-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Dế chọi Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 18 sách Kết nối tri thức tập 1
Bài Soạn văn 9: Dế chọi, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK, cũng như cung cấp thêm kiến thức về tác phẩm.

Bạn đọc có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 9: Dế chọi
Soạn bài Dế chọi
Trước khi đọc
1. Em đã chơi hay quan sát trò chọi dế bao giờ chưa? Em hiểu gì về trò chơi này?
Hướng dẫn giải:
- Ý kiến: đã từng/chưa từng chơi hay quan sát trò chọi dế
- Hiểu biết: phải chọn chú dế khỏe mạnh,...
2. Em suy nghĩ thế nào về hậu quả của việc một ông vua lại mê chơi trò chọi dế?
Hướng dẫn giải:
Hậu quả: vua là người phải lo công việc của đất nước, còn trò chọi dế là trò chơi của trẻ nhỏ, vậy mà vua lại mê chơi trò chọi dế khiến đất nước suy kiệt, nhân dân khổ cực.
Đọc văn bản
Câu 1. Thời gian, không gian và sự việc liên quan đến nhan đề của truyện.
Hướng dẫn giải:
- Thời gian: Đời Tuyên Đức nhà Minh
- Không gian: Trong cung, dân gian
- Sự việc liên quan: trong cung rất chuộng trò chọi dế, yêu cầu dân gian cống nộp
Câu 2. Hoàn cảnh của nhân vật chính trong truyện.
Hướng dẫn giải:
Hoàn cảnh của nhân vật chính: Thành dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, bị bắt làm lí trưởng
Câu 3. Bà đồng bói toán có liên quan đến những sự việc nào trong truyện.
Hướng dẫn giải:
Bà đồng bói toán chỉ dẫn địa điểm bắt dế cho vợ chồng Thành
Câu 4. Dự đoán điều gì xảy ra sau khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”?
Hướng dẫn giải:
Thành tìm được con dế khác, đánh bại mọi con dế.
Câu 5. Con dế mới bắt được có gì kì lạ?
Hướng dẫn giải:
Câu 6. Điều em dự đoán ở trên có chính xác không?
Hướng dẫn giải:
Kết quả: chính xác/không
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu các sự kiện tạo nên cốt truyện và nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện.
Hướng dẫn đọc:
Các sự kiện tạo nên cốt truyện:
- Trong cung, vua rất mê trò chọi dế, khiến từ lý dịch đến quan lại phải đua nhau tìm dế lên nộp
- Thành bị ép phải giữ chức nhỏ trong làng, phải thúc dân đem dế lên nộp, nhưng không đáp ứng được yêu cầu nên bị đánh đập tàn tạ
- Bà đồng chỉ dẫn, Thành tìm được con dế quý
- Cha mẹ đi vắng, con Thành làm mất dế, sợ bị mắng nên bỏ trốn
- Ban đầu, Thành tức giận vì nghe tin mất con dế quý, nhưng thấy con bị nạn, thương xót vô cùng
- Thành bắt được một con dế nhỏ nhưng có sức khỏe, đánh bại các con dế khác
- Các quan được vua trọng thưởng, nâng đỡ Thành
- Cuộc sống của gia đình Thành sung túc hơn trước
- Không gian gắn với sinh hoạt của các nhân vật; thời gian gắn với thời gian sinh hoạt hằng ngày; nhân vật là con người thuộc giai cấp khác nhau
Câu 2. Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ như thế nào? Cũng nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được hưởng những gì? Phân tích ý nghĩa của sự đối lập giữa hai tình huống.
Hướng dẫn đọc:
- Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ khốn khỏi: bị ép giữ chức lí chính mà thực chất là để tìm dế, bị đánh đòn thậm tệ đến mức phải tự tử,...
- Cũng nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được hưởng: thưởng tiền bạc, miễn sai dịch, nâng đỡ để được đỗ tú tài, …
Câu 3. Truyện có những yếu tố kì ảo nào? Các yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?
Hướng dẫn đọc:
- Yếu tố kì ảo: mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ chồng Thành sắm lễ đến xin bói; sau khi làm chết con dế quý của cha đứa con trai 9 tuổi đã hóa thành con dế, đánh bại mọi con dế khác
- Vai trò, ý nghĩa: giúp tháo gỡ bế tắc của nhân vật, đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tạo của tác giả.
Câu 4. Tính chất hiện thực của truyện được thể hiện qua những chi tiết sự việc nào? Em có suy nghĩ gì về thái độ của tác giả khi miêu tả hiện thực đó.
Hướng dẫn đọc:
- Tính chất hiện thực: thời gian xác định (đời Tuyên Đức nhà Minh); có địa danh cụ thể (huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây); vị thế và cách hành xử của nhân vật đúng với bản chất các quan hệ xã hội thời đó (quan lại bắt dân làm theo, quan lại trách phạt, đánh đập dân nếu trái ý).
