Soạn bài Danh sách tổ em trang 101 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 1 - Tuần 12

Soạn bài Danh sách tổ em giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 101, 102, 103, 104, 105.

Nhờ đó, các em ôn tập bảng chữ cái, phân biệt ch/tr, ăc/ăt, nói và đáp lời chia buồn, lời chia tay, luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Danh sách tổ em - Tuần 12 của Bài 2 chủ đề Ngôi nhà thứ hai theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài phần Khởi động - Bài 2: Danh sách tổ em

Giới thiệu về các thành viên trong tổ em.

Gợi ý trả lời:

Bạn Tâm là tổ trưởng tổ em. Các bạn tổ viên gồm: Ánh, Linh, Sơn, Đức, Tiến, Mạnh, Long, Phương.

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 2: Danh sách tổ em

Bài đọc

Danh sách tổ em

Câu 1

1. Học sinh tổ 1, lớp 2A lập bản danh sách để làm gì?

2. Bản danh sách có những cột nào?

3. Chọn biểu tượng phù hợp với từng câu lạc bộ:

Danh sách tổ em

4. Đọc thông tin của các bạn đăng kí Câu lạc bộ Chim sơn ca.

Gợi ý trả lời:

1. Học sinh tổ 1, lớp 2A lập bản danh sách để thống kê.

2. Bản danh sách có những cột: số thứ tự, họ tên, giới tính, ngày sinh, câu lạc bộ.

3. Ta chọn như sau:

Câu 1

4. Đọc thông tin của các bạn đăng kí Câu lạc bộ Chim sơn ca.

Câu 2

a) Nghe - viết: Bàn tay dịu dàng (Từ Khi thầy đến thương yêu).

b) Viết tên 3 bạn nam trong nhóm em theo thứ tự bản chữ cái.

c) Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp:

Câu 2

Gợi ý trả lời:

a) Nghe - viết: Bàn tay dịu dàng (Từ Khi thầy đến thương yêu).

b) Tên 3 bạn nam trong nhóm em theo thứ tự bản chữ cái: Long, Sơn, Tuấn

c) Chọn tiếng trong ngoặc đơn như sau:

  • tranh, chanh, trưa, chưa
  • mặt, mặc, đặt, đặc.

Câu 3

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a) Tìm trong đoạn văn dưới đây từ ngữ chỉ các khu vực ở trường.

Buổi học đầu tiên Lương dẫn Mai đi quanh trường. Em giới thiệu cho bạn phòng đọc sách, phòng y tế, nhà bếp và sân bóng. Nơi nào cũng rộng rãi và thoáng mát.

b) Tìm thêm 2 - 3 từ ngữ:

  • Chỉ các nơi học tập làm việc ở trường.
  • Chỉ những người làm việc ở trường

Gợi ý trả lời:

a) Từ ngữ chỉ các khu vực ở trường trong đoạn văn: phòng đọc sách, phòng y tế, nhà bếp và sân bóng.

b) Chỉ các nơi học tập làm việc ở trường: thư viện, phòng hiệu trưởng, lớp học.

Chỉ những người làm việc ở trường: giáo viên, thầy giám thị, thầy hiệu phó

Câu 4

Đặt một đến hai câu để giới thiệu về:

a) Một khu vực học tập ở trường mà em thích.

M: Thư viện là nơi có nhiều sách hay.

b) Một môn học mà em yêu thích.

c) Một bạn học cùng tổ với em.

Gợi ý trả lời:

a) Vườn hoa trường em có rất nhiều loài hoa đẹp.

b) Em rất thích học môn toán.

c) Mai Hoa bạn em rất xinh xắn.

Câu 5

Nói và nghe:

a) Đóng vai thầy giáo và bạn An trong bài Bàn tay dịu dàng, nói và đáp lời chia buồn.

b) Cùng bạn đóng vai nói và đáp lời chào của em trước khi ra về.

  • Với thầy cô
  • Với các bạn

Gợi ý trả lời:

a) Nói và đáp lời chia buồn:

  • Mọi chuyện sẽ qua thôi. Em đừng buồn nữa nhé!
  • Em cảm ơn thầy ạ.

b) Nói và đáp lời chào của em trước khi ra về:

  • Với thầy cô: Em chào cô em về ạ.
  • Với các bạn: Tạm biệt cậu, tớ về nhé.

Câu 6

Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc (tiếp theo)

a) Sắp xếp các câu dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn:

Câu 6

b) Hãy cho biết:

  • Đoạn văn giới thiệu đồ vật gì?
  • Những bộ phận nào của đồ vật được giới thiệu?
  • Đồ vật đó dùng để làm gì?

c) Viết đoạn 4-5 câu giới thiệu chiếc thước kẻ dựa vào tranh và từ gợi ý:

Câu 6

Gợi ý trả lời:

a)

Câu 6

b) Trả lời như sau:

  • Đoạn văn giới thiệu: cái trống
  • Những bộ phận của đồ vật được giới thiệu: mặt trống, thân trống.
  • Đồ vật đó dùng để nhắc nhở chúng em biết giờ học, giờ ra chơi.

c) Mẫu 1: Chiếc thước kẻ của em có màu vàng rất nổi bật. Thước có hình chữ nhật, mỏng và dẹt. Trên bề mặt thước có vạch chia xăng-ti-mét. Thước giúp em đo và kẻ trong học tập.

Mẫu 2: Chiếc thước kẻ của em có hình chữ nhật. Thước có màu vàng rất nổi bật. Thước mỏng và dẹt nên em có thể cất vào hộp bút. Nó có vạch chia xăng-ti-mét rõ ràng. Em thường dùng nó để đo và kẻ.

Soạn bài phần Vận dụng - Bài 2: Danh sách tổ em

1. Đọc một bài thơ về trường học

a) Chia sẻ về bài thơ đã đọc.

b) Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Vận dụng

2. Lập danh sách nhóm hoặc tổ em.

Gợi ý trả lời:

1.

a) Bài thơ: Nhớ mãi thầy cô

Tác giả: Phan Thị Tuyết Vân

b) Viết vào phiếu đọc sách.

2.

Số thứ tựHọ và tênGiới tínhNgày sinhCâu lạc bộ
1Nguyễn Bảo AnNữ12/4/2014Cây cọ nhí
2Lê Đức ĐạtNam5/9/2014Cờ vua
3Trần Minh HiếuNam24/12/2014Bóng đá
4Phạm Thu TrangNữ11/5/2014Chim sơn ca
Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 35
  • Lượt xem: 4.156
  • Dung lượng: 344,5 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo