Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 18 Đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 8 sách Cánh diều, CTST, KNTT

Bộ đề thi cuối kì 2 lớp 8 năm 2023 - 2024 sách mới hệ thống lại toàn bộ những kiến thức có trong chương trình học lớp 8 thuộc 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đề thi cuối học kì 2 lớp 8 tuyển chọn 18 đề thi kèm theo ma trận và hướng dẫn giải chi tiết. Hi vọng đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh cung cấp các đề tập củng cố kiến thức để tự tin bước vào kì thi học kì 2 sắp tới. Đồng thời giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình.

Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

I. Đề thi học kì 2 lớp 8 sách Kết nối tri thức

1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8

Đề thi cuối kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO

Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.

Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hia mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.

Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.

Mười tuổi ông đã có những câu thơ vo cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến....[ Hạt gạo làng ta]

Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giau sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng cảu một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên....[Trăng ơi từ đâu đến?]

Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Kông những thế nahf thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉn, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế...[ Cây dừa]

Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phâm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ...

Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.

(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Nghị luận văn học.
B. Nghị luận xã hội.
C. Văn bản thơ
D. Văn bản truyện trưởng.

Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?

A. Con người và các mối quan hệ
B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh
C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?

A. Châm biếm, đả kích
B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên
C. Mạnh mẽ, mãnh liệt
D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

Câu 4. Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trog veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?

A. Cây dừa.
B. Đám ma bác giun.
C. Hạt gạo làng ta.
D. Trăng ơi từ đâu đến?.

Câu 5. Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?

A. Cây dừa.
B. Đám ma bác giun.
C. Hạt gạo làng ta.
D. Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 6.

Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?

STT

Đặc trưng nghệ thuật

Đánh dấu

1

Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp

2

Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ

3

Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để

4

Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

Câu 7. Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?

A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa
B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.
C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.
D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.

Câu 8. Câu “Trăng ơi...từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi
B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm thán.
D. Câu kể.

Câu 9. Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?

Câu 10. Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất.

Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8

PhầnCâuNội dungĐiểm
I. Đọc hiểu 1A0,5
2B0,5
3D0,5
4C0,5
5D0,5
61,40,5
7A0,5
8A0,5

9

Học sinh chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa.

VD: Mưa, Mẹ ốm, Trăng ơi từ đâu đến?

1,0

10

Học sinh liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa theo trí

1,0

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất dựa trên hoạt động, ngôn ngữ, cử chỉ của nhân vật.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu về bài thơ, tác giả Trần Đăng Khoa và nhân vật

- Phân tích các đặc điểm của nhân vật, các đoạn văn cần nêu đủ ý kiến, lí lẽ, và dẫn chứng cụ thể minh họa

- Phân tích nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật và các nghệ thuật tiêu biểu khác

- Khái quát, đánh giá chung về đặc điểm của nhân vật trong bài thơ của Trần Đăng Khoa

0,5

1,0

1,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận văn học

3

0

5

1

0

1

0

0

60

Tỉ lệ %

10

0

10

15

0

15

0

0

2

Viết

Viết bài văn nghị luận

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tỉ lệ %

0

5

0

20

0

15

0

10

Tổng điểm %

100

15%

45%

30%

10%

60%

40%

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận văn học (ngữ liệu ngoài SGK)

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chủ đề của văn bản.

- Xác định được các kiểu câu.

Thông hiểu:

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, các nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

- Hiểu được nội dung văn bản đề cập.

Vận dụng:

- Nhận xét được nội dung phản ánh của tác giả trong văn bản.

- Nêu suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

4 TN

4TN

1TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận

Nhận biết: Đủ bố cục 3 phần, đúng dạng bài văn nghị luận

Thông hiểu: Nêu được chủ đề và biết phân tích các biểu hiệ để làm rõ chủ đề của tác phẩm. Biết sử dụng lí lẽ, chứng cứ từ tá phẩm để làm rõ luận điểm

Vận dụng:

Bài viết nêu được chủ đề và phan tích được từng biểu hiện để làm rõ chủ đề của tác phẩm, xây dựng được lí lẽ, dẫn chứng có hệ thống phù hợp, bước đầu thể hiện kĩ năng lập luận mạch lạc, rõ ràng.

