Viết: Viết bài văn kể lại một câu chuyện - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 15
Viết bài văn kể lại một câu chuyện giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm rõ cấu trúc, biết cách viết bài văn kể lại một câu chuyện thật sinh động.
Nhờ đó, các em dễ dàng trả lời các câu hỏi trang 65 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Viết bài văn kể lại một câu chuyện - Bài 15: Gặt chữ trên non Chủ đề Trải nghiệm và khám phá cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị tiết Viết tuần 8:
Viết: Viết bài văn kể lại một câu chuyện Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức trang 65
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Câu 1
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Trả lời:
Viết bài văn kể lại câu chuyện Con vẹt xanh
Trong các câu chuyện đã đọc, em ấn tượng nhất với tác phẩm "Con vẹt xanh". Truyện đã để lại nhiều bài học quý giá về thái độ, cách đối xử giữa người với người.
Truyện kể về một bạn nhỏ tên Tú. Một hôm, Tú thấy một con vẹt lông xanh đang bị thương. Khi ấy, cậu quyết định đem chú vẹt về nhà chăm sóc. Thấy anh bảo vẹt có thể bắt chước tiếng người, Tú vô cùng hào hứng. Cậu chăm chỉ, miệt mài dạy chú vẹt tập nói.
Có hôm đang ngồi chơi với vẹt, Tú nghe anh gọi ra giúp. Do cảm thấy bị làm phiền, cậu đã cáu gắt và nói trống không với anh: "Cái gì?", "Kêu chi kêu hoài". Điều này diễn ra không chỉ một mà là rất nhiều lần.
Thời gian qua đi, vẹt xanh đã biết huýt sáo. Tuy nhiên, nó vẫn chưa chịu nói tiếng nào. Một lần Tú gọi, vẹt đã cất giọng the thé gắt lại: "Cái gì?". Nghe vậy, Tú vui mừng khôn xiết, nghĩ rằng mình đã thành công rồi. Thế là cậu đi khoe khắp nơi về việc vẹt nhỏ nhà mình biết nói.
Hôm sau, bạn bè đến nhà Tú chơi để "chiêm ngưỡng" chú vẹt. Tú hãnh diện gọi "Vẹt ơi" nhưng vẹt nhỏ lại the thé đáp "Cái gì?". Điều này khiến Tú xấu hổ, nghiêm giọng gọi lại thêm lần nữa. Khi này, vẹt nhỏ than phiền bằng giọng bất mãn: "Kêu chi kêu hoài". Thế là các bạn được dịp cười bò thích thú. Nhưng Tú lại ngồi lặng thinh, nhớ lại bao lần mình nói trống không, cằn nhằn bởi anh gọi. Nghĩ vậy, cậu hối hận vô cùng. Chú vẹt nhỏ dường như cũng biết lỗi, xù lông cổ, rụt đầu và gù một cái nghe tựa tiếng "Dạ!".
Qua câu chuyện, em cảm thấy bản thân cần biết lễ phép với người lớn hơn. Các em nhỏ đều có thể bắt chước những việc mình làm. Vậy nên ta cần cư xử mẫu mực, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ sau.
Viết bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa
Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
Chuyện kể về một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ. Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.
Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!
>> Xem thêm: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
Câu 2
Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.
b. Sửa lỗi (nếu có).
Trả lời:
Em đọc soát và chỉnh sửa.
Vận dụng
Kể cho người thân nghe những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao.
Trả lời:
Con đường đi học của các bạn rất gian nan vất cả. Các bạn phải băng rừng, lội suối, đi chênh vênh trên những con đường nhỏ hẹp trên núi cao. Tuy nhiên trên môi ai cũng nở nụ cười, các bạn đều rất vui vẻ và hào hứng khi được đi học mỗi ngày.