Đọc: Thằn lằn xanh và tắc kè - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 5
Soạn bài Thằn lằn xanh và tắc kè giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 23, 24. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Thằn lằn xanh và tắc kè - Tuần 3.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Thằn lằn xanh và tắc kè trang 23, 24 của Bài 5 Chủ đề Mỗi người một vẻ theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.
Soạn bài Thằn lằn xanh và tắc kè Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức trang 23, 24
Khởi động
Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật.
Trả lời:
Mèo là loài vật sống ở trên cạn, thường được làm vật nuôi trong gia đình. Chúng thường ngủ rất nhiều. Ngoài ra mèo còn rất thích bắt chuột.
>> Xem thêm: Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật
Bài đọc
THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ
Một buổi tối nọ, thằn lằn xanh đang bò trên cành cây. Đột nhiên, thằn lằn phát hiện tác kẻ đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà. Thằn lằn thầm nghĩ: “Ồ, một người bạn mới”. Thằn lằn cất tiếng chào:
- Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. – Tắc kè đáp lời thằn lằn xanh.
Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Tắc kè liền nói:
- Hay chúng mình thủ đổi cuộc sống cho nhau đi! Tớ chán những bức tường lắm rồi. Tớ muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống cậu.
Thằn lằn xanh khoái chí:
- Còn tớ, tớ muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống cậu. Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao!
Vài ngày sau...
Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè: “Mình không thể bò trên tường giống như tắc kè, cũng không thể kiếm ăn theo cách của tắc kè. Mình đói quá rồi!".
Trong khi đó, tắc kẻ cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày: “Da của mình không giống da của thằn lằn. Nóng quá! Mình không thể kiếm ăn ngoài trời! Mình đói quá rồi!”.
Thế là hai bạn quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau. Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Đôi bạn vẫn thi thoảng gặp nhau và trò chuyện về cuộc sống.
(Theo Sang Lê-kha-na)
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Thằn lằn xanh và tắc kẻ đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ?
Trả lời:
- Thằn lằn xanh tự giới thiệu mình là thằn lằn xanh, thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Tắc kè tự giới thiệu mình là tắc kè, thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối.
Câu 2. Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau?
Trả lời:
Hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau vì 2 bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Cả 2 đã quá quen với cuộc sống thường ngày của mình nên muốn trải nghiệm một cuộc sống khác. Tắc kè muốn được muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống thằn lằn xanh. Thằn lằn xanh lại bò lên tường để tìm thức ăn giống tắc kè.
Câu 3. Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
- Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống.
- Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống.
Trả lời:
- Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống:
- Thằn lằn xanh nhận ra tay chân mình không bám dính như tắc kè nên không thể bò trên tường.
- Tắc kè nhận ra da của mình không giống da của thằn lằn nên không thể chịu được sức nắng của ban ngày.
- Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống: Cả hai bạn đều không thể kiếm ăn và bị đói.
Câu 4. Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình?
Trả lời:
Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Cả hai bạn đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi được là chính mình. Và vẫn thỉnh thoảng gặp mặt nhau để chuyện trò về cuộc sống.
Câu 5. Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung tương ứng với mỗi ý dưới đây: