-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Ba chàng sinh viên Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 7 sách Kết nối tri thức tập 2
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Ba chàng sinh viên, hướng dẫn chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn văn 9: Ba chàng sinh viên
Soạn bài Ba chàng sinh viên
Trước khi đọc
Câu 1. Em hiểu gì về công việc của một thám tử?
Hướng dẫn giải:
Công việc của một thám tử: điều tra các vụ án,...
Câu 2. Nêu tên một nhân vật thám tử trong tác phẩm văn học hoặc bộ phim mà em biết. Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật đó.
Hướng dẫn giải:
- Nhân vật thám tử: Kudo Shinichi (Bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan)
- Cảm nhận về nhân vật: khâm phục tài năng, yêu mến nhân vật,...
Đọc văn bản
Câu 1. Thầy Xôm nghi ngờ sinh viên nào đã chép trộm đề thi?
Hướng dẫn giải:
Thầy Xôm nghi ngờ: Mai Mắc Lê-rờn
Câu 2. Oát-xơn nghi ngờ ai là thủ phạm chép trộm đề thi?
Hướng dẫn giải:
Oát-xơn nghi ngờ: gã ăn nói lỗ mãng ở tầng trên cùng và gã người Ấn cũng có vẻ ranh ma
Câu 3. Những ai liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi?
Hướng dẫn giải:
Những người liên quan:
- Thầy Xôm
- Ba sinh viên: Ghi-crít; Đao-lát Rát; Mai Mắc Le-rờn
- Người hầu Ben-ni-xtơ.
Câu 4. Lúc này, Sơ-lốc Hôm đã biết thủ phạm chép trộm đề thi chưa?
Hướng dẫn giải:
Sơ-lốc Hôm đã biết thủ phạm chép trộm đề thi
Câu 5. Những người có liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi có đúng như dự đoán của em không?
Hướng dẫn giải:
Đúng như dự đoán
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tóm tắt chuỗi sự kiện của tác phẩm theo trật tự: vụ việc gây lo lắng, hoảng hốt - hành trình phá án của người điều tra - công bố sự thật.
Hướng dẫn giải:
- Vụ việc gây lo lắng, hoảng hốt: Thầy Hin-tơn Xôm kể lại có kẻ đã vào phòng của thầy chép trộm đề thi trước ngày diễn ra cuộc thi giành học bổng có giá trị cao. Đề thi bị lộ khiến thầy Xôm vô cùng lo lắng, ông không biết nên hoãn thi hay công bố sự việc hay để mặc cho kẻ gian tranh học bổng đáng giá
- Hành trình phá án của người điều tra: Sơ-lốc Hôm tới văn phòng của thầy Xôm để xem xét, nghiên cứu nhằm tìm ra thủ phạm. Cuộc điều tra tuy nhanh nhưng đã xác định được ba nghi phạm là ba sinh viên ở cùng tòa với thầy Xôm. Sơ-lốc Hôm tìm gặp cả ba sinh viên.
- Công bố sự thật: sự việc được công bố trước giờ cuộc thi bắt đầu. Sơ-lốc Hôm đến gặp thầy Xôm và khuyên ông vẫn tổ chức cuộc thi. Sau đó, thám tử đã tạo ra “một tòa án nho nhỏ” để chỉ ra thủ phạm là Ghi-crít và người che giấu tội lỗi cho anh ta là Người hầu Ben-ni-xtơ.
Câu 2. Vụ án xảy ra ở đâu? Những dấu vết quan trọng nào đã được Sơ-lốc Hôm phát hiện trong không gian đó?
Hướng dẫn giải:
- Vụ án xảy ra ở văn phòng của thầy Xôm. Phòng làm việc có một cửa sổ gắn lưới sắt và nhìn ra khoảng sân rêu phong của ngôi trường cổ kính. Thầy Xôm ở tầng một, ba sinh viên, mỗi người ở một tầng
- Những dấu vết ở hiện trường: vỏ bút chì, đầu chì gãy, vết rách trên mặt bàn, một mẩu bột đen nhỏ, lấm tấm như mùn cưa, trong phòng ngủ cũng có mẩu nhỏ đen giống hệt mẩu trên bàn ngoài phòng làm việc
Câu 3. Chỉ ra các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra. Việc tạo ra áp lực về thời gian điều tra như vậy có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
- Chi tiết:
- Ngày mai, cuộc thi lấy kết quả để cấp học bổng sẽ được tổ chức
- Ông giám học nói: “Mai là thi rồi, tối nay buộc phải đưa ra quyết định dứt khoát…”
- Sơ-lốc Hôm nói: “Ông cứ để nguyên vậy đi. Sớm mai tôi sẽ ghé bàn làm việc này…”
- “Ông thầy khốn khổ đang đứng ngồi không yên”
- Tác dụng: tăng thêm kịch tính, căng thẳng và hấp dẫn cho câu chuyện.
Câu 4. Nhằm tạo nên sự hấp dẫn của truyện trinh thám, nhà văn thường đánh lạc hướng suy luận của người đọc để cuối cùng, chân tướng sự việc lộ diện bất ngờ. Đặc điểm này được thể hiện như thế nào trong truyện Ba chàng sinh viên ?
Hướng dẫn giải:
- Đặc điểm của các sinh viên: Ghi-crít là một sinh viên chăm chỉ, tử tế và là vận động viên giỏi, sống ở tầng 2; Đao lát Rát sống ở tầng ba, học tốt nhưng tiếng Hy Lạp yếu; Mai Mắc Lê-rờn sống ở tầng trên cùng, sáng dạ nhất trường nhưng lười học, ăn chơi và vô kỉ luật.
- Trong ba sinh viên, thầy Hôm nghi ngờ Mai Mắc Lê-rờn vì thái độ bất lịch sự khi không gõ cửa phòng
- Oát-xơn nghi ngờ Mai Mắc Lê-rờn vì ăn nói lỗ mãng và nổi tiếng là vô kỉ luật.
- Tuy nhiên những người có hành động gian dối lại là Ghi-crít và người che giấu tội lỗi cho anh ta là Người hầu Ben-ni-xtơ.
Câu 5. Phân tích cách thức giúp Sơ-lốc Hôm đi đến kết luận về người có hành động gian dối trước khi kì thi diễn ra (loại trừ giả thiết, xem xét hiện trường, tìm kiếm bằng chứng). Qua đó, nhận xét về tài năng phá án của vị thám tử.
Hướng dẫn giải:
- Suy luận ban đầu bằng phương pháp loại trừ giả thiết: người thợ in không liên quan, vì nếu muốn anh ta có thể chép đề thi ngay tại nhà mình, sinh viên Đao-lát Rát cũng không liên quan vì khi anh ta vào phòng thầy Xôm, bản in thử vẫn cuộn lại, anh ta không biết đó là gì
- Xem xét hiện trường: quan sát khung cửa sổ, Hôm nhận thấy mình cao 6 foot, phải rất cố gắng mới thầy được tờ giấy để trên bàn giữa phòng, từ đó vị thám tử hướng chú ý vào cậu sinh viên có thân hình cao; mẩu đất trên sàn ở phòng làm việc chứng tỏ kẻ chép trộm đề thi đã đặt giày ở đó, vết rách do đinh giày để lại trên mặt bàn hằn rõ theo hướng phòng ngủ cho thấy chiếc giày bị kéo về hướng đó, thủ phạm trốn trong phòng ngủ,...
- Tìm kiếm bằng chứng: đến sân nhảy xa, phát hiện loại đất sét đen cứng được đổ trong hố nhảy cùng một ít mùn cưa rải lên bề mặt chính là loại đất bám quanh đinh giày vương ở bàn và mẩu đất thứ hai rã ra, rơi xuống sàn phòng ngủ.
=> Sơ-lốc Hôm xâu chuỗi được thông tin từ lời khai của nạn nhân, kết hợp với việc xem xét hiện trường phạm tội và tìm kiếm bằng chứng.
