Bộ đề thi học kì 2 lớp 11 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 12 Đề thi cuối học kì 2 lớp 11 (Có đáp án, ma trận)
TOP 12 Đề thi học kì 2 lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.
Đề thi học kì 2 lớp 11 Chân trời sáng tạo gồm 12 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi cuối kì 2 lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 12 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng tải tại đây.
TOP 12 Đề thi cuối kì 2 lớp 11 Chân trời sáng tạo 2024 (Tất cả các môn)
1. Đề thi học kì 2 môn Vật lí 11
Đề thi cuối kì 2 Vật lí 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT …….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: VẬT LÍ 11 Thời gian làm bài : ... phút , không tính thời gian phát đề |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 Điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Dòng điện không đổi là gì?
A. Là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
B. Là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.
C. Là dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây thay đổi theo thời gian.
D. Là dòng điện có cường độ thay đổi theo thời gian.
Câu 2. Đơn vị của điện tích là
A. ampe (A).
B. culông (C).
C. fara (F).
D. ôm (Ω).
Câu 3. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
A. tăng 5V
B. tăng 3V
C. giảm 3V
D. giảm 2V
Câu 4. Quả cầu kim loại A tích điện dương, quả cầu kim loại B tích điện âm. Nối hai quả cầu bằng một dây đồng thì sẽ có
A. dòng electron chuyển từ B qua A.
B. dòng electron chuyển từ A qua B.
C. dòng proton chuyển từ B qua A.
D. dòng proton chuyển từ A qua B.
Câu 5. Dòng điện không đổi chạy trong một dây dẫn, cứ mỗi giây có 1,6 C chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Tính cường độ dòng điện.
A. 1,6A
B. 2,6A
C. 3,6A
D. 4,6A
Câu 6. Đường đặc trưng vôn – ampe của vật dẫn kim loại có đồ thị như thế nào?
A. Dạng parabol.
B. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
C. Đường tròn.
D. Dạng hình sin.
Câu 7. Biểu thức đúng của định luật Ohm là
\(A.\ I=\frac{R}{U}\)
\(B.\ I=\frac{U}{R}\)
\(C.\ U=\frac{I}{R}\)
\(D..\ U=\frac{R}{U}\)
Câu 8. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện chạy qua dây dẫn khi có cường độ dòng điện:
A. giảm đi 3 lần
B. tăng 3 lần
C. giảm đi 0,2 A.
D. I= 0,2 A.
Câu 9. Vật nào dưới đây không phải nguồn điện?
A. Pin.
B. Acquy.
C. Dây điện.
D. Máy phát điện.
Câu 10. Hai pin giống nhau ghép song song với nhau thành bộ thì
A. suất điện động của bộ pin luôn nhỏ hơn suất điện động mỗi pin.
B. suất điện động của bộ pin luôn lớn hơn suất điện động của mỗi pin.
C. điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin.
D. điện trở trong của bộ pin luôn lớn hơn điện trở trong của mỗi pin.
Câu 11. Suất điện động của nguồn điện một chiều là E = 4 V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 5 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là
A. 1,5 mj
B. 0,8 mj
C. 20 mj
D. 5 mj
Câu 12. Mắc hai đầu một điện trở vào hai cực của một pin. Hiệu điện thế giữa hai cực của pin có độ lớn
A. càng lớn nếu dòng điện chạy qua nguồn càng lớn.
B. càng lớn nếu dòng điện chạy qua nguồn càng nhỏ.
C. không phụ thuộc vào dòng điện chạy qua nguồn.
D. lớn hơn so với độ lớn hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.
Câu 13. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng P của đoạn mạch được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua đó có cường độ I và điện trở nó là R?
