Soạn bài Cô gió trang 37 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 1 - Tuần 4
Soạn bài Cô gió giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 37, 38, 39, 40, 41.
Qua đó, các em biết cách phân biệt ai/ay, giới thiệu với bạn bức tranh em thích. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Cô gió - Tuần 4 của Bài 4 Chủ đề Mỗi người một vẻ theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Cô gió Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 4: Cô gió
Nói về lợi ích của gió đối với người và vật theo gợi ý:
Gợi ý trả lời:
- Làm chong chóng quay
- Làm mây bay
- Đẩy thuyền đi
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 4: Cô gió
Bài đọc
Cô gió
Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi khắp đó đây. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô đi đến đâu ai cũng biết ngay:
- Cô gió kìa!
Cô cất tiếng chào những bông hoa, những lá cờ, chào những con thuyền, những chong chóng đang quay... Cô cất tiếng hát:
Tôi là ngọn gió
Ở khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ...
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao. Hình dáng của cô là ở những việc có ích mà cô làm cho người khác. Dù không trông thấy cô, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: gió!
Theo Xuân Quỳnh
Câu 1
1. Cô Gió đã giúp gì cho thuyền và mây?
2. Trên đường đi cô Gió đã chào những ai?
3. Vì sao ai cũng yêu mến cô Gió?
Gợi ý trả lời:
1. Cô Gió giúp đưa mây về làm mưa, đẩy thuyền đi nhanh hơn.
2. Trên đường đi cô Gió đã chào: bông hoa, lá cờ, những con thuyền, những chong chóng,...
3. Ai cũng yêu mến cô Gió vì cô luôn làm những việc có ích.
Câu 2
a) Nghe - viết: Ai dậy sớm.
b) Tìm trong bài chính tả các tiếng chứa vần ai hoặc ay.
c) Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ai hoặc ay để gọi tên từng sự vật dưới đây.
Gợi ý trả lời:
b) Các tiếng chứa vần ai hoặc ay: hay, ngay, quay,
c) Gọi tên từng sự vật dưới đây: hoa mai, quả vải, bao tay, chiếc váy.
Câu 3
Chọn tiếng ở bông hoa ghép được với tiếng ở cành lá để tạo thành từ ngữ:
M: Siêng năng
Gợi ý trả lời:
Các từ ngữ: siêng năng, thông minh, hiền lành, dũng cảm.
Câu 4
Đặt 1-2 câu có từ ngữ ghép được ở bài tập 3.
Gợi ý trả lời:
- Bạn Long rất thông minh.
- Những vị anh dùng đã dũng cảm chiến đấu cứu nước.
Câu 5
a) Nghe kể chuyện.
b) Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh.
Chuyện ở phố Cây Xanh
Theo Trần Linh Linh, Hà Giang dịch
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Gợi ý trả lời:
a) Nghe kể chuyện
Chuyện ở phố Cây Xanh
1. Dê con là một hoạ sĩ nổi tiếng, sống ở phố Cây Xanh. Dê con treo các ấm trà cho khu vườn trong nhà của mình. Thấy khu vườn đẹp quá, cư dân xung quanh đều làm theo.
Từ đó, phố Cây Xanh còn được gọi là phổ Ấm Trà.
2. Khi hươu con chuyển đến phố Cây Xanh, cậu nhìn khắp phố rồi trang trí những ngôi sao cho khu vườn của mình. Cún con nhìn thấy bèn góp ý:
- Cậu làm không đúng rồi. Vườn nhà ở phố chúng ta chỉ treo ấm trà thôi.
Hươu con đáp:
– Mình biết, nhưng mình có ý tưởng riêng. Mình trang trí vườn theo cách mình yêu thích.
3. Trở về nhà sau cuộc nói chuyện với hươu con, cún con suy nghĩ mãi. Rồi cậu quyết định thay đổi cách trang trí khu vườn nhà mình. Cậu sơn hàng nào cho khu vườn bằng màu xanh mà cậu yêu thích.
4. Mọi người nhìn thấy hươu con và cún con làm liền thích thú về trang trí lại khu vườn theo sở thích của mình. Bây giờ, phố Cây Xanh có nhiều ngôi nhà có những khu vườn được trang trí khác nhau.
b) Kể chuyện theo tranh
- Tranh 1: Ngày nọ, có chú dê con đang loay hoay treo các ấm trà cho khu vườn của mình
- Tranh 2: Bên kia, có chú hươu con cũng đang miệt mài sáng tạo, trang trí khu vườn theo cách mình thích. Có chú cún con cảm thấy không ổn, nói với hươu rằng hươu làm chưa đúng.
- Tranh 3: Và thế là cún con quyết định thay đổi các trang trí khu vườn theo cách của mình
- Tranh 4: Dê con, hươu con và cún con, mỗi người lại sáng tạo, trang trí khu vườn theo một cách khác nhau. Kết quả là những khu vườn của phố Cây Xanh được trang trí khác nhau, rất sinh động và đẹp.