Vận dụng cao:

Bài viết nêu rõ chủ đề và phân tích tốt từng biểu hiện để làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm, sử dụng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng đa dạng phong phú, có kĩ năng lập luận tốt, thuyết phục.

1*TL

1*TL

1*TL

1*TL

Tổng

4TN

1*TL

4TN

2*TL

2* TL

1 *TL

Tỉ lệ %

15

40

35

10

2. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8

Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 cuối kì 2

PHÒNG GD&ĐT.........

TRƯỜNG THCS...........

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

Thời gian: 90 phút

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm; mỗi câu 0,25 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Cho các chất sau: NaOH, Cu(OH)2 , Al(OH)3, Mg(OH)2 chất nào là Base kiềm ?

A. NaOH
B. Cu(OH)2
C. Al(OH)3
D. Mg(OH)2

Câu 2. Công thức hóa học nào sau đây là Oxide ?

A. HCl
B. Ca(OH)2
C. K2O
D. KMnO4

Câu 3. Công thức phân tử của muối gồm :

A. H và gốc acid
B. Kim loại và OH
C. Hợp chất chứa Oxygen
D. Ion kim loại và anion gốc acid

Câu 4. Loại phân bón hóa học nào chứa nguyên tố dinh dưỡng Nitrogen ?

A. Phân đạm
B. Phân Kali
C. Phân lân
D. Phân PK

Câu 5. Đơn vị cường độ dòng điện là:

A. Vôn (V);
B. Ampe (A);
C. Niu tơn;
D. Kg.

Câu 6. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong các môi trường nào sau đây:

A. Chất rắn và chất lỏng.
B. Chất rắn và chất khí.
C . Chất khí và chân không.
D Chất lỏng và chất khí.

Câu 7. Nội năng của một vật là

A. động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
B. thế năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
D. tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 8. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là:

A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Đối lưu và bức xạ nhiệt.

Câu 9. Các vật sau đều dẫn nhiệt tốt:

A. Xoong nồi, thìa múc thức ăn.
B. Ấm trà làm bằng sành sứ, miếng xốp dán tường.
C. Xoong nồi, thìa inoox, ấm trà làm bằng sứ.
D. Xoong nồi làm bằng inoox, thìa kim loại.

Câu 10. Mỗi quả thận gồm

A. Khoảng 1 triệu đơn vị chức năng
B. khoảng 2 triệu đơn vị chức năng
C. khoảng 3 triệu đơn vị chức năng
D. khoảng 4 triệu đơn vị chức năng

Câu 11. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của tính chất nào

A. Vật lý, Hóa học, toán học
B. Vật lý, hóa học và sinh học
C. Vật lý, Hóa học và thành phần các chất
D. Sinh học, hóa học và công nghệ

Câu 12. Trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống gọi là gì

A. Cân bằng tự nhiên
B. Cân bằng sinh học
C. Cân bằng vật lý
D. Cân bằng hóa học

Câu 13. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi về giá trị nào của các yếu tố như độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ ...

A. Giá trị thặng dư
C. Giá trị cốt lõi
B. Giá trị chính xác
D. Giá trị trung bình

Câu 14. Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là

A. tập hợp quần xã.
B. hệ quần thể.
C. hệ sinh thái.
D. sinh cảnh.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.

Câu 16. Quần xã sinh vật là.

A. tập hợp các sinh vật cùng loài.
B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.
C. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên

II.TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17. ( 1 điểm ) Hòa tan mẫu đá vôi (CaCO3 ) vào dung dịch Hydro chloric acid. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học.

Câu 18.( 2.0điểm) Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay.

Câu 19. (1.0điểm) Hãy nêu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.

Câu 20. Em hãy kể tên hai đồ dùng điện trong gia đình và cho bieetd những đồ dùng điện đó hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện. (0,5 điểm)

Câu 21. Khi bơm lốp xe căng hơi để ngoài trời nắng thường hay bị nổ lốp. Hãy giải thích? (1 điểm)

Câu 22. ( 0,5 điểm ): Địa phương em đã làm gì để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón ?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

D

A

B

C

C

B

D

A

B

A

D

C

C

C

II. TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 17

Mẫu đá vôi tan dần có sủi bọt khí

PTHH: CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O

0,5 đ

0,5 đ

Câu 18

- Do khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải ; quá trình đun nấu trong các hộ gia đình ; do cháy rừng.

