Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 4 Đề kiểm tra GDCD 8 học kì 2 sách KNTT, CTST, CD (Cấu trúc mới)

Đề thi học kì 2 môn GDCD 8 năm 2025 gồm 4 đề kiểm tra kèm theo bảng ma trận chi tiết. Qua đề thi GDCD lớp 8 cuối kì 2 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 4 Đề thi cuối kì 2 môn GDCD 8 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức được biên soạn theo Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH với cấu trúc gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục công dân 8 sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8.

1. Đề thi học kì 2 môn GDCD 8 Cánh diều năm 2025

1.1 Đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục công dân 8

UBND HUYỆN ……..

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2024-2025

MÔN: GDCD 8

I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (3 điểm)

Chọn câu trả lời đúng và ghi lại chữ cái đầu câu trả lời vào tờ giấy thi.

Câu 1:Hành vi ép buộc chồng đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho vợ quản lí là hình thức bạo lực gì?

A. Bạo lực về thể chất
B. Bạo lực về tinh thần
C. Bạo lực về tinh dục
D. Bạo lực về kinh tế.

Câu 2: : “Những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Kế hoạch cá nh
B. Mục tiêu cá nhân.
C. Mục tiêu phấn đấu.
D. Năng lực cá nhân.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục tiêu cá nhân?

A. Cải thiện kỹ năng thuyết trình trước lớp.
B. Không bao giờ lựa chọn mục tiêu cao và khó.
C. Từ bỏ khi gặp khó khăn trong học tập.
D. Bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

Câu 4: Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước?

A. 4 bước.
B. 5 bước.
C. 6 bước.
D. 7 bước.

Câu 5: Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?

A. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga.
B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng.
C. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ.
D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy.

Câu 6. Nhà nước nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
B. Buôn bán, sử dụng xăng, dầu, ga.
C. Sử dụng các chất độc hại để đầu độc người khác.
D. Tuyên truyền mọi người thực hiện các quy định phòng cháy chữa cháy.

Câu 7: Tai nạn nào sau đây do các chất độc hại gây ra?

A. Đuối nước.
B. Tai nạn giao thông.
C. Bị điện giật.
D. Ngộ độc thức ăn.

Câu 8: Nội dung nào sau đây là quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công dân được mua bán và sử dụng các vũ khí.
B. Công dân được sử dụng súng đạn để săn bắn và tự vệ.
C. Mọi người được mua bán, sử dụng mìn để đánh cá trên biển.
D. Cấm tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí và các chất cháy nổ.

Câu 9: Người lao động có nghĩa vụ

A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.
D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.

Câu 10: Nhà nước quy định người sử dụng lao động không được phép khai thác sức lao động từ đối tượng nào?

A. Người trong độ tuổi lao động.
B. Người chưa đủ 13 tuổi.
C. Người không có tay nghề.
D. Người phải học hỏi mới quen được với công việc.

Câu 11: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. việc làm theo sở thích của mình.
B. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
C. việc làm phù hợp với khả năng của mình.
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan.

Câu 12. Lao động là ............................ sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.

A. cách thức quy định
B. con đường dẫn đến
C. nhân tố quyết định
D. Phương pháp quy định

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG-SAI (4 điểm): Trong mỗi ý a, b, c, d của từng câu học sinh chỉ trả lời đúng hoặc sai.

Câu 1: Trường hợp : H đang xếp hàng đợi mua dầu hỏa cho bố, thì trông thấy một người đàn ông cũng đang xếp hàng chờ đổ xăng, trong lúc chờ đợi chú ấy đã lấy bật lửa ra định châm thuốc hút. 

Ý hỏi

Đúng

Sai

a. Hành vi của người đàn ông trong trường hợp trên có thể gây ra cháy nổ.

 

 

b. Hành vi của người đàn ông trong trường hợp trên dễ dẫn đến thiệt hại về người và tài sản.

 

 

c. H cần khuyên chú ấy không được hút thuốc tại cây xăng vì rất nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ nghiêm trọng, thiệt hại đến tài sản và tính mạng

 

 

d. H nên mặc kệ chú ấy, chú ấy muốn hút thuốc ở đâu là việc của chú ấy

 

 

.................

Tải file về để xem thêm đề thi học kì 2 GDCD 8

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 8 

Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 8

.............

Tải file về để xem đầy đủ đề thi học kì 2 môn GDCD 8

2. Đề thi học kì 2 môn GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2025 

2.1 Đề thi cuối kì 2 môn GDCD 8

UBND HUYỆN ……. .

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2024-2025

MÔN: GDCD 8

I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (3,0 ĐIỂM)

(Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án trả lời đúng nhất)

Câu 1: Các hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí?

A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông.
B. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra.
C. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi làm việc.
D. Gặp tai nạn do lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn.

Câu 2: Tai nạn cháy nổ có thể xảy ra ở đâu?

A. Các khu công nghiệp làm với sức chứa lớn.
B. Bất cứ đâu cũng có thể xảy ra các tai nạn về cháy nổ nếu chúng ta bất cẩn.
C. Các khu đông dân cư.
D. Chỉ có những gia đình đun nấu bằng bếp gas mới hay bị xảy ra cháy nổ.

Câu 3: Nhà nước ta đã nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Sử dụng các chất độc hại để đầu độc con người.
B. Tàn trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
C. Tàn trữ, sử dụng, buôn bán xăng, dầu.
D. Tuyên truyền mọi người thực hiện các quy định phòng cháy, chữa cháy.

Câu 4: Khi phát hiện ra các vũ khí gây cháy, nổ em cần làm gì?

A. Báo cho các cơ quan chức năng để có phương án rà phá chuẩn mực.
B. Tự mình đào vũ khí đó lên quan sát.
C. Hoảng sợ và không nói cho ai về vấn đề này hết.
D. Gọi cho bạn bè ra xem.

Câu 5: Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm quy định về phòng ngừa tai nan vú khí, cháy, nổ và các chất độc hại là:

A. Quyến lợi của công dân.
B. Trách nhiệm của chính quyền.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Trách nhiệm của lực lượng phòng cháy, chữa cháy.

Câu 6: Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?

A. Về tính mạng.
B. Thiệt hại về tải sản; sức khỏe, tính mạng con người.
C. Về tài sản.
D. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người.

Câu 7: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động

A. Lao động.
B. Dịch vụ.
C. Trải nghiệm.
D. Hướng nghiệp.

Câu 8: Người lao động có nghĩa vụ

A. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
B. Tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
C. Không được hưởng chế độ trong quá trình làm việc.
D. Làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn.

Câu 9: Độ tuổi thấp nhất của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động ở nước ta là bao nhiêu?

A. Từ 15 tuổi.
B. Từ đủ 15 tuổi.
C. Đủ 15 tuổi.
D. Từ đủ 16 tuổi.

Câu 10: Các bạn học sinh lớp 8A trao đổi với nhau về quyền và nghĩa vụ lao động, có nhiều ý kiến khác nhau. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Học sinh lớp 8 cần tham gia lao động tuỳ theo khả năng của mình.
B. Lao động là việc làm của người lớn, học sinh lớp 9 chỉ có nghĩa vụ học tập.
C. Chỉ có học sinh nhà nghèo tham gia lao động, còn học sinh nhà giàu thì không cần.
D. Học nhiều cũng không bằng nghỉ học để kiếm nhiều tiền.

Câu 11:Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?

A. Tìm việc làm theo trình độ nghê nghiệp của bản thân.
B. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.
C. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.
D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.

Câu 12: Người lao động có quyền nào sau đây?

A. Tự ý nghỉ việc.
B. Đi làm muộn.
C. Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
B. Sử dụng điện

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (4. 0 điểm)

(Trong mỗi ý a)b)c)d) của từng câu học sinh chỉ trả lời Đúng hoặc Sai)

Câu 1: Nói về trách nhiệm của công dân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, đâu là ý đúng, đâu là ý sai?

a) Công dân có trách nhiệm nâng cao nhận thức về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ.
b) Chỉ cần các cơ quan chức năng thực hiện trách nhiệm, công dân không cần quan tâm.
c) Công dân cần tố cáo hành vi vi phạm các quy định về chất độc hại.
d) Không cần vận động người khác thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn.

Câu 2: Nói về hậu quả của việc không tuân thủ quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, đâu là ý đúng, đâu là ý sai?

a) Tai nạn cháy nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
b) Ngộ độc thực phẩm chỉ xảy ra khi thời tiết nóng bức.
c) Sử dụng chất độc hại không đúng cách có thể gây ô nhiễm môi trường.
d) Không tuân thủ quy định pháp luật không gây nguy hiểm trực tiếp cho cộng đồng.

. . . . . . . . . . . . . . .

Xem đầy đủ nội dung đề thi trong file tải về

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8

Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8

. . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 2 môn GDCD 8 Kết nối tri thức 

3. Đề thi cuối kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2025 

...............

Tải file tài liệu để xem đầy đủ Đề thi cuối kì 2 môn GDCD 8 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Đóng