A. P= UI
\(B.\ P=\frac{U}{I}\)
\(C.\ P=\frac{U}{R}^2\)
\(D.\ P=\frac{I^2}{R}\)
Câu 14. Trên một bàn là điện có ghi thông số 220 V – 1000 W. Điện trở của bàn là điện này là
A. 220 Ω.
B. 48,4 Ω.
C. 1000 Ω.
D. 4,54 Ω.
Câu 15. Mắc hai cực của một nguồn điện không đổi có suất điện động 6,0 V và điện trở trong 0,5 Ω vào hai đầu một điện trở R = 3,5 Ω để tạo thành mạch kín. Bỏ qua điện trở các dây nối. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong 1 phút là
A. 472,5 J
B. 372.5 J
C. 245,5 J
D. 427,5 J
Câu 16. Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện
C. Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Trong dông sét, một điện tích âm có độ lớn 1C được phóng xuống đất trong khoảng thời gian 4.10 -4 s. Tính cường độ dòng điện của tia sét đó.
Câu 2 (2 điểm).
a) Điện trở nhiệt là gì? Có mấy loại điện trở nhiệt chính?
b) Cho mạch điện như hình vẽ. Các điện trở có giá trị giống nhau R = 4. Đặt vào giữa hai đầu A và B một hiệu điện thế UAB = 10 V. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.
Câu 3 (1,5 điểm). Một acquy có suất điện động 6 V, sinh ra một công là 360 J khi acquy này phát điện trong 5 phút.
a) Tính lượng điện tích dịch chuyển trong acquy.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy.
Câu 4 (1,5 điểm). Một biến trở được mắc vào hai cực của một nguồn điện không đổi có điện trở trong 2 Ω. Khi thay đổi giá trị biến trở, ta thu được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất toả nhiệt trên biến trở vào cường độ dòng điện chạy trong mạch như vẽ. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Giá trị biến trở tương ứng với điểm M trên đồ thị bằng bao nhiêu?
Đáp án đề thi học kì 2 Vật lý 11
I. TRẮC NGHIỆM
Xem đáp án trắc nghiệm trong file tải về
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm).
Áp dụng công thức: \(I=\frac{q}{t}=\frac{1}{4.10^{-4}}=2500\ A\)
Vậy cường độ dòng điện của tia sét đó là: 2500 A
Câu 2 (2 điểm).
a)
Điện trở nhiệt chính là một loại điện trở có trở kháng phụ thuộc vào nhiệt độ, nó như một nhiệt kế điện trở. Điện trở nhiệt thường được làm bằng oxit kim loại, thiết kế hình hạt, đĩa hoặc hình trụ, được bao phủ bên ngoài một lớp bằng thủy tinh hoặc epoxy.
Hiện nay có hai loại điện trở nhiệt là NTC – điện trở nhiệt âm và PTC – điện trở nhiệt dương . Điện trở NTC sẽ giảm mỗi khi nhiệt độ tăng và ngược lại.
b)
Do tính đối xứng, ta thấy \(\mathrm{U}_{\mathrm{ME}}=\mathrm{U}_{\mathrm{NF}}=0 \mathrm{~V}.\)
Do đó, ta có thể bỏ đi hai điện trở nối vào 2 đầu M, E và N, F
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:
\(R_{A B}=\frac{R \cdot R}{R+R}+\frac{\frac{R \cdot R}{R+R} \cdot \frac{R \cdot R}{R+R}}{\frac{R \cdot R}{R+R}+\frac{R \cdot R}{R+R}}+\frac{R \cdot R}{R+R}=1,25 R=1,25 \cdot 4=5 \Omega .\)
Cường độ dòng điện trong mạch chính: \(\mathrm{I}=\frac{\mathrm{U}_{\mathrm{AB}}}{\mathrm{R}_{\mathrm{AB}}}=\frac{10}{5}=2 \mathrm{~A}.\)
Ma trận đề thi học kì 2 Vật lí 11
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Dòng điện. Cường độ dòng điện | 2 | 1 | 2 |
| 1 |
|
|
| 5 | 1 | 2,25 |
2. Điện trở. Định luật Ohm | 2 | 1 ý | 1 |
|
|
|
| 1 ý | 3 | 1 | 2,75 |
3. Nguồn điện | 2 |
| 1 | 1 | 1 |
|
|
| 4 | 1 | 2,5 |
4. Năng lượng điện. Công suất điện | 1 |
| 2 |
|
| 1 |
|
| 3 | 1 | 2,25 |
5. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 | 0 | 0,25 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 2 | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 16 | 4 |
|
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI | 5 | 16 |
|
| ||
1. Dòng điện. Cường độ dòng điện | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm dòng điện không đổi. - Nhận biết được đơn vị điện tích. - Tính được cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn. |
1 | 2 |
C1 | C1
C2
|
Thông hiểu
| - Hiểu và xác định được vận tốc trôi của các hạt điện tích. - Xác định được chiều của dòng điện. |
| 2 |
| C3
C4 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức I = Snve. |
| 1 |
| C5 | |
2. Điện trở. Định luật Ohm | Nhận biết
| - Nhận biết được đường đặc trưng vôn – ampe. - Nhận biết được biểu thức định luật Ohm. - Nêu được khái niệm điện trở nhiệt và phân loại điện trở nhiệt. | 1 ý | 2 |
C2a | C6
C7
|
Thông hiểu
| - Hiểu được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. |
| 1 |
| C8 | |
Vận dụng cao | - Vận dụng và tính được điện trở trong mạch mắc hỗn hợp. | 1 ý |
| C2b |
| |
3. Nguồn điện | Nhận biết
| - Nhận biết được các loại nguồn điện. - Nhận biết được đặc điểm của nguồn điện ghép nối tiếp hoặc song song. |
| 2 |
| C9
C10 |
Thông hiểu | - Hiểu và xác định được cường độ dòng điện trong mạch dựa vào ảnh hưởng của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. - Hiểu và xác định được điện tích và cường độ dòng điện trong acquy. | 1 | 1 |
C3 | C11 | |
Vận dụng | - Mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. |
| 1 |
| C12 | |
4. Năng lượng điện. Công suất điện | Nhận biết
| - Nhận biết được công thức xác định công suất của vật tiêu thụ điện tỏa nhiệt. |
| 1 |
| C13 |
Thông hiểu
| - Hiểu và xác định được cường độ dòng điện định mức dựa vào các thông số ghi trên thiết bị điện. - Xác định được nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở. |
| 2 |
| C14
C15 | |
Vận dụng | - Vận dụng được kiến thức liên quan đến năng lượng điện và công suất điện. | 1 |
| C4 |
| |
5. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin | Nhận biết
| - Nhận biết được các dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm |
| 1 |
| C16 |
2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11
SỞ GD&ĐT........ TRƯỜNG THPT …….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: NGỮ VĂN Lớp 11 Thời gian làm bài : 90phút , không tính thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5. 0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhua
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
(Thuyền và biển - Xuân Hương)
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1.0 điểm). Nội dung của hai đoạn thơ trên là gì?
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 4 (2.0 điểm). Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ ” có ý nghĩa gì?
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích Độc Tiểu Thanh ký để thấy nỗi niềm mà Nguyễn Du gửi gắm qua tác phẩm.
Đáp án đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 11
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5. 0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm).
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũ ngôn.
– Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệu của song biển cũng như sóng long của người đang yêu.
Câu 2 (1.0 điểm).
Nội dung của hai đoạn thơ trên nói về Tình yêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biển tượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc, khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng
Biện pháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vật vô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng của đôi lứa khi yêu.
Câu 4 (2.0 điểm).
Cách nói hình tượng tác giả đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi .
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du:
+ Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào của dân tộc Việt Nam với tài năng kiệt xuất, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc.
- Giới thiệu bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí:
+ Đọc Tiểu Thanh kí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ văn Nguyễn Du, là tiếng nói đồng cảm với thân phận người phụ nữ bất hạnh xưa - nạn nhân của chế độ phong kiến.
2. Thân bài
* Tìm hiểu khái quát về cuộc đời nàng Tiểu Thanh
- Tiểu Thanh là người con gái có thật, sống cách Nguyễn Du 300 năm trước ở đời Minh (Trung Hoa), là người rất thông minh và nhiều tài nghệ.
- Tuy có tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu số phận làm lẽ cô đơn, bất hạnh, hẩm hiu.