- Do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật : thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm bệnh,…

- Do các chất phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử ; từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

- Do chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách tạo môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

- Do quá trình xây dựng, sinh hoạt, khai thác,… thải ra các vật liệu rắn.

- Do nước thải từ các nhà máy, hoạt động sản xuất,…

0.5đ

0.5đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

Câu 19

Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Giữ gìn vệ sinh tai đúng cách: không dùng vật nhọn để lấy ráy tai, không tắm ở nguồn nước bị ô nhiễm.

- Tránh bị nhiễm khuẩn.’

- Khám và điều trị kịp thời các bệnh về tai, mũi họng.

0.5đ

0.25đ

0.25đ

Câu 20

Nêu đúng tên mỗi dụng cụ và tác dụng của dòng điên tương ứng với mỗi dụng cụ đó được 0,25 điểm

0,5đ

Câu 21

Vì lốp xe đạp đã bơm căng mà để xe đạp ngoài trời nắng thì không khí trong lốp xe đạp sẽ nở ra tạo ra lực rất lớn tác dụng lên lốp xe làm xe bị nổ lốp.

Câu 22

Bón phân đáp úng 4 đúng: Đúng phân bón, đúng lượng, đúng cách, đúng thời điểm

0,5 đ

Ma trận đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8

TT

Phần/

Chương/Chủ đề/Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết (TN)

Thông hiểu (TL)

Vận dụng thấp (TL)

Vận dụng cao (TL)

TN

TL

1

Chương II: Một số hợp chất thông dụng

-Base – Thang pH

1

1

- Oxide

1

1

- Muối

1

1

1

1

- Phân bón hóa học

1

1

1

1

Chương V:

Điện

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

1

1

Đo cường độ dòng điện. Đo hiệu điện thế

1

1

Chương VI: Nhiệt (Năng lượng và cuộc sống)

Năng lượng nhiệt và nội năng

1

1

Sự truyền nhiệt

(Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt)

3

3

Sự nở vì nhiệt

1

1

Chương VII: Sinh học cơ thể người

(12 tiết) = 1.25 điểm

Cấu tạo của thận

Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.

1

1

1

1

Chương VIII: Sinh vật và môi trường

(15 tiết) = 3.5

– Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.

– Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái.

Nêu được khái niệm sinh quyển.

– Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên.

– Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường

– Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu

– Trình bày được sơ lược về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm do sinh vật gây bệnh).

1

1

1

1

1

1

1

6

1

Tổng số câu

16

3

2

1

16

6

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,5

0,5

4,0

6,0

Tỉ lệ %

40

30

25

5

40

60

II. Đề thi học kì 2 lớp 8 sách Cánh diều

1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8

PHÒNG GD&ĐT.........

TRƯỜNG THCS...........

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
– “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Câu 1 (1.0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây

Câu 4 (2.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên.

II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8

Câu 1 (1.0 điểm):

Bài thơ trên được viết theo thể thơ thơ mới bảy chữ

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2 (1.0 điểm):

Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.

Câu 3 (1.0 điểm): Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là: so sánh: "Hổn hển như lời của nước mây."

Tác dụng của những biện pháp tu từ này: thể hiện được thần thái của tiếng hát màu xuân vừa hồn nhiên trong trẻo vừa thiết tha rạo rực.

Câu 4 (2.0 điểm):

HS bày tỏ quan điểm cá nhân, có thể theo hướng.

- Môi trường hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nên việc cấp thiết ngay lúc này là chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ nơi sinh sống của chính chúng ta.

- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta, là vấn đề sống còn của nhân loại.

- ......

II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

DÀN Ý THAM KHẢO

1. Mở bài

Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao, quan điểm sáng tác của tác giả, đặc biệt là tinh thần nhân đạo trong những tác phẩm của ôn và tác phẩm lão Hạc.