- Suy nghĩ về thái độ của tác giả khi miêu tả hiện thực đó: sự phê phán nghiêm khắc của tác giả đối với hiện thực xã hội đương thời, thể hiện thái độ châm biếm khi miêu tả sự tồn tại công nhiên của những điều phi lí, vô lối
Câu 5. Phân tích lời người kể trong đoạn văn từ “Thành giở đi giở lại” đến “kì hạn nộp quan”.
Hướng dẫn đọc:
Lời người kể chuyện đảm trách các nhiệm vụ: phần dẫn cho lời nhân vật, miêu tả cảnh vật, kể lại diễn biến sự việc. Qua lời người kể chuyện, ta thấy được thái độ của tác giả.
Câu 6. Những đặc điểm nào của truyện truyền kì được thể hiện trong truyện Dế chọi?
Hướng dẫn đọc:
Những đặc điểm:
- Cốt truyện là chuỗi sự kiện được tổ chức theo quan hệ tuyến tính.
- Có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo.
Viết kết nối với đọc
Hướng dẫn đọc:
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.
Truyện Dế chọi sử dụng yếu tố kì ảo thể hiện được nhiều giá trị. Yếu tố kì ảo được thể hiện qua hai chi tiết. Chi tiết thứ nhất là mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ chồng Thành sắm lễ đến xin bói. Và chi tiết thứ hai là tiết sau khi làm chết con dế quý của cha đứa con trai 9 tuổi đã hóa thành con dế, đánh bại mọi con dế khác. Giữa hai chi tiết này có sự liên đới với nhau. Nhờ mảnh giấy mà Thành tìm được con dế chọi. Mặc dù Thành không có dế nộp cho quan (do bị con trai làm chết) nhưng đứa con trai lại hóa dế để cứu cha. Nhờ có chi tiết kì ảo đã giúp tháo gỡ bế tắc của nhân vật, đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tạo của tác giả.

Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 9: Dế chọi 197,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Soạn bài Thực hành đọc: Ngọc nữ về tay chân chủ Kết nối tri thức
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 Kết nối tri thức
-
Phiếu bài tập chủ đề 1 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Kết nối tri thức
-
Văn bản Dế chọi
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Truyện Công chúa tóc mây (Có file MP3)
10.000+ -
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 học kì 2
10.000+ -
Thông tư 30/2018/TT-BYT - Danh mục thuốc hóa dược được hưởng bảo hiểm y tế
10.000+ -
Phân tích Bài học đường đời đầu tiên (7 mẫu)
50.000+ 3 -
Đáp án thi Tìm hiểu Biên cương Tổ quốc tôi - Tuần 4
10.000+ -
Soạn bài Đồng chí Kết nối tri thức
5.000+ -
35 đề thi học kỳ 2 môn tiếng Anh lớp 5 (Có đáp án)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ -
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết
100.000+ 13
Mới nhất trong tuần
-
Ngữ Văn 9 - Tập 1
-
Bài 1: Thế giới kì ảo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương
- Thực hành tiếng Việt (trang 17)
- Bài tập về điển tích, điển cố
- Soạn Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt (trang 22)
- Soạn Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Nghị luận về vấn đề con người trong mối quan hệ với tự nhiên
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến một sự việc có tính thời sự
- Củng cố, mở rộng (trang 34)
- Thực hành đọc: Ngọc nữ về tay chân chủ
- Phiếu bài tập chủ đề 1 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Bài 2: Những cung bậc tâm trạng
- Soạn Nỗi niềm chinh phụ
- Thực hành tiếng Việt (trang 44)
- Bài tập về Chơi chữ
- Soạn Tiếng đàn mưa
- Thực hành tiếng Việt (trang 47)
- Soạn Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát
- Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề được gợi ra từ tác phẩm văn học
- Củng cố, mở rộng (trang 59)
- Thực hành đọc: Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Phiếu bài tập chủ đề 2 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha
- Soạn Kim - Kiều gặp gỡ
- Thực hành tiếng Việt (trang 70)
- Soạn Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga
- Thực hành tiếng Việt (trang 74)
- Soạn Tự tình (Bài 2)
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự
- Củng cố, mở rộng (trang 83)
- Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phiếu bài tập chủ đề 3 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương
- Soạn Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Thực hành tiếng Việt (trang 93)
- Bài tập về Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Thực hành tiếng Việt (trang 100)
- Soạn Ngày xưa
- Nói và nghe: Thảo luận về vấn đề Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?
- Củng cố, mở rộng (trang 110)
- Thực hành đọc: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường
- Bài 5: Đối diện với nỗi đau
-
Bài 1: Thế giới kì ảo
-
Ngữ Văn 9 - Tập 2
- Bài 6: Giải mã những bí mật
- Bài 7: Hồn thơ muôn điệu
-
Bài 8: Tiếng nói của lương tri
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Thực hành tiếng Việt (trang 71)
- Soạn Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
- Thực hành tiếng Việt (trang 76)
- Soạn Bài ca chúc Tết thanh niên
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc trong đời sống của cộng đồng
- Củng cố, mở rộng (trang 85)
- Thực hành đọc: Chuẩn bị hành trang
- Bài 9: Đi và suy ngẫm
- Bài 10: Văn học - lịch sử tâm hồn
- Không tìm thấy