- Nàng bị vợ cả ghen, đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ côi cút một mình.
- Trước khi lâm bệnh mất vì buồn rầu năm 18 tuổi, nàng có để lại một tập thơ sau bị vợ cả đốt, hiện chỉ còn sót lại một số bài được tập hợp trong "phần dư".
=> Tiểu Thanh là người con gái tài sắc, bạc mệnh.
* Luận điểm 1: Đọc phần dư cảo, thương cảm cho Tiểu Thanh (hai câu đề)
"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư"
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang)
- Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) - thành khư (gò hoang) -> Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại
- “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết
-> Nguyễn Du mượn sự thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống: Hồ Tây là một cảnh đẹp xưa kia thì giờ đây trở thành một bãi gò hoang.
=> Đau xót, ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng.
"Độc điếu song tiền nhất chỉ thư"
(Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
- "độc điếu": một mình viếng - "thổn thức": trạng thái thương xót, đồng cảm
- "nhất chỉ thư": một tập sách - "mảnh giấy tàn": bài viếng nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du.
-> Một mình nhà thơ ngậm ngùi đọc một tập sách (di cảo của Tiểu Thanh)
-> Nhấn mạnh sự cô đơn lắng sâu trầm tư, sự xót thương với người xưa
=> Hai câu thơ thể hiện được sự thương xót của nhà thơ dành cho Tiểu Thanh, người con gái tài sắc nhưng có một cuộc đời thật bạc bẽo. Người mất đi rồi chỉ còn lại cảnh Hồ Tây nhưng nó cũng không còn đẹp như khi nàng còn sống nữa.
* Luận điểm 2: Số phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh (hai câu thực)
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
(Son phấn có thần chôn vẫn hận)
- "Son phấn": vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ
-> Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tiểu Thanh.
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
(Văn chương không mệnh đốt còn vương)
- "Văn chương": tượng trưng cho tài năng.
- "hận, vương": diễn tả cảm xúc
- “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.
-> Triết lí về số phận con người: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân… cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.
-> Thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc.
=> Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.
* Luận điểm 3: Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh (hai câu luận)
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)
- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp -> mối hận của những người tài hoa mà bạc mệnh.
- "Thiên nan vấn": khó mà hỏi trời được
-> Nỗi oan khuất của thân phận người phụ nữ tài hoa trong xã hội phong kiến đầy bất công: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc.
- "Kì oan": nỗi oan lạ lùng
- "Ngã": ta (chỉ bản thể cá nhân)
-> Nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Số phận cay đắng của những con người tài hoa trong xã hội xưa.
=> Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”.
* Luận điểm 4: Từ cảm thương cho người, tác giả xót thương cho chính mình (hai câu kết)
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hà hà nhân khấp Tố Như
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
- "Tam bách dư niên": Con số mang tính ước lệ, ý chỉ thời gian dài.
- "Tố Như": Tên chữ của Nguyễn Du
-> Tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh nay đã có tác giả thấu hiểu và giải oan cho nàng, ông băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông.
=> Ý thơ chuyển đột ngột từ “thương người” sang “thương mình” với khát vọng tìm được sự đồng cảm nơi hậu thế.
- Câu hỏi tu từ: "Người đời ai khóc Tố Như chăng" -> một câu hỏi nhức nhối, da diết, thể hiện nỗi buồn thống thiết, ngậm ngùi cho sự cô độc của chính tác giả trong hiện tại.
-> Khao khát tìm gặp được tấm lòng tri kỉ giữa cuộc đời.
=> Tâm trạng hoài nghi, đau khổ, thương người, thương mình của nhà thơ. Tấm lòng nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian.
3. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung: Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến, xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp - một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.
- Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, từ ngữ thơ sâu sắc, đầy triết lí, nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ; hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng.
- Nêu cảm nhận của em.
Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn 11
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 3 | 4 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 | ||||||
Viết | 0 | 1 | 0 | 1 | 5 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 3 | 0 | 5 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 3.0 điểm 30% | 5.0 điểm 50% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 | ||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | C1 | |||
Thông hiểu | - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. | 2 | 0 | C2,4 | ||
Vận dụng cao | - Nhận biết biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản cũng như ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện giá trị đoạn trích. | 1 | 0 | C3 | ||
VIẾT | 1 | 0 | ||||
Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 | ||||
C1 phần tự luận |
3. Đề thi học kì 2 môn Hóa học 11
Đề thi cuối kì 2 Hóa học 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .…….. TRƯỜNG THPT …….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: HÓA HỌC Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CHCH2CH2CH3?
A. (CH3)2C=CHCH3.
B.CH2=CHCH2CH3.
C. CH≡CCH2CH2CH3.
D.CH2=CHCH2CH=CH2.
Câu 2. Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxygen, phản ứng cộng bromine, phản ứng cộng hydrogen (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3 /NH3 ?
A. ethane.
B.ethylene.
C. acetylene.
D. cyclopropane.
Câu 3. Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều
A. vòng benzene.
B. liên kết đơn.
C. liên kết đôi.
D. liên kết ba.
Câu 4. Phương pháp nào sau đây có thể được thực hiện để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra?
A. Không sử dụng phương tiện giao thông.
B. Cấm các phương tiện giao thông tại các đô thị.
C. Sử dụng phương tiện chạy bằng điện hoặc nhiên liệu xanh
D. Sử dụng các phương tiện chạy bằng than đá.
Câu 5. Có bao nhiêu alkane là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với chlorine (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) tạo ra 1 dẫn xuất monochloro ?
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 6. Chất nào là dẫn xuất halogen của hydrocarbon?
A. Cl–CH2–COOH.
B. C6H5–CH2–Cl.
C. CH3–CH2–Mg–Br.
D. CH3–CO–Cl.
Câu 7. Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là
A. 1,3-dichloro-2-methylbutane.
B. 2,4- dichloro -3-methylbutane.
C. 1,3- dichloropentane.
D. 2,4- dichloro-2-methylbutane.
Câu 8. Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế từ cồn công nghiệp có lẫn methanol. Công thức phân tử của methanol là
A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. C3H7OH.
D. C2H4(OH)2.
Câu 9. Cồn 70° là dung dịch ethyl alcohol, được dùng để sát trùng vết thương. Mô tả nào sau đây về cồn 70° là đúng?
A. 100 gam dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.
B. 100 mL dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.
C. 1000 gam dung dịch có 70 mol ethyl alcohol nguyên chất
D. 1000 mL dung dịch có 70 mol ethyl alcohol nguyên chất.
Câu 10. Trong các đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzene) có bao nhiêu chất tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH
A. 7.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 11. Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene là do
A. phenol tan một phần trong nước.
B. phenol có tính acid yếu.
C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzene trong phân tử phenol.
D. ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm –OH trong phân tử phenol.
Câu 12. Cho các hợp chất: hexane, bromoethane, ethanol, phenol. Trong số các hợp chất này, hợp chất tan tốt nhất trong nước là
A. hexane.
B. bromoethane.
C. ethanol.
D. phenol.
Câu 13. Các đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzene) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polymer, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn các tính chất trên là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 14. Hợp chất chứa nhóm -CO- liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là
A. hợp chất alcohol.
B. dẫn xuất halogen.
C. các họp chất phenol.
D. hợp chất carbonyl.
................
Đáp án đề thi học kì 2 Hóa học 11
Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | A | 10 | D |
2 | C | 11 | C |
3 | A | 12 | C |
4 | C | 13 | D |
5 | B | 14 | D |
6 | B | 15 | B |
7 | A | 16 | B |
8 | A | 17 | C |
9 | B | 18 | D |
Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm
- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm
Câu | Lệnh hỏi | Đáp án (Đ/S) | Câu | Lệnh hỏi | Đáp án (Đ/S) |
1 | a | Đ | 3 | a | S |
b | Đ | b | Đ | ||
c | S | c | S | ||
d | S | d | S | ||
2 | a | Đ | 4 | a | Đ |
b | S | b | Đ | ||
c | Đ | c | S | ||
d | S | d | S |
............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 2 lớp 11 sách Chân trời sáng tạo