2. Thân bài

- Sự đồng cảm của tác giả đối với những nhân vật nghèo khổ, khó khăn. Trong đó có lão Hạc
- Sự khám phá của tác giả về cuộc đời và số phận của những con người nghèo khó
- Những vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của những nhân vật trong tác phẩm
- Từ giá trị hiện thực đến giá trị nhân đạo: Lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến, gián tiếp đẩy con người đến bước đường cùng.

3. Kết bài

Cảm nhận của em về giá trị nhân đạo trong tác phẩm

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

0

2

2

Thực hành tiếng Việt

0

1

0

1

1

Viết

0

2

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

Nhận biết

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

C1

Thông hiểu

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

C2

Vận dụng

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

- Thông điệp từ văn bản

1

0

C4

Vận dụng cao

- Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn trích.

1

0

C3

VIẾT

1

0

Vận dụng

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

0

C1 phần tự luận

2. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 8

PHÒNG GD&ĐT........

TRƯỜNG THCS. .....

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN HĐTNHN LỚP 8

Thời gian: ....... phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, nghề nghiệp phổ biến là gì?

A. Là những nghề được nhiều người lựa chọn, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. Là những nghề được một số người lựa chọn, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là những nghề được một nhóm người lựa chọn, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
D. Là những nghề được mọi người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, hướng nghiệp là gì?

A. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển phẩm chất sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.
B. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển sở thích sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.
C. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển chuyên môn sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.
D. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển thể chất sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.

Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải một trong những bước xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp?

A. Đề xuất biện pháp thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp.
B. Xác định điểm hạn chế trong học tập của bản thân.
C. Xác định các môn học mà em sẽ cải thiện.
D. Xác định nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập chưa như mong muốn.

Câu 4 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
B. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
C. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích phụng sự xã hội.
D. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.

Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những năng lực của con người.
B. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những suy nghĩ của con người.
C. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những tính cách của con người.
D. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những tư cách về đạo đức của con người.

Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một nghề nghiệp phổ biến?

A. Nhà sinh vật học.
B. Bộ đội.
C. Quản lí rủi ro và bảo hiểm.
D. Nhà khảo cổ học.

Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải một trong các bước lập kế hoạch tài chính?

A. Xây dựng ý tưởng kinh doanh.
B. Xác định mục tiêu, thời gian, quy mô của kế hoạch.
C. Tìm hiểu bối cảnh thị trường cả sản phẩm dự định cung cấp.
D. Các công đoạn chi tiết hướng dẫn sản xuất sản phẩm.

Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một phẩm chất cần thiết mà bác sĩ cần có?

A. Tận tụy.
B. Cẩn thận.
C Giao tiếp tốt.
D. Khéo tay.

Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một ý tưởng kinh doanh phù hợp với lứa tuổi?

A. Mở cửa hàng trưng bày và bán các mặt hàng xa xỉ.
B. Bán những đồ dùng còn sử dụng được khi không dùng đến.
C. Làm và bán các sản phẩm thủ công như mây tre, len đan...
D. Nấu và các món ăn đơn giản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không phải nội dung khảo sát hứng thú nghề nghiệp?

A. Tự đánh giá về khả năng của bản thân.
B. Hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực muốn tìm kiếm công việc.
C. Hiểu biết của học sinh về yêu cầu phẩm chất, năng lực của nghề.
D. Tên gọi của nghề nghiệp có hứng thú.

Câu 11 (0,5 điểm). Theo em, đâu là lí do cần hướng nghiệp?

A. Góp phần giảm tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.
B. Định hướng cơ cấu ngành dọc trong thị trường lao động.
C. Giúp học sinh định hướng được công việc trong tương lai.
D. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nhân công trong tương lai.

Câu 12 (0,5 điểm). Hoa là người ngăn nắp, tỉ mỉ, có năng lực tổ chức, yêu động vật, yêu thơ ca, đặc biệt thích hoạt động thiên nhiên bên ngoài, trải nghiệm cuộc sống. Theo em, Hoa phù hợp với công việc nào?

A. Thư kí hành chính và nhân viên chuyên môn khác.
B. Nhà văn, nhà báo hoặc nhà ngôn ngữ học.
C. Nhà tư vấn nông, lâm nghiệp và thủy sản.
D. Nhân viên dịch vụ và bán hàng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Nêu việc làm đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nhà phát thanh viên truyền hình

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu các bước lập kế hoạch kinh doanh.

