Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại) Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 79 sách Kết nối tri thức tập 2

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng
Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng

Nội dung được đăng tải ngay sau đây, bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm ý tưởng cho bài nói của mình.

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

1. Trước khi nói

- Để chuẩn bị nội dung bài nói, em cần chọn được đề tài mà mình am hiểu và có hứng thú. Sau đây là một số gợi ý để em tham khảo:

  • Việc xả chất thải chưa qua xử lí của một đơn vị sản xuất công nghiệp.
  • Sự xuất hiện các sản phẩm trí tuệ nhân tạo và tác động của chúng đối với đời sống con người.
  • Việc phát hiện ra những hang động mới ở Quảng Bình.
  • Một dự án nhằm phát triển kinh tế, xã hội ở vùng sâu, vùng xa.
  • Việc thay thế hình thức dạy học trực tiếp bằng hình thức trực tuyến trong những tình huống cần thiết.

- Từ đề tài đã chọn, em cần lập dàn ý cho bài nói, với đủ các phần Mở đầu, Triển khai, Kết thúc. Trong từng ý, cần ghi thêm một số bằng chứng thực tế, số liệu, những đánh giá khách quan,... để sử dụng khi trình bày.

2. Trình bày bài nói

Người nói

Người nghe

- Mở đầu: giới thiệu sự việc (có thể tạo sự lôi cuốn bằng cách thuật lại một mẩu tin, kể lại một câu chuyện, sử dụng tranh ảnh hay đoạn phim ngắn liên quan đến sự việc,...).

- Triển khai: diễn giải để làm rõ bản chất của sự việc, đưa ra lí lẽ kết hợp với bằng chứng từ thực tế khách quan để thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình.

- Kết thúc: khái quát ý nghĩa của sự việc được trình bày, nêu phương án giải quyết, liên hệ trách nhiệm của mỗi người.

Lưu ý: Khi trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự, cần kết hợp lời nói với cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,...; tăng cường sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, các tài liệu liên quan đến sự việc,...

- Theo dõi để nắm bắt nội dung và cách trình bày bài nói; nhận biết mức độ tin cậy của thông tin khách quan, tính thuyết phục của ý kiến do người nói nêu ra; chỉ ra những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu lô-gíc, bằng chứng chưa đầy đủ hay không liên quan đến sự việc.

- Có thể yêu cầu người nói cung cấp thêm thông tin, giải thích những điểm còn chưa rõ; trao đổi lại những chỗ chưa tán thành với cách nhìn nhận, đánh giá của người nói về sự việc.

...

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 31
  • Dung lượng: 133,8 KB
Sắp xếp theo
👨