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Ở phố Cây Xanh có Dê con là một họa sĩ nổi tiếng. Để trang trí cho khu vườn của mình, Dê con đã treo những ấm trà khắp khu vườn. Mọi người trong khu phố thấy đẹp nên cũng bắt chước làm theo. Từ đó phố Cây Xanh còn được gọi là phố Ấm Trà.
Hươu con là thành viên mới chuyển tới khu phố. Cậu trang trí những ngôi sao lấp lánh trong khu vườn của mình. Cún con đi qua trông thấy bèn góp ý rằng:
- Hươu ơi, cậu trang trí như vậy là không đúng rồi. Ở đây bọn mình đều trang trí khu vườn bằng những ấm trà.
Hươu con trả lời rằng:
- Mình biết, nhưng mình muốn trang trí khu vườn của mình theo cách của riêng mình.
Trở về nhà sau cuộc nói chuyện với Hươu con, Cún con bắt đầu suy nghĩ. Cậu cũng muốn trang trí khu vườn của mình theo cách mà mình yêu thích. Thế rồi, cậu sơn lại hàng rào màu xanh – màu sắc mà cậu yêu thích.
Mọi người trong khu phố nhìn cách mà Hươu con và Cún con trang trí cho khu vườn liền cảm thấy thích thú. Họ cũng trở về và trang trí lại khu vườn theo sở thích của riêng mình. Từ đó phố Cây Xanh có những ngôi nhà với những khu vườn được trang trí khác nhau.
Câu 6
Đặt tên cho bức tranh:
a) Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Bức tranh có tên là gì?
- Bạn Lam có những nét gì đáng yêu?
- Theo em, vì sao bức tranh có tên như vậy?
b) Giới thiệu với bạn bức tranh em thích. Nói về tên bức tranh mà em đã đặt.
Gợi ý trả lời:
a) Trả lời câu hỏi:
- Bức tranh có tên là Cô bé có mái tóc biết nhảy
- Bạn Lam có những nét gì đáng yêu: mái tóc xoăn, nhảy giỏi
- Theo em, bức tranh có tên như vậy vì mái tóc xoăn của Lam như nhảy theo cùng những bước nhảy.
b) Em thích bức tranh vẽ những chú lính chì dũng cảm.
Giới thiệu với bạn: Bức tranh “Chú lính chì dũng cảm” là bức tranh về những cuộc phiêu lưu khó khăn, gian khổ của chú lính chì đồ chơi bị thiếu một chân với một trái tim yêu thương vĩnh cửu.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 4: Cô gió
1. Đọc một bài văn về trẻ em.
a) Chia sẻ về bài văn đã học.
b) Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
2. Chơi trò chơi Gió thổi.
Gợi ý trả lời:
a) Chia sẻ bài văn:
Hôm đó trời đẹp, Vịt con ra sông chơi. Theo thói quen, nó cởi quần áo ra bỏ lung tung trên bờ mà không để cho gọn gàng, rồi nhảy ùm xuống nước bơi thỏa thích. Vì vứt khắp nơi nên lát sau quần áo bị nước cuốn trôi đi hết cả mà vịt con chẳng hề hay biết.
Bơi thật vui xong vịt con lên bờ thì không thấy quần áo đâu nữa. Làm sao về nhà được bây giờ, vịt con òa lên khóc. Nhìn xung quanh, vịt con thấy có mấy chiếc lá sen to, nó bèn nghĩ ra cách ngắt lá sen che đỡ lên người để về nhà.
Vịt con vừa ôm lá sen trước ngực vừa chạy về nhà. Chạy ngang bãi cỏ thì Thỏ nhìn thấy, nó phá lên cười.
- Lêu lêu xấu hổ, để hở cả mông mà chạy long nhong.
Nghe Thỏ hát như thế, biết là Thỏ trêu mình, vịt con xấu hổ đến đỏ cả mặt. Nó bèn đi thật nhanh hơn để Thỏ không nhìn thấy mình nữa.
Đi ngang khu rừng, Khỉ ngồi trên cây trông thấy vịt con, nó cũng ôm bụng cười lăn lộn.
- Trời đất, vịt con không mặc đồ, gió thổi lá sen bay lòi cả mông kìa. Ha ha!
Vịt con xấu hổ quá khóc to lên. Nó chạy thật nhanh cuối cùng cũng về được đến nhà. Gặp mẹ, vịt con tức tưởi kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Mẹ Vịt tuy tội nghiệp nhưng cũng không nhịn được cười.
- Con đã biết tính cẩu thả, bừa bãi gây ra những rắc rối như thế nào chưa. Từ nay con phải bỏ thói quen vứt quần áo lung tung đi nhé!
Vịt con vâng ạ rõ to.
Bài học cho bé: Cần tập cho mình tính ngăn nắp, gọn gàng, không vứt đồ đạc bừa bãi.
b) Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài văn: “Vịt con cẩu thả”
- Tác giả: Không rõ
- Từ ngữ em thích: "Lêu lêu xấu hổ”, “hở cả mông mà chạy long nhong”, “xấu hổ đến đỏ cả mặt”