Đáp án đề thi cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8

I. TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm)

1-D2-A3-B4-A5-D6-D
7-D8-C9-A10-B11-C12-C

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

- Việc làm đặc trưng

  • Phát thanh viên truyền hình
  • Tìm kiếm thông tin, nắm bắt xu hướng
  • Lên ý tưởng, lấy tin tức
  • Biên tập tin, bài phát sóng trên truyền hình
  • Ghi hình
  • Làm hậu kì

- Trang thiết bị, dụng cụ lao động

  • Máy nhắc chữ
  • Máy quay, máy ghi âm
  • Loa, micro

Câu 2 (1,0 điểm).

- Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh

  • Tên hoạt động: Đèn lồng yêu thương
  • Mục đích: Bán đèn lồng nhân dịp Trung thu, số tiền lãi sẽ dùng để mua quà cho các em bé có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn sinh sống

- Bước 2: Xác định thời gian, mục tiêu, quy mô của kế hoạch

  • Thời gian: 1/9/2023 – 25/9/2023
  • Mục tiêu: Lan toả tình yêu thương đến những em bé khó khăn và phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc
  • Quy mô: những vùng lân cận với số vốn ban đầu là 1.000.000vnđ

- Bước 3: Tìm hiểu bối cảnh thị trường của sản phẩm/ Dịch vụ dự định cung cấp

  • Bối cảnh thị trường: Địa bàn có nhiều trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi, mức thu nhập của địa phương ở mức độ tương đối tốt,…
  • Dịch vụ dự định cung cấp: Freeship với những đươn nằm trong hạn mức cho phép, đóng goí sạch sẽ,…

- Bước 4: Xây dựng phương án thực hiện kế hoạch

+ Cách tiếp thị, giới thiệu sản phẩm:

  • Lựa chọn mặt hàng đèn lồng đa dạng, hấp dẫn, giá cả phải chăng
  • Triển khai chiến dịch tuyển cộng tác viên (vì đây là hoạt động kinh doanh mang tính cộng đồng là chính
  • Đăng bài công khai giới thiệu trên các trang MXH với poster bắt mắt đúng chủ đề,…

+ Chuẩn bị nhân sự, tài chính, tổ chức triển khai

  • Tuyển CTV
  • Dự trù kinh phí nhập hàng, phụ kiện liên quan
  • Dự trù kinh phí phát sinh khi cần
  • Triển khai dựa trên 2 hình thức: bán online có đặt trước và bán trực tiếp tại địa điểm xác định

- Bước 5: Dự phòng rủi ro và phương án xử lí

+ Không bán hết hàng, hàng lỗi hoặc hỏng hóc,… => khắc phục thủ công nếu trong khả năng, số hàng còn có thể tặng các em bé có hoàn cảnh đặc biệt tại nơi dự định hoạt động thiện nguyện,…

Bước 6: Viết phần tóm tắt kế hoạch

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 8: Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

Chủ đề 9: Định hướng nghề nghiệp

2

0

3

0

1

1

0

1

6

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8

BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 8

6

1

Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại

Nhận biết

- Nhận diện được nghề nghiệp phổ biến.

- Nhận diện được phẩm chất trong nghề nghiệp.

2

C1

C5

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là một nghề nghiệp phổ biến.

- Nhận diện được ý không phải là một phẩm chất cần thiết mà bác sĩ cần có.

- Nhận diện được đâu không phải nội dung khảo sát hứng thú nghề nghiệp.

3

C6

C8

C10

Vận dụng

- Vận dụng để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

- Nêu việc làm đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nhà thiết kế thời trang.

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao

Chủ đề 9

6

1

Định hướng nghề nghiệp

Nhận biết

- Nhận diện được định nghĩa về hướng nghiệp.

- Nhận diện được định nghĩa về kinh doanh.

2

C2

C4

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải một trong những bước xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp.

- Nhận diện được ý không phải một trong các bước lập kế hoạch tài chính.

- Nhận diện được ý không phải là một ý tưởng kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.

3

C3

C7

C9

Vận dụng

- Nêu được lí do cần hướng nghiệp.

1

C11

Vận dụng cao

- Nêu các bước lập kế hoạch kinh doanh.

