Bộ đề thi học kì 2 lớp 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 11 Đề thi cuối học kì 2 lớp 11 (Có đáp án, ma trận)
TOP 11 Đề thi học kì 2 lớp 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.
Đề thi học kì 2 lớp 11 Kết nối tri thức gồm 11 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi cuối kì 2 lớp 11 Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 11 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng tải tại đây.
Bộ đề thi học kì 2 lớp 11 sách Kết nối tri thức năm 2023 - 2024
1. Đề thi học kì 2 tiếng Anh 11 Global Success
Đề thi học kì 2 tiếng Anh 11 Global Success
TRƯỜNG THPT ……. | ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II LỚP 11 Năm học 2023-2024 MÔN:TIẾNG ANH Thời gian làm bài:60 phút ( Đề thi gồm 02 trang, thí sinh làm trên phiếu trả lời ) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
LISTENING
Bài nghe:
Listen 1. You will hear three short conversations. There is one question for each conversation. For each question, circle the right answer (A, B, C, or D). You will listen to each conversation TWICE.
1. What date will the man stay at the hotel?
A. 13th May
B. 30th May
C. 15th May
D. 31st May
2. Why didn’t Tom attend class this morning?
A. His car hit a bike.
B. He was ill.
C. He had an accident.
D. He had to work in the hospital.
3. When will the next bus Number 15 come?
A. 12.20
B. 12.25
C. 12.30
D. 12.35
Listen 2: Listen to a passage about the Pacific Island of Vanuatu. Write the answer to each question. Use NO MORE THAN SIX WORDS for each answer. You will listen to the recording TWICE.
4. What is the population of Vanuatu?
______________________________________________________________________
5. What do most people here live on?
______________________________________________________________________
6. How many languages are spoken officially in Vanuatu?
______________________________________________________________________
7. What is this group of islands mostly like?
______________________________________________________________________
8. How high is the majority of the Vanuatu land mass?
___________________________________________________________________
LANGUAGE
Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined word(s)
1. Life expectancy for both men and women has improved greatly in the past twenty years.
A. Living standard
B. Longevity
C. Life skills
D. Lifeline
2. Though built almost five hundred years ago, the church remained practically intact.
A. in completion
B. in ruins
C. in chaos
D. in perfection
Mark the latter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following question.
3. You wanted that, ______?
A. would you
B. didn't you
C. wouldn't you
D. do you
4. If she asks for money, I ____ her.
A. will give
B. gave
C. would give
D. would have given
5. Tobacco not only affects you and the people around you, but can ____ to serious health conditions.
A. go
B. influence
C. lead
D. point
6. When finishing an undergraduate course successfully, students can get a ________.
A. master's degree
B. doctoral degree
C. doctorate
D. bachelor's degree
7. When I last saw him, he ______ in London.
A. has lived
B. is living
C. was living
D. has been living
8. I believe that the only way for us to reduce global warming is to cut down_______energy use.
A. at
B. on
C. to
D. in
Read the passage and choose the correct answer A, B, C or D to each of the questions. HEALTHY LIVING
Millions of people today are overweight and out of shape. This is due in part to their diet, which is often high in sugars and fats. Another (17) ____ is that too many of us spend our evenings gluing to the television, instead of doing something to keep ourselves fit. Today hectic lifestyles also prevent us from spending as much time as we should on staying in shape.
Long hours at school and work don't (18) ____ much time for healthy eating. Convenience food, such as frozen meals and canned vegetables, saves time but is often unhealthy. Fast food and takeaways are also (19) ____ for many health problems.
In order to enjoy good health, a regular programme of exercise is essential. This can be anything from gentle forms of yoga (20) ____ body building. Doing a little exercise every day so as not to develop health problems is something that all of us should consider, young and old. If you don't practise any form of exercise now, it is for you to choose one and start today and get in shape!
1. A. reason B. effect C. result D. consequence
2. A. consume B. leave C. spend D. waste
3. A. responsive B. responsibly C. responsible D. irresponsible
4. A. to B. but C. and D. with
Read the passage and choose the correct answer A, B, C or D to each of the questions.
FAMILY LIFE IN THE UNITED STATES
Family life in the United States is changing. Fifty or sixty years ago, the wife was called a “housewife”. She cleaned, cooked, and cared for the children. The husband earned the money for the family. He was usually out working all day. He came home tired in the evening, so he did not do much housework. And he did not see the children very much, except on weekends.
