Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 5 Đề thi cuối học kì 2 lớp 8 (Có đáp án, ma trận)
TOP 5 Đề thi học kì 2 lớp 8 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.
Đề thi học kì 2 lớp 8 Cánh diều gồm 5 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi cuối kì 2 lớp 8 Cánh diều giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 5 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 8 Cánh diều năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng tải tại đây.
Bộ đề thi cuối kì 2 lớp 8 sách Cánh diều năm 2023 - 2024
1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8
Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8
PHÒNG GD&ĐT......... TRƯỜNG THCS........... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
– “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
Câu 1 (1.0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây
Câu 4 (2.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên.
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8
Câu 1 (1.0 điểm):
Bài thơ trên được viết theo thể thơ thơ mới bảy chữ
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2 (1.0 điểm):
Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.
Câu 3 (1.0 điểm): Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là: so sánh: "Hổn hển như lời của nước mây."
Tác dụng của những biện pháp tu từ này: thể hiện được thần thái của tiếng hát màu xuân vừa hồn nhiên trong trẻo vừa thiết tha rạo rực.
Câu 4 (2.0 điểm):
HS bày tỏ quan điểm cá nhân, có thể theo hướng.
- Môi trường hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nên việc cấp thiết ngay lúc này là chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ nơi sinh sống của chính chúng ta.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta, là vấn đề sống còn của nhân loại.
- ......
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài
Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao, quan điểm sáng tác của tác giả, đặc biệt là tinh thần nhân đạo trong những tác phẩm của ôn và tác phẩm lão Hạc.
2. Thân bài
- Sự đồng cảm của tác giả đối với những nhân vật nghèo khổ, khó khăn. Trong đó có lão Hạc
- Sự khám phá của tác giả về cuộc đời và số phận của những con người nghèo khó
- Những vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của những nhân vật trong tác phẩm
- Từ giá trị hiện thực đến giá trị nhân đạo: Lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến, gián tiếp đẩy con người đến bước đường cùng.
3. Kết bài
Cảm nhận của em về giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 2 | 2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 2 |
|
| 0 | 2 | 7 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 7 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 1.0 điểm 10% | 7.0 điểm 70% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | 0 |
| C1 |
Thông hiểu
| - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | 1 | 0 |
| C2 | |
Vận dụng | - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu. - Thông điệp từ văn bản | 1 | 0 |
| C4 | |
Vận dụng cao | - Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn trích. | 1 | 0 | C3 | ||
| ||||||
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 | 0 |
| C1 phần tự luận |
2. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 8
Đề kiểm tra cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8
PHÒNG GD&ĐT........ TRƯỜNG THCS. ..... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 MÔN HĐTNHN LỚP 8 Thời gian: ....... phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, nghề nghiệp phổ biến là gì?
A. Là những nghề được nhiều người lựa chọn, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. Là những nghề được một số người lựa chọn, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là những nghề được một nhóm người lựa chọn, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
D. Là những nghề được mọi người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, hướng nghiệp là gì?
A. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển phẩm chất sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.
B. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển sở thích sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.
C. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển chuyên môn sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.
D. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển thể chất sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.
Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải một trong những bước xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp?
A. Đề xuất biện pháp thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp.
B. Xác định điểm hạn chế trong học tập của bản thân.
C. Xác định các môn học mà em sẽ cải thiện.
D. Xác định nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập chưa như mong muốn.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
B. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
C. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích phụng sự xã hội.
D. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những năng lực của con người.
B. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những suy nghĩ của con người.
C. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những tính cách của con người.
D. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những tư cách về đạo đức của con người.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một nghề nghiệp phổ biến?
A. Nhà sinh vật học.
B. Bộ đội.
C. Quản lí rủi ro và bảo hiểm.
D. Nhà khảo cổ học.
Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải một trong các bước lập kế hoạch tài chính?
A. Xây dựng ý tưởng kinh doanh.
B. Xác định mục tiêu, thời gian, quy mô của kế hoạch.
C. Tìm hiểu bối cảnh thị trường cả sản phẩm dự định cung cấp.
D. Các công đoạn chi tiết hướng dẫn sản xuất sản phẩm.
Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một phẩm chất cần thiết mà bác sĩ cần có?
A. Tận tụy.
B. Cẩn thận.
C Giao tiếp tốt.
D. Khéo tay.
Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một ý tưởng kinh doanh phù hợp với lứa tuổi?
A. Mở cửa hàng trưng bày và bán các mặt hàng xa xỉ.
B. Bán những đồ dùng còn sử dụng được khi không dùng đến.
C. Làm và bán các sản phẩm thủ công như mây tre, len đan...
D. Nấu và các món ăn đơn giản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không phải nội dung khảo sát hứng thú nghề nghiệp?