1

C2 (TL

3. Đề thi học kì 2 môn GDCD 8

PHÒNG GD&ĐT.........

TRƯỜNG THCS...........

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN GDCD LỚP 8

Thời gian: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương
B. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn
C. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
D. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Câu 2 (0,25 điểm). Nhà nước quy định nhà sử dụng lao động không được phép khai thác sức lao động từ đối tượng nào?

A. Người trong độ tuổi lao động
B. Người chưa đủ 13 tuổi
C. Người không có tay nghề
D. Người phải học hỏi mới quen được với công việc

Câu 3 (0,25 điểm). Học sinh có thể làm gì để phòng tránh được các tai nạn về cháy nổ ở xung quanh mình?

A. Sử dụng điện thoại di động khi đang cắm nguồn sạc
B. Tắt hết các thiết bị điện khi không dùng đến
C. Cắm nhiều giắc cắm ở một ổ điện
D. Dùng vải che phủ vào các thiết bị điện khi chúng đang hoạt động

Câu 4 (0,25 điểm). Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm việc trong các môi trường nào sau đây?

A. Làm việc trong mỏ than
B. Làm việc tại trung tâm dạy kèm
C. Làm các công việc phù hợp với thời gian học tập của bản thân tại trường học
D. Làm việc tại nơi có khả năng phát triển trí lực, trí tuệ, nhân cách của người chưa thành niên

Câu 5 (0,25 điểm). Một trong những nội dung về bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn cái gì?

A. Làm việc phù hợp với khả năng của mình, theo chuyên môn, không bị phân biệt đối xử
B. Muốn làm lúc nào tùy thuộc vào ý thích của mình
C. Thời gian làm việc theo ý kiến chủ quan của mình
D. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình

Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007?

A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.
C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.
D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.

Câu 7 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?

A. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
B. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc.
C. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng.
D. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc.

Câu 8 (0,25 điểm). Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?

A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ
B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng
C. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga
D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy

Câu 9 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây có thể dẫn đến các tai nạn về cháy nổ?

A. Hút thuốc lá tại điểm bán xăng, dầu khi đang xếp hàng đến lượt
B. Ngắt nguồn điện của đèn học sau khi học xong vào buổi tối
C. Chỉ sử dụng điện thoại khi đã hoàn tất quá trình sạc pin
D. Sử dụng các thiết bị đóng cắt dòng điện khi xảy ra các sự cố về điện

Câu 10 (0,25 điểm). Người sử dụng lao động không được quyền làm gì?

A. Không thực thi hợp đồng đã cam kết
B. Chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của nhân viên
C. Xét tặng thưởng cho các nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
D. Thực hiện các việc làm đã cam kết trong hợp đồng

Câu 11 (0,25 điểm). Chủ thể nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh X được nghỉ phép hằng năm.
B. Bạn T chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
C. Bà Y thuê bạn C (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
D. Chị V luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.

Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?

A. Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty.
B. Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
C. Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng.
D. Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.

Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?

A. Chị S để các hóa chất dễ cháy ở xa khu vực bếp.
B. Anh T tố cáo hành vi tàng trữ thuốc nổ của ông X.
C. Anh V mua thuốc nổ về tự chế pháo để bán kiếm lời.
D. Chị M gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.

Câu 14 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
B. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn.
D. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

Câu 15 (0,25 điểm). Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.
C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.
D. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.

Câu 16 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc?

A. Chúng ta sẽ không sử dụng được hết các tính năng của điện thoại khi chúng ta đang sạc dở
B. Làm cho điện thoại nóng lên, rò rỉ bo mạch bên trong của máy, gây cháy nổ trong quá trình sử dụng
C. Không cảm nhận được hết độ mượt của điện thoại trong khi đang sạc
D. Người dùng không tập trung sử dụng được thiết bị

Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.
B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.
C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.

Câu 18 (0,25 điểm). Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không. Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?

A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.
B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.
C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.
D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.

Câu 19 (0,25 điểm). Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”. Trong tình huống sau, chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

A. Hai bạn K và V.
B. Hai bạn K và T.
C. Cả ba bạn K, T, V.
D. Bạn V và T.

Câu 20 (0,25 điểm). Để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường lao động, chúng ta cần nắm rõ các điều gì?

