Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp nhân hóa - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 19
Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp nhân hóa giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu một cách thành thạo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trang 87, 88 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Qua đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp nhân hóa - Bài 19 Chủ đề Niềm vui sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp nhân hóa Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức trang 87, 88
Câu 1
Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
a. Chim mừng, ríu cánh vỗ | Hạt níu hạt trĩu bông (Quang Khải) |
b. Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng phi lao vật vã, chao đảo trong gió nhưng không cây nào chịu gục. Sáng ra, trời tạnh ráo. Các cây phi
lao chỉ bị rụng mất một ít lá. Khi bé Ly đi học, như thường lệ, rặng phi lao lại vi vu reo hát chào Ly. Ly vẫy tay chào lại:
– Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!
(Theo Bùi Minh Quốc)
c. Vườn cây đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
(Theo Nguyễn Kiên)
Trả lời:
a. Chim, cào cào, gió, hạt lúa. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2).
b. Rặng phi lao được nhân hóa bằng cách (2) và (3).
c. Chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2).
Câu 2
Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ dưới đây? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó.
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo.
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong.
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Trả lời:
Em thích hình ảnh:
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.
Tác dụng của hình ảnh đó là:
- Giúp câu thơ giàu hình ảnh, sinh động: bắp ngô được nhân hóa là “ông” trở nên sinh động, ngộ nghĩnh và thật gần gũi với mỗi gia đình. Ngoài ra, râu bắp ngô còn được so sánh “hồng như tơ” khiến câu thơ ví von giàu hình ảnh.
- Thể hiện tình yêu gia đình, quê hương và yêu cuộc sống của tác giả.
Câu 3
Đặt 2 – 3 câu có hình ảnh nhân hoá nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.
M: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.
Trả lời:
Mẫu 1:
- Những chị mây diện những chiếc váy trắng muốt đang bay trên bầu trời xanh cao.
- Gió nhè nhẹ thổi trên các ngọn cây như bàn tay mẹ nhè nhẹ vuốt ve đầu em.
- Chị gió nhón nhẹ chân qua làm cây cối đung đưa.
Mẫu 2:
- Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.
- Từng chị mây cam, hồng dần dần vẫy tay chào biệt buổi chiều để đến với màn đêm tĩnh lặng.
- Bỗng từ đằng xa những đám mây đen ì ạch trôi về từ vùng biển, nhờ trận gió nồm nam đẩy chúng mau chóng bao phủ kín bầu trời.