Soạn bài Bài ca chúc Tết thanh niên Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 77 sách Kết nối tri thức tập 2
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Bài ca chúc Tết thanh niên, hướng dẫn chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Nội dung được đăng tải ngay sau đây, bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Soạn bài Bài ca chúc Tết thanh niên
Câu 1. Cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Dựa vào đâu em biết được những điều đó?
Hướng dẫn giải:
- Bài ca chúc Tết thanh niên nằm trong lời đáp từ của Phan Bội Châu khi học sinh Trường Quốc học và Trường dòng ở Huế tổ chức chúc thọ ông ngày 29 tháng 1 năm 1927.
- Căn cứ và nhan đề, nội dung của bài thơ.
Câu 2. Nêu bố cục của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện như thế nào qua bố cục?
Hướng dẫn giải:
- Bố cục:
- Phần 1. Từ đầu đến “ lũ đầu xanh”: suy nghĩ của nhà cách mạng về hăm mươi năm lẻ đã qua cũng như tình cảnh hiện tại.
- Phần 2. Còn lại: lời nhắn nhủ và sự kì vọng của nhà cách mạng đối với lớp người trẻ tuổi.
- Mạch cảm xúc: lời nhắn nhủ tha thiết lớp trẻ từ bỏ lối sống tầm thường, hướng tới con người giải phóng đất nước
Câu 3. Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ. Nhận xét về đặc điểm của lời thơ biểu đạt tâm trạng đó.
Hướng dẫn giải:
- Tâm trạng của tác giả:
- Hy vọng, mong chờ vào thời cơ mới và vào thế hệ mới: “ Dậy! Dậy! Dậy!”
- Buồn tủi, sự chiêm nghiệm về quãng đời chua xót của bản thân: “ Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng.”
- Phấn chấn, rộn ràng trong năm mới thể hiện niềm vui, hi vọng vào thế hệ trẻ, vào vận hội của đất nước.
- Đặc điểm lời thơ: chân thành, cảm xúc
Câu 4. Bài thơ đã thể hiện kì vọng gì của tác giả với thế hệ trẻ lúc bấy giờ?
Hướng dẫn giải:
Tác giả mong muốn thế hệ trẻ lúc bấy giờ từ bỏ lối sống tầm thường, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ lớn lao của đất nước.
Câu 5. Đặt trong bối cảnh cuộc sống hôm nay, lời kêu gọi tuổi trẻ thể hiện trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Lời kêu gọi có ý nghĩa đối với tuổi trẻ hiện nay, giúp định hướng lối sống đúng đắn.