A. Cần tìm hiểu về công việc mà mình muốn làm, các quy định, yêu cầu của công việc; nắm rõ các quy định, luật bảo vệ người lao động do nhà nước ban hành
B. Yêu cầu công ty phải đáp ứng được các nhu cầu của mình khi vào làm tại công ty
C. Không chấp nhận các yêu cầu phát sinh trong khi làm việc tại công ty
D. Yêu cầu công ty cần có một bản quy định rõ ràng về công việc

Câu 21 (0,25 điểm). Gần tết Nguyên đán, anh M được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
B. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.
C. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
D. Từ chối, đồng thời khuyên anh không nên thực hiện ý định đó.

Câu 22 (0,25 điểm). Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh T (14 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vì không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm ở đâu, nên anh T đã tới Trung tâm giới thiệu việc làm A để nhờ sự tư vấn, trợ giúp. Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc nào dưới đây?

A. Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.
B. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.
D. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá.

Câu 23 (0,25 điểm). Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước. Theo em, chị A nên làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về bản thân mình?

A. Vì con của chị chưa lớn nên chưa cần thiết phải tính toán đến hợp đồng lao động với công ty
B. Chị H có thể tới công ty đòi lại quyền lợi cho bản thân
C. Chị H có thể căn cứ vào điều lệ đã kí trong hợp đồng với công ty và các điều luật bảo vệ quyền lợi của người lao động để đòi lại quyền lợi thuộc về bản thân mình
D. Thực hiện trình báo cho cơ quan công an về tình hình của bản thân

Câu 24 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây là đúng?

A. Tuyên truyền cho mọi người về các quy định mà pháp luật đã quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại
B. Bác N thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây, để giúp cây không còn sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng
C. Khi đi ngoài đường Lan nhìn thấy một vật thể lạ nhìn như một quả mìn, Lan tò mò nên lại gần xem đó là gì
D. Bà Mai thường xuyên để bếp sưởi đang hoạt động gần màn ngủ cho ấm

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Theo em, lao động có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?

b. Pháp luật đã quy định như thế nào về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân?

Câu 2 (1,0 điểm). Gần ngày tết Nguyên đán, bạn H được người anh họ cho một bánh pháo để đốt. Bạn H nói với bạn K: “Tớ với cậu đốt pháo cho vui đi!”. Nghe xong, bạn K liền đáp: “Pháp luật đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy". Bạn H đáp: “Sao cậu máy móc thế? Ngày Tết cũng phải có tiếng nổ cho vui nhà vui xóm chứ!”. Lúc này, bạn K nhấn mạnh, đáp: “Không nên H ạ?. Cả hai tranh luận qua lại vì ý kiến trái ngược nhau.

a. Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn không? Vì sao?

b. Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?

c. Em có lời khuyên như thế nào đối với bạn H?

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
DBBAADCC
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
AACACDCB
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
BAAADCCA

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

*Ý nghĩa của lao động:

- Là hoạt động có mục đích của con người, nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

- Tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người; quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

*Đối với người sử dụng lao động:

- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để lựa chọn việc làm, nơi làm việc; lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Mọi công dân có quyền nâng cao trình độ, được hưởng các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, có quyền từ chối các công việc có nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ, tính mạng.

- Mỗi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và góp phần duy trì, phát triển xã hội.

Câu 2:

HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống:

Hành vi tàng trữ, đốt pháo tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cháy, nổ. Vì: trong pháo có chứa thuốc pháo; khi gặp những tác động cơ học, lí học, nhiệt học hay hóa học,… thì đều có thể gây nổ.

Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả:

+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chính bản thân và những người xung quanh.

+ Gây thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình, xã hội.

+ Gây ô nhiễm môi trường.

Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H ngừng việc đốt pháo tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng. Thay vào đó, H có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi, bổ ích và lành mạnh khác, như: gói bánh chưng cùng gia đình; chơi các trò chơi dân gian,..

.......

II. Đề thi học kì 2 lớp 8 sách Chân trời sáng tạo

Xem chi tiết đề thi trong file tải về

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
97
  • Lượt tải: 4.793
  • Lượt xem: 227.290
  • Dung lượng: 579,6 KB
Sắp xếp theo