Câu 6. Việc nhà văn để cho Oát-xơn - bạn thân của Sơ-lốc Hôm vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
Tác dụng: câu chuyện trở nên chân thực, đáng tin cậy hơn khi được kể lại từ người trong cuộc, chứng kiến sự việc
Câu 7. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện được kể trong tác phẩm?
Hướng dẫn giải:
Bài học về sự trung thực và lòng tự trọng của con người trong cuộc sống, mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân và tinh thần tôn trọng, thượng tôn pháp luật
Viết kết nối với đọc
Bài tập. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Ben-ni-xtơ hoặc Ghi-crít trong truyện Ba chàng sinh viên.
Hướng dẫn giải:
- Lựa chọn nhân vật: Ben-ni-xtơ hoặc Ghi-crít
- Suy nghĩ về hành động, thái độ, tính cách,..

Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 9: Ba chàng sinh viên 200,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 1 -
Tâm đường tròn nội tiếp tam giác: Lý thuyết & các dạng bài tập
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người (Sơ đồ tư duy)
2M+ 2 -
Tài liệu luyện đọc cho bé lớp 1 (34 tuần)
10.000+ -
Viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng người lính biển (6 Mẫu)
10.000+ -
Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc - Biểu mẫu hành chính
10.000+ -
Phân tích bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh
1.000+ -
Sơ đồ tư duy lý thuyết môn Sinh học
10.000+ -
Dẫn chứng về lối sống ích kỷ - Ví dụ về sự ích kỷ trong cuộc sống
10.000+ -
Viết đoạn văn bằng tiếng Anh về nghề kinh doanh (Từ vựng + 7 Mẫu)
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Ngữ Văn 9 - Tập 1
-
Bài 1: Thế giới kì ảo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương
- Thực hành tiếng Việt (trang 17)
- Bài tập về điển tích, điển cố
- Soạn Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt (trang 22)
- Soạn Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Nghị luận về vấn đề con người trong mối quan hệ với tự nhiên
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến một sự việc có tính thời sự
- Củng cố, mở rộng (trang 34)
- Thực hành đọc: Ngọc nữ về tay chân chủ
- Phiếu bài tập chủ đề 1 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Bài 2: Những cung bậc tâm trạng
- Soạn Nỗi niềm chinh phụ
- Thực hành tiếng Việt (trang 44)
- Bài tập về Chơi chữ
- Soạn Tiếng đàn mưa
- Thực hành tiếng Việt (trang 47)
- Soạn Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát
- Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề được gợi ra từ tác phẩm văn học
- Củng cố, mở rộng (trang 59)
- Thực hành đọc: Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Phiếu bài tập chủ đề 2 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha
- Soạn Kim - Kiều gặp gỡ
- Thực hành tiếng Việt (trang 70)
- Soạn Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga
- Thực hành tiếng Việt (trang 74)
- Soạn Tự tình (Bài 2)
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự
- Củng cố, mở rộng (trang 83)
- Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phiếu bài tập chủ đề 3 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương
- Soạn Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Thực hành tiếng Việt (trang 93)
- Bài tập về Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Thực hành tiếng Việt (trang 100)
- Soạn Ngày xưa
- Nói và nghe: Thảo luận về vấn đề Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?
- Củng cố, mở rộng (trang 110)
- Thực hành đọc: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường
- Bài 5: Đối diện với nỗi đau
-
Bài 1: Thế giới kì ảo
-
Ngữ Văn 9 - Tập 2
- Bài 6: Giải mã những bí mật
- Bài 7: Hồn thơ muôn điệu
-
Bài 8: Tiếng nói của lương tri
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Thực hành tiếng Việt (trang 71)
- Soạn Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
- Thực hành tiếng Việt (trang 76)
- Soạn Bài ca chúc Tết thanh niên
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc trong đời sống của cộng đồng
- Củng cố, mở rộng (trang 85)
- Thực hành đọc: Chuẩn bị hành trang
- Bài 9: Đi và suy ngẫm
- Bài 10: Văn học - lịch sử tâm hồn
- Không tìm thấy