A. Tự đánh giá về khả năng của bản thân.
B. Hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực muốn tìm kiếm công việc.
C. Hiểu biết của học sinh về yêu cầu phẩm chất, năng lực của nghề.
D. Tên gọi của nghề nghiệp có hứng thú.
Câu 11 (0,5 điểm). Theo em, đâu là lí do cần hướng nghiệp?
A. Góp phần giảm tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.
B. Định hướng cơ cấu ngành dọc trong thị trường lao động.
C. Giúp học sinh định hướng được công việc trong tương lai.
D. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nhân công trong tương lai.
Câu 12 (0,5 điểm). Hoa là người ngăn nắp, tỉ mỉ, có năng lực tổ chức, yêu động vật, yêu thơ ca, đặc biệt thích hoạt động thiên nhiên bên ngoài, trải nghiệm cuộc sống. Theo em, Hoa phù hợp với công việc nào?
A. Thư kí hành chính và nhân viên chuyên môn khác.
B. Nhà văn, nhà báo hoặc nhà ngôn ngữ học.
C. Nhà tư vấn nông, lâm nghiệp và thủy sản.
D. Nhân viên dịch vụ và bán hàng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Nêu việc làm đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nhà phát thanh viên truyền hình
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu các bước lập kế hoạch kinh doanh.
Đáp án đề thi cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8
I. TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm)
1-D | 2-A | 3-B | 4-A | 5-D | 6-D |
7-D | 8-C | 9-A | 10-B | 11-C | 12-C |
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
- Việc làm đặc trưng
- Phát thanh viên truyền hình
- Tìm kiếm thông tin, nắm bắt xu hướng
- Lên ý tưởng, lấy tin tức
- Biên tập tin, bài phát sóng trên truyền hình
- Ghi hình
- Làm hậu kì
- Trang thiết bị, dụng cụ lao động
- Máy nhắc chữ
- Máy quay, máy ghi âm
- Loa, micro
Câu 2 (1,0 điểm).
- Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh
- Tên hoạt động: Đèn lồng yêu thương
- Mục đích: Bán đèn lồng nhân dịp Trung thu, số tiền lãi sẽ dùng để mua quà cho các em bé có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn sinh sống
- Bước 2: Xác định thời gian, mục tiêu, quy mô của kế hoạch
- Thời gian: 1/9/2023 – 25/9/2023
- Mục tiêu: Lan toả tình yêu thương đến những em bé khó khăn và phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc
- Quy mô: những vùng lân cận với số vốn ban đầu là 1.000.000vnđ
- Bước 3: Tìm hiểu bối cảnh thị trường của sản phẩm/ Dịch vụ dự định cung cấp
- Bối cảnh thị trường: Địa bàn có nhiều trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi, mức thu nhập của địa phương ở mức độ tương đối tốt,…
- Dịch vụ dự định cung cấp: Freeship với những đươn nằm trong hạn mức cho phép, đóng goí sạch sẽ,…
- Bước 4: Xây dựng phương án thực hiện kế hoạch
+ Cách tiếp thị, giới thiệu sản phẩm:
- Lựa chọn mặt hàng đèn lồng đa dạng, hấp dẫn, giá cả phải chăng
- Triển khai chiến dịch tuyển cộng tác viên (vì đây là hoạt động kinh doanh mang tính cộng đồng là chính
- Đăng bài công khai giới thiệu trên các trang MXH với poster bắt mắt đúng chủ đề,…
+ Chuẩn bị nhân sự, tài chính, tổ chức triển khai
- Tuyển CTV
- Dự trù kinh phí nhập hàng, phụ kiện liên quan
- Dự trù kinh phí phát sinh khi cần
- Triển khai dựa trên 2 hình thức: bán online có đặt trước và bán trực tiếp tại địa điểm xác định
- Bước 5: Dự phòng rủi ro và phương án xử lí
+ Không bán hết hàng, hàng lỗi hoặc hỏng hóc,… => khắc phục thủ công nếu trong khả năng, số hàng còn có thể tặng các em bé có hoàn cảnh đặc biệt tại nơi dự định hoạt động thiện nguyện,…
Bước 6: Viết phần tóm tắt kế hoạch
Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 8: Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | |
Chủ đề 9: Định hướng nghề nghiệp | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 8 | 6 | 1 | ||||
Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại | Nhận biết | - Nhận diện được nghề nghiệp phổ biến. - Nhận diện được phẩm chất trong nghề nghiệp. | 2 | C1 C5 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải là một nghề nghiệp phổ biến. - Nhận diện được ý không phải là một phẩm chất cần thiết mà bác sĩ cần có. - Nhận diện được đâu không phải nội dung khảo sát hứng thú nghề nghiệp. | 3 | C6 C8 C10 | |||
Vận dụng | - Vận dụng để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. - Nêu việc làm đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nhà thiết kế thời trang. | 1 | 1 | C12 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 9 | 6 | 1 | ||||
Định hướng nghề nghiệp | Nhận biết | - Nhận diện được định nghĩa về hướng nghiệp. - Nhận diện được định nghĩa về kinh doanh. | 2 | C2 C4 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải một trong những bước xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp. - Nhận diện được ý không phải một trong các bước lập kế hoạch tài chính. - Nhận diện được ý không phải là một ý tưởng kinh doanh phù hợp với lứa tuổi. | 3 | C3 C7 C9 | |||
Vận dụng | - Nêu được lí do cần hướng nghiệp. | 1 | C11 | |||
Vận dụng cao | - Nêu các bước lập kế hoạch kinh doanh. | 1 | C2 (TL |
3. Đề thi học kì 2 môn GDCD 8
Đề thi học kì 2 môn GDCD 8
PHÒNG GD&ĐT......... TRƯỜNG THCS........... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 MÔN GDCD LỚP 8 Thời gian: .... phút |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
A. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương
B. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn
C. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
D. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Câu 2 (0,25 điểm). Nhà nước quy định nhà sử dụng lao động không được phép khai thác sức lao động từ đối tượng nào?
A. Người trong độ tuổi lao động
B. Người chưa đủ 13 tuổi
C. Người không có tay nghề
D. Người phải học hỏi mới quen được với công việc
Câu 3 (0,25 điểm). Học sinh có thể làm gì để phòng tránh được các tai nạn về cháy nổ ở xung quanh mình?
A. Sử dụng điện thoại di động khi đang cắm nguồn sạc
B. Tắt hết các thiết bị điện khi không dùng đến
C. Cắm nhiều giắc cắm ở một ổ điện
D. Dùng vải che phủ vào các thiết bị điện khi chúng đang hoạt động
Câu 4 (0,25 điểm). Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm việc trong các môi trường nào sau đây?
A. Làm việc trong mỏ than
B. Làm việc tại trung tâm dạy kèm
C. Làm các công việc phù hợp với thời gian học tập của bản thân tại trường học
D. Làm việc tại nơi có khả năng phát triển trí lực, trí tuệ, nhân cách của người chưa thành niên
Câu 5 (0,25 điểm). Một trong những nội dung về bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn cái gì?
A. Làm việc phù hợp với khả năng của mình, theo chuyên môn, không bị phân biệt đối xử
B. Muốn làm lúc nào tùy thuộc vào ý thích của mình
C. Thời gian làm việc theo ý kiến chủ quan của mình
D. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình
Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007?
A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.
C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.
D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.
Câu 7 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
A. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
B. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc.
C. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng.
D. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc.
Câu 8 (0,25 điểm). Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?
A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ
B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng
C. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga
D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy
Câu 9 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây có thể dẫn đến các tai nạn về cháy nổ?
A. Hút thuốc lá tại điểm bán xăng, dầu khi đang xếp hàng đến lượt
B. Ngắt nguồn điện của đèn học sau khi học xong vào buổi tối
C. Chỉ sử dụng điện thoại khi đã hoàn tất quá trình sạc pin
D. Sử dụng các thiết bị đóng cắt dòng điện khi xảy ra các sự cố về điện
Câu 10 (0,25 điểm). Người sử dụng lao động không được quyền làm gì?
A. Không thực thi hợp đồng đã cam kết
B. Chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của nhân viên
C. Xét tặng thưởng cho các nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
D. Thực hiện các việc làm đã cam kết trong hợp đồng
Câu 11 (0,25 điểm). Chủ thể nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh X được nghỉ phép hằng năm.
B. Bạn T chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
C. Bà Y thuê bạn C (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
D. Chị V luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?
A. Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty.
B. Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
C. Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng.
D. Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.
Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?
A. Chị S để các hóa chất dễ cháy ở xa khu vực bếp.
B. Anh T tố cáo hành vi tàng trữ thuốc nổ của ông X.
C. Anh V mua thuốc nổ về tự chế pháo để bán kiếm lời.
D. Chị M gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.
Câu 14 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
B. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn.
D. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
Câu 15 (0,25 điểm). Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.
C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.
D. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.
Câu 16 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc?