These days, however, more and more women work outside the home. They cannot stay with the children all day. They, too, come home tired in the evening. They do not want to spend the evening cooking dinner and cleaning up. They do not have time to clean the house and do the laundry. So who is going to do the housework now? Who is going to take care of the children?
Many families solve the problem of housework by sharing it. In these families, the husband and wife agree to do different jobs around the house, or they take turns doing each job. For example, the husband always cooks dinner and the wife always does the laundry. Or the wife cooks dinner on some nights and the husband cooks dinner on other nights.
Then there is the question of the children. In the past, many families got help with child care from grandparents. Now families usually do not live near their relatives. The grandparents are often too far away to help in a regular way. More often, parents have to pay for child care help. The help may be a babysitter or a day-care center. The problem with t his kind of help is the high cost. It is possible only for couples with jobs that pay well.
Parents may get another kind of help form the companies they work for. Many companies now let people with children work part-time. That way, parents can spend more time with their children. Some husbands may even stop working for a while to stay with the children. For these men there is a new word: they are called “househusbands”. In the USA more and more men are becoming househusbands every year.
These changes in the home mean changes in the family. Fathers can learn to understand their children better, and the children can get to know their fathers better. Husbands and wives may also find changes in their marriage. They, too, may have a better understanding of each other.
5. Sixty years ago, most women ____________
A. went out to work
B. had no children
C. did not do much housework
D. were housewives
6. The word “laundry” in paragraph 2 is closest in meaning to ___________
A. tidying up
B. cooking and washing up
C. washing and ironing
D. shopping
7. The word “they” in paragraph 5 refers to _______________
A. husbands who stop working to stay with the children
B. fathers who spend more time with their children
C. parents who work part-time
D. children who spend more time with fathers than mothers
8. This article is about ________
A. American men as househusbands
B. housewives in America
C. how more American women are working
D. how family life in America is changing
II. PHẦN TỰ LUẬN
Part 1. Rewrite the following sentences, beginning as shown, without changing their meaning.
9. He had spent all his money. He decided to go home.
=> Having …………………………………………………………………
10. The doctor said to me, “You should lose weight.”
=>The doctor advised …………………………………………………………………
Part 2: Complete the sentences to make meaningful sentences.
11. If I had a lot of money, …………………………………………………………………
12. He was the last person who…………………………………………………………………
Part 3: Write an article (150-180 words) about the pros and cons of self-study
Đáp án đề thi học kì 2 tiếng Anh 11 Global Success
TRƯỜNG THPT………. | ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II LỚP 11 Năm học 2023-2024 MÔN:TIẾNG ANH Thời gian làm bài:60 phút ( Đề thi gồm 02 trang, thí sinh làm trên phiếu trả lời ) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
LISTENING
Listen 1.
1C | 2C | 3C |
Listen 2
4. 200,000 5. agriculture 6. 3 (languages) | 7. mountainous and volcanic 8 a few feet above the waves |
9. B | 13. C | 17.A | 21.D |
10.B | 14. D | 18.B | 22.C |
11. B | 15. C | 19.C | 23.A |
12. A | 16. B | 20.A | 24.D |
25.Having spent all his money,he decided to go home.
26. The doctor advised me to lose weight.
27.If I had a lot of money, …………………………………………………………………
28. He was the last person who…………………………………………………………………
Part 3: Write an article (150-180 words) about the pros and cons of self-study
Gợi ý
1. Title: Pros and cons of self-study
2. Introduction:
- Independent learning often involves self-study – learning at home without a teacher.
- Let’s look at…
3. Body paragraphs:
- First (of all), self-study gives/makes leanners … Secondly …. Finally …
- On the other hand, learners may … In addition, … For example, … Finally, ….
4. Conclusion:
- In conclusion, self-study has both ….
- Learners should understand both ….
- … education is changing all the time…/get used to the challenges of…
2. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .…….. TRƯỜNG THPT …….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: NGỮ VĂN Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
(Tương tư – Nguyễn Bính)
Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì?
Câu 2 (1 điểm): Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 3 (2 điểm): Từ nội dung đoạn thơ trên anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn, tình yêu tuổi học đường?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Viết văn bản nghị luận về tác phẩm Lời tiễn dặn.
Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 11
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Câu 1 (1 điểm):
Đoạn thơ thể hiện tình yêu thương, nỗi nhớ nhung đơn phương của người nam dành cho người con gái mà mình yêu thương mà không được đáp lại.
