Soạn bài Rừng ngập mặn Cà Mau trang 61 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 25
Soạn bài Rừng ngập mặn Cà Mau giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 61, 62, 63, 64, 65.
Nhờ đó, các em viết hoa tên địa lí, phân biệt r/d/gi, im/iêm, mở rộng vốn từ quê hương, nói và đáp lời cảm ơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Rừng ngập mặn Cà Mau - Tuần 25 của Bài 2 chủ đề Sắc màu quê hương theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Rừng ngập mặn Cà Mau Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 2: Rừng ngập mặn Cà Mau
Nói một vài điều em biết về rừng.
Gợi ý trả lời:
Rừng là một tài nguyên quan trọng đối với nước ta. Rừng được chia thành rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn,... Rừng giúp giảm thiệt hại về thiên tai, chống xói mòn, chống xâm ngập mặn ở các vùng ven biển.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 2: Rừng ngập mặn Cà Mau
Bài đọc
RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU
Rừng ngập mặn Cà Mau là rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
Rừng ngập mặn Cà Mau có các loài cây như đước, mắm, sú vẹt, dừa nước. Đó là nơi sinh sống của cò, le le, chích bông nâu,... Đây cũng là chỗ dừng chân của các loài chim di cư như sếu, bồ nông, cò thìa,...
Trong rừng ngập mặn cũng có khỉ đuôi dài, chồn, cáo, rái cá, trăn, rắn, cá sấu, ba khía,... Rừng ngập mặn đã cung cấp thức ăn và môi trường sống cho các loài động vật, thực vật. Hằng năm, đất rừng ở đây màu mỡ nhờ phù sa từ các sông rạch đổ về.
Rừng ngập mặn Cà Mau là món quà vô giá mà thiên nhiên tặng cho chúng ta.
Nguyễn Kiên Giang
- Rừng ngập mặn: rừng ở những cửa sông ven biển.
- Chim di cư: loài chim di chuyển theo mùa giữa nơi sinh ra là nơi tránh rét.
- Phù Sa: đất, cát mịn và có nhiều chất màu mỡ được cuốn trôi theo dòng nước.
Câu 1
1. Ở Việt Nam, rừng ngập mặn nào lớn nhất?
2. Tìm từ ngữ chỉ tên gọi một số loài động vật, thực vật trong bài đọc.
3. Nêu các lợi ích của rừng ngập mặn Cà Mau.
4. Theo em, vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng?
Gợi ý trả lời:
1. Ở Việt Nam, rừng ngập mặn lớn nhất là rừng ngập mặn Cà Mau.
2. Từ ngữ chỉ tên gọi một số loài động vật, thực vật trong bài là: đước, mắm, sú vẹt, dừa nước, cò, le le, chích bông nâu, sếu, bồ nông, cò thìa, khỉ đuôi dài, chồn, cáo, rái cá, trăn, rắn, cá sấu, ba khía.
3. Các lợi ích của rừng ngập mặn Cà Mau là: cung cấp thức ăn và môi trường sống cho các loài động vật, thực vật.
4. Theo em, chúng ta cần bảo vệ rừng vì đó cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái của con người.
Câu 2
a. Nghe - viết: Rừng ngập mặn Cà Mau (từ Rừng ngập mặn Cà Mau có các loài cây đến cỏ thìa).
b. Viết tên tỉnh (thành phố) nơi em ở.
c. Tìm các từ ngữ gọi tên từng sự vật dưới đây:
Gợi ý trả lời:
a. Nghe - viết: Rừng ngập mặn Cà Mau (từ Rừng ngập mặn Cà Mau có các loài cây đến cỏ thìa).
b. Tên tỉnh (thành phố) nơi em ở là: Thành phố Hà Nội.
c. Các từ ngữ gọi tên từng sự vật trong tranh là:
- Chứa tiếng bắt đầu bằng chữ r, chữ d hoặc chữ gi: quả dừa, con rùa, hoa hướng dương, đôi giày,
- Chứa tiếng có vần im hoặc vần iêm: đàn chim, quả hồng xiêm, con nhím.
Câu 3
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ quê hương?
- Nơi mình học hành, vui chơi.
- Nơi bố mẹ mình ở, làm việc.
- Nơi gia đình, dòng họ mình đã nhiều đời sinh sống.
b. Xếp các từ ngữ sau vào 2 nhóm:
- Chỉ sự vật có ở quê hương.
- Chỉ tình cảm đối với quê hương.
M: Rừng cây.
M: mến yêu
Gợi ý trả lời:
a. Dòng nêu đúng nghĩa của từ quê hương là: Nơi gia đình, dòng họ mình đã nhiều đời sinh sống.
b. Xếp từ ngữ sau vào 2 nhóm như sau:
- Chỉ sự vật có ở quê hương là: phố phường, đầm sen, bến cảng, mái đình, rừng cây, ruộng lúa.
