Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 4

Viết đoạn văn nêu ý kiến giúp các em học sinh lớp 4 biết cách viết đoạn văn nêu lý do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21, 22.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Viết đoạn văn nêu ý kiến - Bài 4 Chủ đề Mỗi người một vẻ theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết Viết tuần 2.

Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến Kết nối tri thức

Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức trang 21, 22

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Câu 1

Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Lưu ý:

  • Chọn cách giới thiệu câu chuyện gây được chú ý và nếu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.
  • Trình bày rõ các lí do yêu thích câu chuyện và đưa dẫn chứng minh hoạ.
  • Các câu trong đoạn văn được viết liên tục, không xuống dòng.

Trả lời:

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện Bó đũa

Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương đứa con trai đã in đậm trong tâm trí tôi. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Câu chuyện đã gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.

>> Tham khảo: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện

Câu 2

Đọc soát và chỉnh sửa bài viết:

  • Đoạn văn không bỏ sót các lý do yêu thích câu chuyện hoặc dẫn chứng minh họa.
  • Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả....

Trả lời:

- Cách mở đoạn: Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình.

- Cách trình bày lí do:

+ Nội dung: Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau.

+ Nhân vật: Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết.

+ Chi tiết: Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình.

- Cách kết thúc: Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 15
  • Lượt xem: 1.675
  • Dung lượng: 129,1 KB
Sắp xếp theo