Câu 2 (1 điểm):
Biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật qua hình ảnh giàn giầu và hàng cau, thôn Đoài và thôn Đông. Hình ảnh giàn giầu và hàng cau tượng trưng cho tình yêu nam nữ quấn quít, yêu thương, dạt dào.
Biện pháp nhân hóa qua từ ngữ "nhớ". Tác dụng: diễn tả sinh động, chân thực, giàu sức biểu cảm tình yêu đơn phương của người nam dành cho người nữ.
Câu 3 (2 điểm):
Chúng ta thường nghe nhiều đến tình yêu lứa đôi, tình yêu thanh xuân, tình yêu dang dở, tình yêu trung niên và tình yêu trưởng thành. Nhưng ít ai biết rằng, có một tình yêu nồng nhiệt không kém, đó là tình yêu học trò. Bạn cảm nhận về tình yêu này như thế nào? Riêng tôi, tình yêu học trò là những rung cảm đầu đời đẹp nhất, hồn nhiên nhất và mơ mộng nhất. Bởi đó là lời ước hẹn cho tương lai, là cái nắm tay thẹn thùng đến đỏ mặt. Và cả những lá thư chưa kịp gửi vì giây phút chia xa đã đến. Hay mỗi khi tan lớp chờ nhau dưới bóng phượng hồng. Để khi trưởng thành, chúng ta trân quý phút giây mặn nồng của một thời tuổi trẻ. Ở đó có kỷ niệm, có ký ức vui, buồn lẫn lộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ dũng cảm để chèo lái con thuyền ấy đến khi trưởng thành. Bởi thanh xuân, chúng ta suy nghĩ bồng bột, tình yêu non nớt ấy không đủ mạnh mẽ để vượt qua sóng lớn. Vì vậy, bao mối tình của một thời cắp sách đã kết thúc trong ngậm ngùi, hối tiếc.
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận Thân bài triển khai được chi tiết về vấn đề nghị luận có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Kết bài nêu khái quát lại vấn đề | 0,5 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận về tác phẩm Lời tiễn dặn. | 0,5 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài Dẫn dắt và giới thiệu về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và đoạn trích “Lời tiễn dặn”. 2. Thân bài. a. Tóm tắt truyện thơ và khái quát về đoạn trích - Tiễn dặn người yêu” truyện thơ dân tộc Thái, kể về chàng trai và cô gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Chàng trai quyết ra đi làm giàu, hy vọng có thể lấy được người yêu nhưng cuối cùng, cô gái vẫn bị ép gả cho nhà giàu. Trải qua rất nhiều biến cố, họ mới có thể ở bên nhau. - Đoạn trích “Lời tiễn dặn” phần cảm động nhất của truyện thơ, nói về cuộc chia tay giữa hai người và lời của chàng trai khi phải chứng kiến cô gái bị nhà chồng ngược đãi. b. Phân tích đoạn trích + Phần 1: Tâm trạng, tình cảm của chàng trai và cô gái khi chia tay - Tâm trạng rối bời, vừa lưu luyến, thủy chung, không nỡ rời xa lại vừa cay đắng, buồn bã của chàng trai: + Lời nói đầy cảm động. + Suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt. + Lời thề tình yêu son sắt. + Đi cùng người yêu nhưng lại nghĩ “đành lòng quay lại”, “chịu quay đi”. ⇒ Đây là cảm xúc của người có tình yêu tha thiết nhưng lại đau khổ vì hoàn cảnh thực tại. - Tâm trạng dằn vặt, đớn đau vô cùng của cô gái: + Cất bước theo chồng nhưng “Vừa đi vừa ngoảnh lại”. + Níu kéo chàng trai ở lại thêm nữa. + Con đường đi tới nhà chồng trở nên xa ngái, buồn thương, đầy sóng gió. ⇒ Đây là tâm trạng bế tắc, lo lắng, sợ hãi trong tâm can người con gái khi phải bước chân vào cuộc hôn nhân không tự nguyện. + Phần 2: Hoàn cảnh, tình cảm của chàng trai và cô gái khi gặp lại nhau - Khi đến thăm cô gái tại nhà chồng, chàng trai bị đặt vào hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ: yêu nhau mà không đến được với nhau, nay lại nhìn cô bị nhà chồng hành hạ. - Thái độ, hành động của chàng trai: + Chăm sóc, an ủi người yêu một cách tận tình và cảm thông, thương xót cho cô. + Thể hiện rõ thái độ phản kháng, mong muốn thoát khỏi tập tục gò bó để đến bên nhau. + Một lần nữa khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu chân chính, dù chết không thay đổi. c. Tổng kết - Giá trị nội dung: + Ca ngợi khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. + Phản đối tập tục phong kiến cổ hủ. - Giá trị nghệ thuật: + Điệp từ, điệp ngữ. + Giọng điệu tha thiết. + Lối nói giàu hình ảnh. + Sử dụng nhiều từ láy. 3. Kết bài - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: - Cảm nhận chung của em về giá trị tác phẩm. | 4,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm | |
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
Ma trận đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản |
|
| 0 | 1 | 0 | 1 |
|
| 0 | 2 | 3 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 1 |
|
| 0 | 1 | 6 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 4 | 10 |
Điểm số | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 8 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 0 điểm 0% | 1.0 điểm 10% | 8.0 điểm 80% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 3 | 0 |
|
| ||
| Thông hiểu
| - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | 1 |
| C1 | |
Vận dụng | - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu. Thông điệp từ văn bản | 1 | C3 | |||