A. Chúng ta sẽ không sử dụng được hết các tính năng của điện thoại khi chúng ta đang sạc dở
B. Làm cho điện thoại nóng lên, rò rỉ bo mạch bên trong của máy, gây cháy nổ trong quá trình sử dụng
C. Không cảm nhận được hết độ mượt của điện thoại trong khi đang sạc
D. Người dùng không tập trung sử dụng được thiết bị
Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.
B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.
C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.
Câu 18 (0,25 điểm). Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không. Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?
A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.
B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.
C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.
D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.
Câu 19 (0,25 điểm). Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”. Trong tình huống sau, chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
A. Hai bạn K và V.
B. Hai bạn K và T.
C. Cả ba bạn K, T, V.
D. Bạn V và T.
Câu 20 (0,25 điểm). Để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường lao động, chúng ta cần nắm rõ các điều gì?
A. Cần tìm hiểu về công việc mà mình muốn làm, các quy định, yêu cầu của công việc; nắm rõ các quy định, luật bảo vệ người lao động do nhà nước ban hành
B. Yêu cầu công ty phải đáp ứng được các nhu cầu của mình khi vào làm tại công ty
C. Không chấp nhận các yêu cầu phát sinh trong khi làm việc tại công ty
D. Yêu cầu công ty cần có một bản quy định rõ ràng về công việc
Câu 21 (0,25 điểm). Gần tết Nguyên đán, anh M được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
B. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.
C. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
D. Từ chối, đồng thời khuyên anh không nên thực hiện ý định đó.
Câu 22 (0,25 điểm). Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh T (14 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vì không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm ở đâu, nên anh T đã tới Trung tâm giới thiệu việc làm A để nhờ sự tư vấn, trợ giúp. Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc nào dưới đây?
A. Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.
B. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.
D. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá.
Câu 23 (0,25 điểm). Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước. Theo em, chị A nên làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về bản thân mình?
A. Vì con của chị chưa lớn nên chưa cần thiết phải tính toán đến hợp đồng lao động với công ty
B. Chị H có thể tới công ty đòi lại quyền lợi cho bản thân
C. Chị H có thể căn cứ vào điều lệ đã kí trong hợp đồng với công ty và các điều luật bảo vệ quyền lợi của người lao động để đòi lại quyền lợi thuộc về bản thân mình
D. Thực hiện trình báo cho cơ quan công an về tình hình của bản thân
Câu 24 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây là đúng?
A. Tuyên truyền cho mọi người về các quy định mà pháp luật đã quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại
B. Bác N thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây, để giúp cây không còn sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng
C. Khi đi ngoài đường Lan nhìn thấy một vật thể lạ nhìn như một quả mìn, Lan tò mò nên lại gần xem đó là gì
D. Bà Mai thường xuyên để bếp sưởi đang hoạt động gần màn ngủ cho ấm
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, lao động có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?
b. Pháp luật đã quy định như thế nào về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân?
Câu 2 (1,0 điểm). Gần ngày tết Nguyên đán, bạn H được người anh họ cho một bánh pháo để đốt. Bạn H nói với bạn K: “Tớ với cậu đốt pháo cho vui đi!”. Nghe xong, bạn K liền đáp: “Pháp luật đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy". Bạn H đáp: “Sao cậu máy móc thế? Ngày Tết cũng phải có tiếng nổ cho vui nhà vui xóm chứ!”. Lúc này, bạn K nhấn mạnh, đáp: “Không nên H ạ?. Cả hai tranh luận qua lại vì ý kiến trái ngược nhau.
a. Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn không? Vì sao?
b. Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?
c. Em có lời khuyên như thế nào đối với bạn H?
Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | B | B | A | A | D | C | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | A | C | A | C | D | C | B |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
B | A | A | A | D | C | C | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:
*Ý nghĩa của lao động:
- Là hoạt động có mục đích của con người, nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
- Tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người; quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
*Đối với người sử dụng lao động:
- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để lựa chọn việc làm, nơi làm việc; lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Mọi công dân có quyền nâng cao trình độ, được hưởng các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, có quyền từ chối các công việc có nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ, tính mạng.
- Mỗi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và góp phần duy trì, phát triển xã hội.
Câu 2:
HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống:
Hành vi tàng trữ, đốt pháo tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cháy, nổ. Vì: trong pháo có chứa thuốc pháo; khi gặp những tác động cơ học, lí học, nhiệt học hay hóa học,… thì đều có thể gây nổ.
Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả:
+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chính bản thân và những người xung quanh.
+ Gây thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình, xã hội.
+ Gây ô nhiễm môi trường.
Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H ngừng việc đốt pháo tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng. Thay vào đó, H có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi, bổ ích và lành mạnh khác, như: gói bánh chưng cùng gia đình; chơi các trò chơi dân gian,..
.......
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 2 lớp 8 Cánh diều