- Chỉ tình cảm đối với quê hương là: thương nhớ, tự hào, thân thuộc, mến yêu, thân thương.
Câu 4
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Đặt 2 - 3 câu có từ ngữ ở bài tập 3b.
b. Thay 🌸 bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Để làm gì?
- Cuối tuần, bố mẹ chở em về quê🌸
- 🌸, cảnh vật thật thanh bình.
- Bà đưa em ra vườn🌸
Gợi ý trả lời:
a. Đặt câu:
- Em rất tự hào về quê hương em có truyền thống hếu học.
- Hình ảnh mái đình quen thuộc thường thấy ở các làng quê.
b. Ta thay như sau:
- Cuối tuần, bố mẹ chở em về quê ở đâu?
- Ở đâu, cảnh vật thật thanh bình?
- Bà đưa em ra vườn để làm gì?
Câu 5
Nói và nghe
a. Đọc lời của các nhân vật trong tranh:
b. Đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn phù hợp với từng tình huống sau:
- Bà kể cho em nghe một câu chuyện thú vị.
- Bạn cho em mượn một tập thơ viết quê hương.
Gợi ý trả lời:
a. Đọc lời của nhân vật:
- Bạn nam: Mình mong bạn sẽ thích món quà này.
- Bạn nữ: Hộp quà đẹp quá! Cảm ơn bạn.
b. Nói và đáp như sau:
• Bà kể cho em nghe một câu chuyện thú vị.
- Cháu: Câu chuyện hay quá ạ! Cháu cảm ơn bà đã dành thời gian kể chuyện cho cháu nghe.
- Bà: Nếu cháu thích sau này bà sẽ kể cho cháu nghe nhiều chuyện hơn nữa nhé!
• Bạn cho em mượn một tập thơ viết về quê hương.
- Em: Tập thơ này có nhiều bài thơ hay quá! Cảm ơn cậu đã cho tớ mượn nhé!
- Bạn: Không có gì, cậu thích là được rồi.
Câu 6
Luyện tập thuật việc được tham gia (tiếp theo)
a. Sắp xếp thứ tự tranh phù hợp với các bước trồng cây.
b. Nói nội dung mỗi bức tranh bằng một câu.
b. Viết 4 - 5 câu thuật lại việc trồng cây.
Gợi ý trả lời:
a. Thứ tự tranh phù hợp với các bước trồng cây là: 2 - 4 - 3 - 1.
b. Nói nội dung mỗi bức tranh:
- Bức tranh 1 là bố và bạn đang tưới cây.
- Bức tranh 2 bố và bạn nhỏ đào một cái hố nhỏ để chuẩn bị trồng cây.
- Bức tranh 3 cả hai đang cùng lấp đất.
- Bức tranh 4 hai người cẩn thận đặt bầu cây vào hố.
c. Trước tiên, bố cùng bạn nhỏ đào một cái hố vừa phải. Tiếp đến, cẩn thận đặt bầu cây vào hố. Sau đó là lấp đất cho cây. Cuối cùng, là tưới nước cho cây sau khi trồng.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 2: Rừng ngập mặn Cà Mau
1. Đọc một bài thơ về quê hương
a. Chia sẻ về bài thơ đã đọc.
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
2. Chơi trò chơi nhà nông nhí:
a. Thi kể tên các loài cây.
b. Nói với bạn về một loại cây mà em biết.
Gợi ý trả lời:
1. Đọc một bài thơ về quê hương.
Bức tranh quê
Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lỡ bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình
2. Chơi trò chơi nhà nông nhí:
a. Thi kể các loại cây như: cây mai, cây đào, cây vú sữa, cây cam, cây hoa hồng, cây hoa huệ,...
b. Nói với bạn về một loại cây mà em biết:
- Hà Nội vào thu, thời tiết đã chuyển se lạnh. Bất chợt một hôm, vội mở tung cửa sổ, thoảng theo gió đưa vào, hương hoa sữa ngào ngạt, ấy là lúc tớ biết cây hoa sữa đầu ngõ đã nở rộ.
- Cây hoa sữa chẳng biết ai trồng và trồng từ khi nào, chỉ biết rằng từ khi em sinh ra, cây đã ở đó và là tín hiệu báo mùa thu sang.
- Từ xa nhìn lại, trên tán cây xanh rì, lấp ló những chùm hoa sữa trắng ngà, cánh hoa nhỏ li ti xếp thành từng bó tròn, đẹp đến nao lòng. Lá cây sữa rất đặc biệt, chúng dài chứ không tròn như lá bàng, mặt lá nhẵn, xanh tươi, có gân nổi trên mặt.
- Cành cây khẳng khiu, vươn rộng ra thành tán lá to, tỏa bóng mát rợp một góc trời. Mỗi buổi sáng, được ngắm nhìn cây hoa sữa, em thấy trong lòng tràn ngập niềm vui, sảng khoái tinh thần hơn bao giờ hết.