| Vận dụng cao | - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | C2 | ||
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện ( chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 |
|
| C1 phần tự lu |
3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11
Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .…….. TRƯỜNG THPT …….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: Lịch sử Lớp 11 Thời gian làm bài: ... phút, không tính thời gian phát đề |
Câu 1: Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là
A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.
B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.
C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.
D. phát hành tiền giấy “Việt Nam đồng”.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?
A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.
Câu 3: Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. chú trọng Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
D. nâng Phật giáo lên vị trí Quốc giáo.
Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.
Câu 5: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?
A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
C. Chia ruộng đất công cho dân nghèo.
D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?
A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
B. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
C. Củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
D. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ.
Câu 7: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. 24 lộ, phủ, châu.
C. 12 lộ, phủ, châu.
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng?
A. Chia cả nước thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân).
B. Dành nhiều ưu đãi cho binh lính, như: cấp ruộng đất,…
C. Quy định chặt chẽ về kỉ luật và huấn luyện, tập trận,…
D. Chia quân đội thành 2 loại là: thương binh và ngoại binh.
Câu 9: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 10: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm
A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 11: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?
A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông?
A. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ.
B. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
C. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
D. Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa - giáo dục.
Câu 13: Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?
A. Tổng trấn.
B. Tổng đốc.
C. Tuần phủ.
D. Tỉnh trưởng.
Câu 14: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội?
A. Nội các.
B. Đô sát viện.
C. Cơ mật viện.
D. Thái y viện.
Câu 15: Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành
A. 7 trấn và 4 doanh.
B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
C. 4 doanh và 23 trấn.
D. 13 đạo thừa tuyên.
Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?
A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.
D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.
Câu 17: Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của
A. Nội các và Lục Bộ.
B. Cơ mật viện và Lục tự.
C. Đô sát viện và Lục khoa.
D. Cơ mật viện và Đô sát viện.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?
A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
D. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể.
Câu 19: Biển Đông là biển thuộc
A. Thái Bình Dương.
B. Ấn Độ Dương.
C. Bắc Băng Dương.
D. Đại Tây Dương.
Câu 20: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?
A. Châu u và châu Á.
B. Châu Phi và châu Mĩ.
C. Châu u và châu Phi.
D. Châu Á và châu Mĩ.
Câu 21: Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng
A. 3,5 triệu Km2.
B. 2,5 triệu Km2.
C. 1,5 triệu Km2.
D. 1 triệu Km2.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về kinh tế của Biển Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
A. Là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.
B. Nhiều nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền Biển Đông.
C. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á.
D. Là tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới theo tổng lượng hàng hóa vận chuyển.
Câu 23: Có nhiều lý do khiến các quốc gia, vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trên thế giới, ngoại trừ việc: Biển Đông là
A. nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông với phương Tây.
B. là tuyến giao thông đường biển duy nhất nối liền châu Á với châu u.
C. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
D. nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Câu 24: Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực nào dưới đây?
A. Châu Á – Thái Bình Dương.
B. Đông Á.
C. Tây Nam Á.
D. Nam Á.
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là dẫn chứng để chứng minh cho nhận định: “Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng”?
