quát về tác phẩm: tóm tắt, chủ đề, giai điệu, tiết tấu, ....

+ Phân tích từng khía cạnh nổi bật của tác phẩm với lí lẽ và bằng chứng rõ ràng đầy đủ

+ Nêu những điều mà người xem, người nghe cần chuẩn bị

- KB: Đánh giá chung về tác phẩm.

B. LUYỆN ĐỀ

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích

ĐỀ 1

Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,
Thương thay cũng một kiếp người,
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?
Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng...

(Trích Văn tế thập loại chúng sinh – Nguyễn Du)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Đối tượng được nhắc đến trong đoạn trích trên là ai?

Câu 3. Đối tượng chiêu hồn trong đoạn trích trên là những ai? Họ là những người có số phận như thế nào?

Câu 4. Họ (những người được nhắc đến ở câu hỏi số 3) là những người có số phận thế nào?

Câu 5. Cuộc sống và thân phận của loại người được nhắc đến ở khổ thơ 2,3,4 được tái hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Qua đó, em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà thơ đối với những loại người ấy?

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:

Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.

Câu 7. Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của văn bản trên?

Câu 8. Qua văn bản, em có suy nghĩ gì về tình cảm mà thi hào Nguyễn Du dành cho những kiếp người, hạng người, loại người trong xã hội lúc bấy giờ? (viết khoảng 10-12 dòng)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về Truyện Kiều của Nguyễn Du?

..............

Tải file về để xem trọn bộ đề cương

3. Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

SỞ GD&ĐT ………

TRƯỜNG THPT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2024 – 2025
MÔN NGỮ VĂN 11

I. Về cấu trúc bài kiểm tra: gồm 2 phần

- Phần 1. Đọc hiểu văn bản ngoài SGK (4,0 điểm)

+ Hình thức: Tự luận (2 câu nhận biết, 2 câu thông hiểu, 1 câu vận dụng)

+ Ngữ liệu: Văn bản thuộc thể loại tùy bút, tản văn.

- Phần 2. Làm văn (6,0 điểm)

+ Kiểu bài: Viết bài văn nghị luận về một đoạn trích/ tác phẩm văn học (kí/tùy bút/ tản văn), (ngữ liệu thuộc phần đọc hiểu)

II. Về thời gian làm bài: 90 phút

III. Trọng tâm kiến thức ôn tập để kiểm tra:

Yêu cầu: Nắm chắc những đặc điểm về hình thức thể loại tùy bút, tản văn

- Nhận biết được đề tài, cái tôi trữ tình, kết cấu của văn bản.

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, các yếu tố tự sự và trữ tình; các yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cái tôi trữ tình, giọng điệu và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong văn bản.

- Phân tích được sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và chất trữ tình; giữa hư cấu và phi hư cấu trong văn bản.

- Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản.

- Phân tích, lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của văn bản.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm của bản thân về cuộc sống hoặc văn học.

- Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm của bản thân về văn học và cuộc sống. Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

IV. Đề thi minh họa

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (4. 0 điểm)

BÌNH MINH GỢI LẠI NHỮNG BÌNH MINH

(Sergei Yesenin)

Bình minh đang gọi ra bình minh khác
Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương...
Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất
Nhớ mẹ hiền già lão, yêu thương.

Như ngày trước mẹ đi ra đồi nhỏ
Nắm chặt trong tay cây gậy của mình
Mẹ nhìn vào đôi dày trăng đã cũ
Đang bơi trên dòng sông ngủ mơ màng.

Và cay đắng trong lòng, con biết mẹ
Với một nỗi lo và một nỗi buồn
Rằng giờ đây thằng con trai của mẹ
Đã không còn nhớ gì đến quê hương

Rồi sau đó mẹ đi ra nghĩa địa
Mẹ nhìn vào hòn đá xám chằm chằm
Mẹ trút ra hơi thở dài nhè nhẹ
Mẹ tiếc thương những anh, chị em con.

Mặc chúng con trưởng thành trong cay đắng
Còn các em đã lớn tựa mùa xuân
Dù sao mẹ đôi mắt hiền, sống động
Đừng để cho dâng ngập nỗi đau buồn.

Quá đủ rồi! Khổ đau đã lắm!
Giờ đến lúc mẹ thấy một điều rằng
Cả cây táo cũng vô cùng đau đớn
Khi phải trút đi những chiếc lá vàng.

Bởi một điều niềm vui là hiếm lắm
Như tiếng ngân vang buổi sớm mùa xuân
Đối với con nếu trên cành rữa xuống
Thì cháy thành tro trong gió còn hơn.

(Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng - https://bom.so/CHsHEO)

Sergey Yesenin ( 1895 -1925) là một thi sĩ, ngâm sĩ và ca sĩ tân lãng mạn Nga. Cho đến nay, Yesenin là một trong những nhà thơ Nga được đọc nhiều nhất, và là người phục sinhcsự tươi sáng, tinh khôi, giàu hình tượng cho thơ ca hiện đại Nga.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tứ thơ của văn bản Bình minh gợi lại những bình minh là gì?

Câu 2: Dòng thơ nào trong đoạn sau có cấu tạo độc đáo? Và để diễn tả điều gì?

Và cay đắng trong lòng, con biết mẹ
Với một nỗi lo và một nỗi buồn
Rằng giờ đây thằng con trai của mẹ
Đã không còn nhớ gì đến quê hương

Câu 3: Tác giả thể hiện điều gì trong 2 dòng thơ: Cả cây táo cũng vô cùng đau đớn/Khi phải trút đi những chiếc lá vàng?

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Bình minh gợi lại những bình minh khác

Câu 5: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể trữ tình trong bài thơ? Hãy cho biết nét đẹp tâm hồn nào tác động sâu sắc tới cảm xúc của em?

II. VIẾT (6đ)

Câu 1: Đọc đoạn thơ trích từ Thư gửi mẹ (Sergei Yesenin) trong ô 1 và tìm những câu thơ có nội dung tương tự ở Bình minh gợi lại những bình minh (Sergei Yesenin) điền vào ô thứ 2 và nhận xét về tình cảm của mẹ dành cho con và của chủ thể trữ tình dành cho mẹ của mình.

1. Thư gửi mẹ

(Sergei Yesenin)

2. Bình minh gợi lại những bình minh

(Sergei Yesenin)

Chỉ mẹ là niềm tin, là ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Mẹ thân yêu hãy yên lòng mẹ nhé
Đừng muộn phiền quá đỗi về con

Câu 2: Đọc tài liệu sau và thực hiện yêu cầu a, b

Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ. Tác phẩm thơ luôn thiên về diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Những rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự kiện, những hiện tượng đời sống vào tâm hồn nhà thơ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của tác phẩm thơ. Nắm vững đặc điểm này ta sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng tác phẩm thơ. Nghĩa là, khi phân tích tác phẩm thơ, ta không phải đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc được nhà thơ đề cập, mà điều cốt lõi là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng, thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên. Ví tác phẩm thơ như một cơ thể sống thì chữ nghĩa, chất liệu, sự kiện,... chỉ là phần xác, phần hồn của nó chính là nội dung trữ tình. Nội dung trữ tình luôn là cái đích cuối cùng phải vươn tới của quá trình sáng tác cũng như cảm thụ, phân tích thơ.

a. Tài liệu trên có định hướng nào giúp cho em trong cảm thụ, phân tích thơ?

b. Vận dụng kiến thức về thơ đã được học từ THCS, lớp 10 và lớp 11, em hãy phân tích, đánh giá tác phẩm Bình minh gợi lại những bình minh (Sergei Yesenin)

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 11 

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai

Chọn file cần tải:

Tìm thêm: Ngữ văn 11
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Đóng