A. Biển Đông giàu tiềm năng phát triển du lịch do có nhiều bãi cát, vịnh biển,… đẹp.
B. Tài nguyên sinh vật của Biển Đông đa dạng với hàng trăm loài động vật, thực vật.
C. Biển Đông có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng thủy triều, năng lượng gió,…
D. Biển Đông là bồn trũng duy nhất trên thế giới có chứa dầu mỏ và khí tự nhiên.
Câu 26: Đoạn tư liệu dưới đây cung cấp những thông tin về quần đảo nào của Việt Nam?
- Trải rộng trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2.
- Cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí.
- Gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn… chia làm hai nhóm: An Vĩnh và Lưỡi Liềm (hoặc Trăng Khuyết).
A. Quần đảo Hoàng Sa.
B. Quần đảo Trường Sa.
C. Quần đảo Thổ Chu.
D. Quần đảo Cát Bà.
Câu 27: Nhận định nào dưới đây đúng về Biển Đông?
A. Biển Đông là biển lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 3,447 triệu km2.
B. Biển Đông là một trong những tuyến giao thông đường biển huyết mạch của thế giới.
C. Tình trạng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
D. An ninh trên Biển Đông không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các quốc gia trong khu vực.
Câu 28: Nhận định nào dưới đây không đúng về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân cho các tàu.
B. Án ngữ những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.
C. Giàu tài nguyên, tạo điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển.
D. Là điểm khởi đầu của mọi tuyến đường giao thương hàng hải trên thế giới.
Câu 29: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Campuchia.
D. Thái Lan.
Câu 30: Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh?
A. Gia Long.
B. Minh Mệnh.
C. Thành Thái.
D. Duy Tân.
Câu 31: Trong những năm 1945 - 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền
A. Việt Nam Cộng hòa.
B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 32: Từ năm 1982, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố nào?
A. Đà Nẵng.
B. Cần Thơ.
C. Hải Phòng.
D. Đà Lạt.
Câu 33: Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nhiệm vụ nào của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?
Tư liệu: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (…) Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa sa Vinh, mỗi lần có gió Tây - Nam thì thương thuyền của các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió Đông - Bắc thì thương thuyền phía ngoài đều trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói cả. Hàng hóa đều ở nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”
A. Khai thác các sản vật quý (ốc, hải sâm,...).
B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.
Câu 34: Hiện nay, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây?
A. Hòa bình.
B. Không can thiệp.
C. Sử dụng sức mạnh quân sự.
D. Ngoại giao pháo hạm.
Câu 35: Tấm bản đồ nào được biên vẽ dưới triều Nguyễn đã ghi rõ “Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam?
A. Hồng Đức bản đồ.
B. Đại Nam nhất thống toàn đồ.
C. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
D. Giáp Ngọ niên bình Nam đồ.
Câu 36: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?
A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.
Câu 37: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?
A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,
C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các lợi ích hợp pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Biển Đông?
A. Từ chối tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
B. Tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc.
C. Đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.
D. Phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững, hợp tác cùng phát triển.
Câu 39: Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?
A. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
C. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
D. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 40: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân các làng An Hải, An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để cầu bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Đây là một lễ thức dân gian được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức vào khoảng tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm.
Hàng trăm năm trước, những người con ưu tú của quê hương Lý Sơn, tuân thủ lệnh vua đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đo đạc hải trình, cắm mốc chủ quyền, khai thác sản vật. Nhiều người ra đi không trở về, thân xác họ đã hòa mình vào biển cả mênh mông.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn. Nghi lễ mang đậm tính nhân văn này đã được bảo tồn, duy trì suốt hơn 400 năm qua; tới Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Câu hỏi: Nhận định nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của việc bảo tồn, duy trì Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa?
A. Tri ân công lao thế hệ đi trước trong việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
B. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
C. Gìn giữ một cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
D. Thu hút du khách trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế địa phương là mục đích hàng đầu.
Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 11
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C | 2-D | 3-C | 4-A | 5-B | 6-B | 7-A | 8-D | 9-C | 10-C |
11-A | 12-B | 13-C | 14-C | 15-B | 16-B | 17-C | 18-C | 19-A | 20-A |
21-D | 22-D | 23-B | 24-A | 25-D | 26-A | 27-B | 28-D | 29-A | 30-B |
31-A | 32-A | 33-D | 34-A | 35-B | 36-B | 37-D | 38-A | 39-D | 40-D |
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 11 sách KNTT